nguyendu.com.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích

    Thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích

    ( 29/06/2017 )

    Thơ vịnh hay Đề từ Nhiều bản in ván khắc chữ Nôm Truyện Kiều ở ngay đầu sách đều có bài thơ chữ Hán của Phạm Quý Thích mở đầu bằng câu “Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường” (sau đây viết tắt là bài Giai nhân bất thị).

  • Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

    Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

    ( 03/05/2017 )

    Với đông đảo bạn đọc, nói đến Hoạn Thư là nói đến máu ghen, và có người cũng chỉ biết Hoạn Thư ở chuyện ghen mà thôi, chứ ít quan tâm đến những đức tình khác của người “đàn bà dễ có mấy tay” này.Vì bênh vực Thúy Kiều nên ta ghét Hoạn Thư, cũng là điều dế hiểu, thế nhưng Họan Thư “ lòng riêng riêng những kính yêu” nàng Kiều và chính Thúy Kiều cũng nhận ra Hoạn Thư “biết người, biết của”. Thế thì thực chất Hoạn Thư là người thế nào, ta thử xét xem.

  • Vài nét về cuốn “Kim Vân Kiều tân truyện” ở thư viện Anh quốc mới sưu tầm về Việt Nam

    Vài nét về cuốn “Kim Vân Kiều tân truyện” ở thư viện Anh quốc mới sưu tầm về Việt Nam

    ( 23/02/2017 )

    Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhiều bản Kim Vân Kiều Tân Truyện chữ Nôm in khắc ván và chép tay đã lần lượt được sưu tầm như: Liễu Văn Đường 1871, Duy Minh Thị 1872, Nguyễn Hữu Lập 1870, Thịnh Mỹ Đường 1879, Tụ Hiền Đường 1886, Ấn Thư Hội 1896, Quan Văn Đường 1911… và đặc biệt là bản Liễu Văn Đường 1866 (hiện được coi là cổ nhất) đã được in lại hoặc dùng làm tài liệu khảo cứu cho nhiều công trình về Truyện Kiều.

  • Trở lại “nét ngài nở nang” của Thúy Vân và tiếng Nghệ Tĩnh trong Truyện Kiều

    Trở lại “nét ngài nở nang” của Thúy Vân và tiếng Nghệ Tĩnh trong Truyện Kiều

    ( 15/02/2017 )

    Cho đến giờ, giống như cuộc tranh cãi cào cào - châu chấu hay tôm - tép, cuộc tranh cãi về “nét ngài” của Thúy Vân của các học giả ngót hai trăm năm qua vẫn bất phân thắng bại.

  • Tuổi thơ Nguyễn Du về Bắc Ninh quê mẹ

    Tuổi thơ Nguyễn Du về Bắc Ninh quê mẹ

    ( 16/01/2017 )

    Theo phong tục cổ truyền của người Việt, với bất cứ một bé trai nào khi được bốn, năm tuổi, cha mẹ đẻ hoặc đỡ đầu, hoặc các bậc đàn anh đã trưởng thành, thường có quà tặng cho bé một món đồ chơi bằng tre, gỗ...được sơ chế theo mô hình một cái cung, một thanh gươm, coi như một thứ đồ chơi cao cấp. Đồ chơi được người lớn tặng cháu bé rất tự nhiên, trong bầu không khí vui vẻ, ngẫu nhiên cháu bé chọn lấy món nào là mọi người hiểu ý trong nhận thức là đứa bé đã chọn được món đồ chơi phù hợp với khả năng hình thành và xu hướng phát triển sự nghiệp trong suốt cuộc đời của nó. Cậu bé chọn lấy cây cung tức là lớn lên cậu sẽ theo nghiệp văn, cậu chọn cái kiếm nghĩa là theo nghiệp võ.

  • Tính tuổi chị em Thúy Kiều bằng ... ngữ pháp

    Tính tuổi chị em Thúy Kiều bằng ... ngữ pháp

    ( 07/11/2016 )

    1.Truyện Kiều nói mãi không cùng. Vậy cho nên chỉ một vấn đề nhỏ là tuổi của ba chị em Kiều cũng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và biên khảo tham gia tranh luận. Tựu trung có hai quan điểm.

  • Những giai thoại về bói Kiều.

    Những giai thoại về bói Kiều.

    ( 20/10/2016 )

    Truyện Kiều là một hiện tượng lạ trong văn học thế giới, được dùng làm sách bói. Có hai câu hỏi: 1. Vì sao Truyện Kiều trở thành sách bói; 2. Vì sao bói Kiều lại nghiệm.

  • Nỗi nhớ nhà của nàng Kiều

    Nỗi nhớ nhà của nàng Kiều

    ( 12/10/2016 )

    Trong Truyện Kiều có 5 lần Đại thi hào Nguyễn Du tả về nỗi nhớ của Kiều: Lần thứ nhất, Kiều rời nhà từ Bắc Kinh về Lâm Tri cùng Mã Giám Sinh; lần hai, ở lầu Ngưng Bích; lần ba, ở lầu xanh; lần bốn, ở nhà Thúc Sinh và lần thứ năm ở nhà Từ Hải.

  • Đi tìm bản thảo 'ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

    Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

    ( 29/09/2016 )

    Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

  • Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

    Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

    ( 27/09/2016 )

    Hiện nay, Truyện Kiều được dịch ra ít nhất là 23 thứ tiếng với gần 70 bản dịch khác nhau. Ngôn ngữ được dịch nhiều nhất là tiếng Pháp, 15 bản. Kế đến là tiếng Anh, Hán văn và tiếng Hoa đều khoảng 12 bản. Tiếng Nhật đứng thứ tư với 5 bản dịch. Sau đó là các thứ tiếng Nga, Tiệp, Ba Lan, Hungary, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Hàn Quốc… Và cả các thứ tiếng ít ai nghĩ tới như: Quốc tế ngữ, Mông Cổ, Lào, Thái, Ả Rập…

Nghiên cứu thảo luận

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website