nguyendu.com.vn
Loading...

Tuổi thơ Nguyễn Du về Bắc Ninh quê mẹ


Theo phong tục cổ truyền của người Việt, với bất cứ một bé trai nào khi được bốn, năm tuổi, cha mẹ đẻ hoặc đỡ đầu, hoặc các bậc đàn anh đã trưởng thành, thường có quà tặng cho bé một món đồ chơi bằng tre, gỗ...được sơ chế theo  mô hình  một cái cung, một thanh gươm, coi như một thứ đồ chơi cao cấp. Đồ chơi được người lớn tặng cháu bé rất tự nhiên, trong bầu không khí vui vẻ, ngẫu nhiên cháu bé chọn lấy món nào là mọi người hiểu ý trong nhận thức là đứa bé đã chọn được món đồ chơi phù hợp với khả năng hình thành và xu hướng phát triển sự nghiệp trong suốt cuộc đời của nó. Cậu bé chọn lấy cây cung tức là lớn lên cậu sẽ theo nghiệp văn, cậu chọn cái kiếm nghĩa là theo nghiệp võ.

 Độ tuổi ấy Nguyễn Du là một cậu bé "người mảnh dẻ, không có dáng khỏe mạnh, hoạt bát như cha. Cậu có mái tóc rất mượt và đôi mắt rất sáng. Nguyễn Du kín đáo và lễ phép. Trong đám đông khó nhận ra cậu, bởi cậu không hay chạy nhảy, không liến láu. Nói chung cậu không thích đám đông. Điều đó có phần do nếp sống vương giả của gia đình, và có phần do cá tính của cậu. Người ta có cảm giác Nguyễn Du lớn trước tuổi. Có một lần bạn của Nguyễn Nghiễm là Việp công Hoàng Ngũ Phúc đến chơi nhà, ông thấy cậu con trai của bạn tướng mạo khôi ngô, ông rất quí, có nhã ý tặng cho Nguyễn Du một thanh bảo kiếm. Cử chỉ này của Việp quận công làm cho Nguyễn Nghiễm hết sức bất ngờ và xúc động. Ông cho gọi con lên nhận tặng phẩm và cảm ơn khách. Cậu bé từ trong nhà đi ra vẻ mặt thản nhiên, đến trước mặt khách, cậu vòng tay lại, cúi đầu xuống, nói lí nhí mấy tiếng không ai nghe rõ và cầm thanh bảo kiếm đi vào như một khúc gỗ."( Đó là một giai thoại về tuổi ấu thơ của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, được  Nguyễn Lộc viết trong Nguyễn Du - truyện danh nhân.
 
Những ghi chép đơn giản trong gia phả của chi họ Trần ở vùng Kim Thiều, (nay thuộc xã Minh Đạo, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh), không viết cụ thể về quá trình sinh trưởng và nhập thế của bà Trần Thị Tần (1740-1778) - người mẹ của đại thi hào Nguyễn Du - nhưng có một thông tin chính xác về cụ thân sinh bà và chỉ rõ: “Trần Ôn là ông ngoại của Nguyễn Du.” Cho đến nay di duệ của dòng họ này còn lưu truyền được những câu chuyện xung quanh mối lương duyên hợp tình "trai tài gái sắc", giữa Nguyễn Nghiễm và Trần Thị Tần - cha mẹ đẻ của Nguyễn Du - đã nói lên vẻ đẹp quyền quý, đài các của một nữ nhi xứ kinh Bắc cận thời trong nội tộc; có đủ cả "công, dung, ngôn, hạnh" theo nếp sống Nho phong. Bấy giờ, Trần Ôn làm việc dưới quyền chỉ đạo của quan Đại tư đồ Nguyễn Nghiễm. Vì quan hệ công việc thường xuyên đi lại, nên tình cảm giữa hai người trở nên quen thân.
 
Thực chất khởi đầu quan hệ giữa Nguyễn Nghiễm với Trần Ôn chỉ là công việc. Có một nỗi buồn kín đáo vì tất cả con của Trần Ôn đều là phận gái; cô nào cũng đẹp người, ngoan nết, phúc hậu, đảm đang. Trần Thị Tần là con gái thứ ba của Câu kê Trần Ôn, 17 tuổi đã nổi tiếng xinh đẹp lại thuộc dòng quyền quý, nên nhiều người để ý để nhòm ngó. Cảm mến tài năng của Nguyễn Nghiễm, Trần Ôn có ý muốn gả con gái mình cho vị quan họ Nguyễn, xuất thân từ Hà Tĩnh - một dòng họ lớn - đang có quyền cao chức trọng ở chốn kinh kì. Từ khi về làm vợ Nguyễn Nghiễm, Trần Thị Tần rất được chồng và gia đình nhà chồng yêu chiều cảm mến. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái. Cả năm người con đều là những người tài năng hơn người, công danh đức độ.
 
Nhị giáp tiến sĩ Nguyễn Nghiễm (1708-1775) làm quan tể tướng, tước Xuân quận công dưới triều Lê. Mặt khác Nguyễn Nghiễm còn kiêm cả một nhà thơ, một nhà sử học. Sinh thời Nguyễn Nghiễm có tám người vợ và 21 người con. Con trai trưởng là Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khản (1734-1786), chức Tham tụng, tước Toản quận công. Nguyễn Khản là con bà chính thất, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân cận với chúa Trịnh Sâm. Con thứ hai của Nguyễn Nghiễm là Hương cống Nguyễn Nễ - còn có tên là Nguyễn Điều (1745 - 1805) không chống Tây Sơn như Nguyễn Du mà còn tỏ ý ủng hộ, từng làm trấn thủ Sơn Tây thời vua Lê chúa Trịnh. Nguyễn Du là con thứ bảy, nên còn có tên là Chiêu Bảy, sinh ra và lớn lên ở đất Thăng Long. Tuổi ấu thơ được cha mẹ, anh em đùm bọc, yêu thương trong quãng đời nhung lụa. Khi Nguyễn Du mới một tuổi thì người cha thi đỗ tiến sĩ, được phong hàm tòng nhất phẩm nên tuổi sơ sinh, Nguyễn Du đã có cuộc sống trong giàu sang phú quý. Nhưng rồi dường như cuộc đời của mỗi con người cụ thể có một sự sắp đặt vô hình thần bí. Năm Giáp Ngọ (1774), khi Nguyễn Du 9 tuổi, Nguyễn Nghiễm được sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ đây trở đi Nguyễn Du đã phải gánh chịu nhiều mất mát trong hành trạng đời tư; Nguyễn Trụ là  anh trai cùng cha mẹ mất khi mới vừa tròn 18 tuổi. Năm 1776 Nguyễn Nghiễm qua đời. Năm 1778 mẹ Nguyễn Du cũng theo cha vào cõi vĩnh hằng. Thế là tuổi lên 10, Nguyễn Du đã phải chịu sống cảnh mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, phải đến sống dựa vào người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản - hơn Nguyễn Du 31 tuổi - đương chức oai phong. Song, ở chốn kinh đô hoa lệ, nội loạn Trịnh - Nguyễn ập đến đang nóng lên từng ngày, từng giờ. Vua Lê đã yên bề lánh mặt dân chúng để cho tập đoàn Trịnh - Nguyễn lộng quyền. 
 
Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay vị trí của con trưởng là Trịnh Tông, gây sự xáo trộn trong triều ngoài phủ, sử sách gọi là vụ mật án năm Canh Tý. Nguyễn Khản lo giúp Trịnh Tông thất bại, tạm thời mất chức và bị giam ở nhà Châu quận công. Chỗ dựa tin cậy nhất của Nguyễn Du trong gần 10 năm sau khi mất cha mẹ, nay lại bỗng dưng tan biến như ác mộng. Trong lúc rủi ro vẫn còn điều may mắn, Nguyễn Du đã thi đỗ tam trường nhưng có lẽ vì gặp khó khăn, nên ba năm sau ông không dự thi đình. Trước đây, một võ quan họ Hà ở Thái Nguyên, không có con  đã nhận Nguyễn Du làm con nuôi, nên khi cha nuôi mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
 
Nhà Lê sụp đổ năm 1789. Nguyễn Khản đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong vụ án năm Canh Tý (1780). Cứu giúp tình thế nguy nan, một người bạn thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đã đưa Nguyễn Du chạy trốn về Thái Bình. Lúc này Nguyễn Du 14, 15 tuổi. Bốn năm sau, đúng 18 tuổi Nguyễn Du thi đỗ tú tài năm 1783, trong kì thi Hương ở trường Nam Định. Cũng trong khoảng thời gian này, Nguyễn Du lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và là em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn.      
 
Năm 1782 Trịnh Sâm mất. Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử kế vị. Tháng 2 năm 1784 tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu (Thăng Long) bị đập phá, Nguyễn Khản lại phải chạy trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây, rồi tìm cách về quê Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã nương nhờ Nguyễn Khản phải phân tán, mỗi người  phải tìm một chốn nương thân. Năm 1786 Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi mất ở Thăng Long. Nguyễn Du lánh thân về quê vợ ở hương Thái Bình (nay thuộc xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Anh vợ Nguyễn Du là Đoàn Nguyễn Tuấn là một quan chức có tài thơ văn, có nhiều điểm tâm đầu với em rể về văn chương thơ phú, nhưng đối lập nhau về diễn biến thời cuộc nhiễu nhương. 
 
Thật là vận hạn, đúng lúc đường đời gặp sóng gió: gia đình cha con, anh em ly tán, người vợ qua đời trong một lần sinh nở, Nguyễn Du lại khăn gói về quê nội. Về quê nội chắc cũng có nhiều trắc trở bởi cha, anh cũng đã dời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn lâu rồi, cơ ngơi vật chất dẫu ông bà có tạo dựng chắc cũng không còn chính chủ theo hao mòn năm tháng. Vả lại với lứa tuổi trưởng thành lại có học thức, có biệt tài thơ văn, Nguyễn Du không thể an phận theo lối "cày sâu cuốc bẫm" được. Đang độ thanh xuân, đà "tam thập nhi lập" Nguyễn Du lại ra Bắc kiếm kế mưu sinh ở  thành Thăng Long, thường xuyên đi về  Bắc Ninh quê mẹ, nhiều khi ở lại với cô dì, chú bác...cả tháng vì anh rất thích nghe, xem dân ca quan họ. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thía biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân thuộc tầng lớp lao động cùng khổ. Thông cảm với thân phận phụ nữ, trẻ em, sớm phải lao đao đủ chốn cầm ca, ăn mày, làm thuê, mướn việc... vì miếng cơm manh áo. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du- nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thời cận hiện. 
 
Như vậy ở độ từ 5 đến 10 tuổi Nguyễn Du có nhiều cơ hội được mẹ đưa về quê ngoại ở Bắc Ninh mỗi dịp xuân thu nhị kỳ. Chắc chắn tâm hồn trong trắng, ngây thơ của cậu bé thông minh dĩnh ngộ, lại bẩm sinh có tâm hồn nhạy cảm với thơ ca, sớm được tắm mát, bồi bổ bằng những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, tha thiết:

 Rạng ngày cắp nón ra đi
Thì gặp em bé hỏi: "- Dì đi đâu?
- Dì lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu...
Đến Rằm tháng Tám, ở đâu cũng về!

Có khi chỉ mới khêu gợi tò mò, nhưng chứa chan lòng trắc ẩn, dường như chất vấn bất cứ ai đang lớn lên cùng cộng đồng làng xã của miền quê kinh Bắc, vốn giầu có ca từ dân dã gắn liền với phong tục lễ hội. Rồi đây đó khắp nẻo đường thôn ngõ xóm, giọng hát trong trẻo giữa các liền anh liền chị cứ rộn vang, ấm tình lưu luyến. Thấm thoát chẳng bao lâu, Nguyễn Du cũng đã trưởng thành, khôn lớn thành một chàng trai thanh lịch duyên dáng. Anh không thể không lay động trước những lời ca tâm tình nơi quê mẹ thân thương, trìu mến; nhất là khi đã trải qua đau thương mất mát...và lẽ sống thường nhật lại dồn nén, gợi mở, lôi kéo anh vào cuộc sống. Chắc chắn những câu thơ tài hoa trong thơ chữ Hán, những dòng thơ tâm huyết, cảm thông thời đại trong Văn chiêu hồn và nhất là kiệt tác Truyện Kiều vô song của nhân loại, đều ít nhiều có lắng đọng tinh thần nhân đạo chủ nghĩa từ miền quê quan họ.
 
Theo Trương Sỹ Hùng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)/vanhien.vn

Nghiên cứu thảo luận
Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website