nguyendu.com.vn
Loading...

Nỗi nhớ nhà của nàng Kiều


Trong Truyện Kiều có 5 lần Đại thi hào Nguyễn Du tả về nỗi nhớ của Kiều: Lần thứ nhất, Kiều rời nhà từ Bắc Kinh về Lâm Tri cùng Mã Giám Sinh; lần hai, ở lầu Ngưng Bích; lần ba, ở lầu xanh; lần bốn, ở nhà Thúc Sinh và lần thứ năm ở nhà Từ Hải.
 
Ngoài việc diễn tả đúng tâm trạng của một người con gái xa nhà trong những hoàn cảnh khác nhau, cả 5 lần tả không có một ý nào trùng lặp. Điều càng làm cho người đọc ngạc nhiên, sửng sốt là sự sắp đặt trình tự nỗi nhớ trong các lần tả ấy hợp lý (lô-gic) đến mức chỉ có thể nói được là thiên tài!
 
Lần thứ nhất Kiều nhớ Kim Trọng rồi mới nhớ đến cha mẹ:
 
...Dặm khuya ngất lạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông
Rừng thu từng biếc chen hồng
Nghe chim như nhắc tầm lòng thần hôn...
 
Lần thứ hai cũng vậy:
 
...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày mong mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng áp lạnh những ai đó giờ!...
 
 Nhớ tình nhân trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, không phải Kiều coi hiếu nhẹ hơn tình! Thông thường tâm lý chung của mọi người là khi đang nợ ai điều gì đó thì hay nhớ tới điều ấy. Món nợ càng lớn thì nhớ càng thường xuyên. Trong hai trường hợp trên Kiều đối với cha mẹ đã làm tròn chứ hiếu còn đối với Kim Trọng thì chưa vẹn chữ tình. Kiều đang mắc nợ Kim Trọng , một món nợ rất lớn:
 
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan...
 
Nhưng rồi thời gian xóa dần vết thương lòng - Rất nhiều mối tình đầu dang dở được người trong cuộc nhớ tới suốt đời nhưng càng về sau càng nhạt dần. Riêng đối với Kiều, nàng tin là mối tình của mình có em nó thay lời. Kiều cũng tin là Kim Trọng sau khi hiểu rõ hoàn cảnh của nàng  sẽ không trách mà còn thương nàng hơn. Quả vậy, sau việc thù tang trở về không gặp được Kiều, Kim Trọng không hề trách Kiều mà tự trách mình: " Rằng tôi trót quá chân ra/ Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo". Khi chữ tình đã được thu xếp ổn thỏa thì chữ hiếu được đưa lên hàng đầu. Chính vì vậy từ lần thứ ba trở đi, Nguyễn Du luôn để Kiều nhớ cha mẹ trước rồi mới nhớ đến Kim Trọng, cũng phải, công sinh thành, dưỡng dục lớn lắm còn tình ái chỉ là duyên số tạo nên mà thôi! Cha mẹ không ai thay thế được, tình nhân không người này sẽ có người khác!
 
Dưới đây là các lần nhớ tiếp theo của Kiều theo thứ tự thời gian:
 
Lúc ở lầu xanh:
 
..." Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngã bóng dân tà tà
Dặm ngìn nước thẳm non xa
Biết đâu thân phụ con ra thế này
Sân hòe đôi chút thơ ngây
Trân cam ai kẻ giữ thay việc mình
Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai..."
 
Lúc ở nhà Thúc Sinh:
 
..."Bóng dâu đã xế ngang đầu
Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi
Tóc thề đã chấm ngang vai
Nào lời non nước, nào lời sắt son..."
 
Lúc ở nhà Từ Hải:
 
..." Xót thay thung cỗi huyên già
Tấc lòng mong nhớ biết là có nguôi
Chốc đà mười mấy năm giời
Còn ra thì đã da mồi tóc sương
Xót thay chút nghĩa cũ càng
Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng..."
 
Ở lầu xanh Kiều còn hơi lo Kim Trọng có thấu hiểu nỗi lòng mình hay không, đến lúc ở nhà Thúc Sinh thì nỗi nhớ Kim Trọng chỉ là một ý nghĩ thoáng qua " Nào lời non nước, nào lời sắt son" . Lúc ở nhà Từ Hải thì Kiều đã xa nhà " Mười mấy năm trời" nên đối với Kim Trọng chữ tình đã biến thành chữ nghĩa và chữ nghĩa ấy sót lại mấy chút cũ càng mà thôi. Tiếp theo hai chữ cũ càng là một câu thơ tuyệt hay " Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng". Hình tượng ngó ý là: ý là những điều dấu kín trong lòng, ngó là ngó sen, sen mới ngó, ngó sen bẻ lìa ra trong lòng có những sợi tơ trắng có thể kéo dài không đứt. Đây là cách chơi chữ Hán, chữ ý (     ) gồm hai bộ phận: Bộ phận trên là chữa âm, phần dướ là chữ tâm, nếu tách phần trên thì còn chữ tâm là lòng ở phía dưới.
 
Phải có bộ óc siêu phàm mới có sự tinh tế như đã trình bày ở trên. Cách tả tình như trên là một trong những yếu tố khiến Truyện Kiều trở thành cuốn sách độc nhất vô nhị, không tiền tuyệt hâu: Trước chưa hề có mà sau cũng không có./.
 
Đinh Chí - Giáo viên hưu trí
(Đức Lâm - Đức Thọ - Hà Tĩnh)

 

Nghiên cứu thảo luận
Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của
Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website