nguyendu.com.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

    Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

    ( 27/09/2016 )

    Hiện nay, Truyện Kiều được dịch ra ít nhất là 23 thứ tiếng với gần 70 bản dịch khác nhau. Ngôn ngữ được dịch nhiều nhất là tiếng Pháp, 15 bản. Kế đến là tiếng Anh, Hán văn và tiếng Hoa đều khoảng 12 bản. Tiếng Nhật đứng thứ tư với 5 bản dịch. Sau đó là các thứ tiếng Nga, Tiệp, Ba Lan, Hungary, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Hàn Quốc… Và cả các thứ tiếng ít ai nghĩ tới như: Quốc tế ngữ, Mông Cổ, Lào, Thái, Ả Rập…

  • Ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

    Ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

    ( 21/09/2016 )

    Lịch sử nghiên cứu cho thấy, đối với những tác giả, những vấn đề văn chương nổi bật, được nhiều nhà khoa học quan tâm thì việc tiếp tục khai thác những khía cạnh mới mẻ là điều khá khó khăn, song đối với thiên tài văn học Nguyễn Du, điều đó dường như là một ngoại lệ. Càng đào sâu suy nghĩ càng cho ta thấy những chiều kích chưa bao giờ giản đơn mà ông để lại cho hậu thế, một trong những vấn đề ấy là ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa. Ông chắc chắn không phải là một cá nhân “hành tín” với bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng nào như một tu sĩ chuyên nghiệp, song trong cách thể hiện bằng văn chương vẫn có thể thấy một thái độ “dung hòa” tam giáo và tín ngưỡng, thậm chí có những đoạn, những tác phẩm còn được sáng tác như một hình thức “đặt hàng” cho một nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng nào đó. Có điều, nó không hoàn toàn mạch lạc, rõ ràng mà cứ bàng bạc ẩn sau câu chữ như chính con người nhiều tâm sự u uẩn, không dễ nói thành lời mà sử sách từng ghi chép về ông.

  • Các vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ

    Các vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ

    ( 22/08/2016 )

    Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều được bàn ở đây giới hạn trong khuôn khổ các văn bản đọc chứ chưa đề cập đến tiếp nhận trong phạm vi diễn xướng (như đố Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, sân khấu hóa Truyện Kiều…). Trong đời sống văn học, tác giả làm ra tác phẩm có ý nghĩa khởi đầu. Nhưng nói đến câu chuyện tiếp nhận là nói đến vai trò trung tâm của người đọc. Lý thuyết tiếp nhận tập trung vào người đọc. Các nghĩa của văn bản luôn được các kiểu người đọc làm mới, làm phong phú, khác biệt.

  • Nguyễn Du - Chỉ một chữ Người!

    Nguyễn Du - Chỉ một chữ Người!

    ( 18/08/2016 )

    Nguyễn Du (1766 - 1820) là nhà thơ nổi tiếng (Đại thi hào) của dân tộc Việt Nam, được UNESCO liệt vào hàng danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, Nguyễn Du đi nhiều nơi, thấu rõ nỗi khổ của nhân dân giữa thời phân hóa ly loạn của Việt Nam thế kỷ XVIII. Vì thế, tiếng nói thi ca của ông đậm tình người, ngát hương nhân bản. Trong phần biên khảo này, người viết khảo sát tư tưởng của đại thi hào chỉ qua Truyện Kiều.

  • Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

    Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

    ( 27/07/2016 )

    Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

  • Một góc nhìn về Nguyễn Du

    Một góc nhìn về Nguyễn Du

    ( 20/07/2016 )

    Nguyễn Du, tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Sự khác biệt trong cách ứng xử của nhân vât Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều Truyện Truyện Kiều

    Sự khác biệt trong cách ứng xử của nhân vât Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều Truyện Truyện Kiều

    ( 13/07/2016 )

    Đã có không ít học giả ca ngợi Truyện Kiều không tiếc lời trong bài viết của mình. Tại lễ kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Du năm 1924, trong Bài diễn thuyết về quốc văn, Phạm Quỳnh đã say mê bộc bạch tình yêu của mình đối với Truyện Kiều – tác phẩm mà ông cho rất là quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi: “Hiện nay suốt quốc dân ta, từ trên hàng thượng lưu học thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngân Truyện Kiều…”. Với ông Truyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả dân tộc” và cũng “chiếm được một địa vị cao quý” trong nền văn học thế giới.

  • Về một đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du

    Về một đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du

    ( 23/06/2016 )

    Cuối năm 2014 UNESCO đã trân trọng ghi tên Nguyễn Du vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới, khẳng định tầm nhân loại của sự nghiệp văn chương của ông. Bằng ngôn từ nghệ thuật trác tuyệt, nhà thơ đã bộc lộ những tư tưởng cảm xúc về những vấn đề bức thiết của đời sống bản thân, đời sống đồng bào và đồng loại. Trước tác của Nguyễn Du đậm đà chủ nghĩa nhân đạo bởi vậy đủ sức vượt thời gian và không gian, đến được với đông đảo công chúng, bất chấp bao điều khác biệt.

  • Học Nguyễn Du về lòng yêu thương con người

    Học Nguyễn Du về lòng yêu thương con người

    ( 22/06/2016 )

    Đọc Nguyễn Du, chúng ta thấy tình yêu thương con người, trăn trở với số phận từng con người, nhất là những người đang đau khổ, để hướng ngòi bút của mình vào đó. Người cầm bút tốt nhất đừng nên đứng bên trên con người để viết về con người với lòng thương hại hoặc mệnh lệnh, chỉ trỏ, hãy sống với con người, hòa mình với con người để vẽ nên nét đẹp của con người, kêu đúng tiếng đau của con người, nói đúng khát vọng của con người…

  • Tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Du qua đoạn kết Truyện Kiều

    Tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Du qua đoạn kết Truyện Kiều

    ( 08/06/2016 )

    Đoạn kết của Truyện Kiều bắt đầu từ câu 3241 đến 3254, hoàn toàn là lời Nguyễn Du, không phải lời nhân vật.

Nghiên cứu thảo luận

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website