nguyendu.com.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Thúc sinh - một nhân vật đớn hèn

    Thúc sinh - một nhân vật đớn hèn

    ( 02/10/2019 )

    Từ điển tiếng Việt ghi hai chữ đớn hèn như sau: “Hèn đến mức tỏ ra không có chút bản lĩnh, rất đáng khinh”. Chúng tôi nghĩ, với Thúc sinh không có từ nào khác đúng bản chất của Thúc hơn hai từ ấy. Có bốn biểu hiện như sau: thứ nhất, Hoạn thư hành hạ Thúy Kiều chưa nói đến chuyện Thúc ra tay cứu vớt, chỉ cần có lời can ngăn, Thúc không có.

  • Nguyễn Du và ông anh Nguyễn Đề

    Nguyễn Du và ông anh Nguyễn Đề

    ( 23/09/2019 )

    Nguyễn Du có nhiều ông anh, người cao tuổi nhất (con của bà cả Đặng Thị Dương) là Nguyễn Khản làm Tể tướng đương triều, hơn Nguyễn Du 32 tuổi. Nguyễn Đề (còn có tên Nguyễn Nễ) là con thứ bà Trần Thị Tần, trắc thất của Nguyễn Nghiễm Xuân quận công (bà sinh 4 con trai là Nguyễn Trụ, Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Ức, và 1 con gái là Nguyễn Thị Diên). Nguyễn Đề đỗ cử nhân, ra làm quan nhà Lê-Trịnh rồi triều Tây Sơn, ông “khuất phục” (chữ trong thơ của ông), ra làm quan Tây Sơn, đi sứ, đi trấn thủ địa phương (Quy Nhơn), làm quan trong triều. Gia Long lên, ông lại làm quan triều Nguyễn, và chắc ông tiến cử Nguyễn Du ra làm quan (tri huyện huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Hưng Yên)(1).

  • Quế Hiên công Nguyễn Nễ với Hoa Trình tiêu khiển tiền hậu tập

    Quế Hiên công Nguyễn Nễ với Hoa Trình tiêu khiển tiền hậu tập

    ( 29/08/2019 )

    Tên tập thơ, đã được nghe từ lâu. Nhưng từng bài thơ, thì quả thực chưa có dịp đọc. Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền đã được khai trương từ năm 1960 (1). Ngôi đình cổ làng Nhân Thọ - hồi đó gọi là đình chợ Trổ, được chuyển về. Qua tu bổ, chỉnh trang, thành ngôi nhà trưng bày chính trong Khu lưu niệm. Ngoài gian chính, trưng bày thơ văn, di vật của Nguyễn Du, có thêm gian giới thiệu thơ văn, tư liệu trong dòng họ Nguyễn. Tập thơ này được trưng bày tại đó.

  • Về việc báo ân báo oán của nàng Kiều

    Về việc báo ân báo oán của nàng Kiều

    ( 29/08/2019 )

    Trong việc "báo ân báo oán", không biết vì lý do gì mà nàng Kiều đã quên hẳn một người nặng tình, nặng nghĩa và rất có công với nàng. Mặt khác nàng lại cũng không đả động đến một người rất có tội với nàng, đáng ra phải bị trừng phạt. Có lẽ căn cứ tốt nhất, chính xác nhất, hợp lẽ nhất để ta cho rằng nàng Kiều đã quên ơn một người và đã để lọt một tội phạm là xem cách nàng đã trả ơn và báo oán các nhân vật ra sao rồi so họ với các nhân vật mà ta muốn nói tới...

  • Lĩnh Nam Công Nguyễn Quỳnh - Ông nội thi hào Nguyễn Du

    Lĩnh Nam Công Nguyễn Quỳnh - Ông nội thi hào Nguyễn Du

    ( 11/08/2019 )

    Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, khởi tổ là Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm, dòng dõi trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495- 1557), nguyên quán làng Canh thuộc thành phố Hà Nội. Đọc thi hào Nguyễn Du, chúng ta thường chỉ biết ông là con trai Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, em quận công Nguyễn Khản, ít ai chú ý đến người ông nội của Tố Như cũng là một nhân vật cự phách: Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh.

  • Thử bàn về giấc mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (Thông qua khảo sát các yếu tố ngôn ngữ)

    Thử bàn về giấc mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (Thông qua khảo sát các yếu tố ngôn ngữ)

    ( 08/08/2019 )

    1. Về ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du Thơ chữ Hán Nguyễn Du được sáng tác liên tục trong một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm nhà thơ 49 tuổi (1814), trước lúc chết năm năm. Ba tập thơ chữ Hán của ông là: Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên tiền hậu tập), Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

  • Nhân vật Thúy Vân: sự công bằng của tạo hóa hay bi kịch của cuộc đời?

    Nhân vật Thúy Vân: sự công bằng của tạo hóa hay bi kịch của cuộc đời?

    ( 29/07/2019 )

    Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim - trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình.

  • Nguyễn Du, tình thơ và những người đẹp Thăng Long

    Nguyễn Du, tình thơ và những người đẹp Thăng Long

    ( 14/04/2019 )

    Tài tử thi nhân mà gặp tài nữ giai nhân thì chắc chắn có chuyện phong tình. Một thi nhân như Nguyễn Du mà gặp những giai nhân kỳ nữ Thăng Long mộng mơ thì hồn thơ phải vô cùng lai láng. Ấy là giả định chợt nghĩ thế thôi, song cũng là một ý nghĩ thú vị.

  • Giữa Hồ Xuân Hương và đại thi hào Nguyễn Du có một mối tình?

    Giữa Hồ Xuân Hương và đại thi hào Nguyễn Du có một mối tình?

    ( 15/01/2019 )

    Xuân Hương đang ở tuổi 18 căng tràn sức sống, Nguyễn Du 24 tuổi nhiều ưu tư, họ gặp nhau trong một lần hái sen Hồ Tây, cảm mến tài thơ và có mối quan hệ tình cảm trong ba năm.

  • Màn đoàn viên - Bi kịch của nhân vật Thúy Kiều

    Màn đoàn viên - Bi kịch của nhân vật Thúy Kiều

    ( 07/01/2019 )

    Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại của Nguyễn Du. Tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ Việt Nam, với sự áp bức của chế độ phong kiến suy tàn. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo là nền tảng vững chắc cho tác phẩm này. Chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong mọi tình tiết của tác phẩm, thấm nhuần trong mọi bức tranh về con người cũng như thiên nhiên tạo vật. Nhưng tất cả bút pháp tập trung nhất ở Thúy Kiều, nhân vật trung tâm mà vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch, quán xuyến toàn bộ nội dung tác phẩm. Có thể nói, màn đoàn viên là một bi kịch đau đớn nhất trong đời Kiều.

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website