Tiến trình gốm sứ Việt Nam (Phần cuối)


V - Sứ Móng Cái và truyền thống sứ Việt Nam

 

Gốm sứ Móng Cái


Việt Nam là nước sản xuất đồ gốm khá sớm và phát triển mạnh mẽ trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhưng đồ sứ thì sao?

Trước đây, hầu như các công trình nghiên cứu về lịch sử gốm sứ Việt Nam đều khá thống nhất cho rằng Việt Nam không có truyền thống sản xuất đồ sứ.

Đồ sứ tuy cùng một quy trình công nghệ sản xuất, song ở một trình độ cao hơn. Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là đất sét, đển đồ gốm cao cấp thì cũng chỉ dùng đến đất sét trắng mà thôi. Để làm ra đồ sứ phải dùng caolin, mà nguồn caolin thì hiếm hoi hơn đất sét nhiều, kể cả đất sét trắng. Hơn nữa, độ nung của lò sứ cao hơn lò gốm nhiều. Để tạo ra đồ gốm chỉ cân nung ở nhiệt độ khoảng 7000 đến 8000 C, cao nhất cũng chỉ khoảng 1.0000C. Nhưng muốn nung thành đồ sứ, ngay cả đồ sứ nguyên thủy, lò nung phải đạt 1.200 – 1.3000C. Với độ nung cao như vậy, một số thành phần khoáng vật trong cốt đồ sứ nóng chảy ra thành chất pha lê làm cho đồ sứ cứng chắc, độ thấm nước rất thấp, hầu như không còn độ thấm nước nữa. Với thành mỏng đồ sứ có tính chất bán thấu quang. Điều này hoàn toàn không có được đối với đồ gốm. Với tiêu chuẩn cao như vậy về nguyên liệu và độ nung rõ ràng không phải nước nào cũng có truyền thống sản xuất đồ sứ.

Nước ta từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh cho tới thời Khải Định kéo dài trên 3 thế kỷ triều đình đặt một số lò sứ nổi tiếng thời Thanh Trung Quốc như Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây sản xuất để dùng trong triều đình, thường được gọi là đồ “ngự dụng”. Đáng chú ý là những đồ sứ này do các lò sứ Trung Quốc sản xuất tại Trung Quốc, nhưng theo đơn đặt hàng của ta, trang trí theo phong cảnh nước ta, như động Phong Nha, chùa Tây Phương ở Thạch Thất, chùa Thái Bình ở Thanh Hóa, và những bài thơ của các vị Vua nước ta hoặc thơ của các nhà thơ lớn nước ta như Nguyễn Du, v.v.. Một số sản phẩm còn ghi các khỏan đề như “Cảnh Thịnh nhị niên”, “Gia Long niên tạo”, Minh Mạng niên chế”, Minh Mạng niên tạo”. Những đồ sứ này thường có các khoản đề Nội Phủ thị (trung, đông, nam, bắc, đoài, hữu) và Khánh Xuân thị tả. Hoặc ngoạn ngọc, mỹ ngọc, trân ngọc, nhã ngọc, chính ngọc, thanh ngoạn, v.v. Sản phẩm đặt làm khá phong phú gồm các loại đôn, thống, chóe, lọ, bình, bát, dĩa, ấm, chén, bình vôi, điếu, nhưng thường gặp hơn cả là ấm chén bát đĩa.

Do nhu cầu sử dụng của người dân ngày một cao, bên cạnh đồ ký kiểu của triều đình, một số thương nhân nước ta cũng sang Trung Quốc đặt hàng các lò dân sản xuất mang về bán. Nhiều nhất là những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Những đồ sứ này có khoản đề như Hà Nội Quảng Ký… Nam Định Hồi thành…Đại Nam giám chế, Đại Nam xuất phẩm, v.v.

Tất cả đều được phủ men trắng vẽ hoa văn màu lam, tập trung nhiều nhất ở Huế, nên trước đây thường được gọi là đồ sứ “lam Huế”. Để tránh hiểu lầm, những năm gần đây các nhà nghiên cứu gốm nước ta gọi đó là “đồ ký kiểu”.

Rõ ràng những sản phẩm sứ này tuy trong các hoa văn trang trí hay các khoản đề có liên quan đến Việt Nam, nhưng chúng hoàn toàn sản xuất ở Trung Quốc, theo phong cách đồ sứ Trung Quốc, không thể xem chúng là đồ sứ Việt Nam. Vậy đồ sứ Việt Nam ra đời từ lúc nào?

Gần đây, trong các cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long phát hiện được một số mảnh sứ hoa lam trang trí phong cách Việt Nam, một số ý kiến đặt vấn đề là vào khoảng thế kỷ 15, quanh kinh thành Thăng Long đã có lò sản xuất đồ sứ phục vụ cung đình. Nhưng cho đến nay chưa phát hiện được dấu tích lò cùng những phế thảỉ của một lò nung đồ sứ nào ở quanh Hà Nội hay ở một nơi nào khác có niên đại khoảng thế kỷ 15.

Trong những năm gần đây, một vài nhà nghiên cứu có đề cập một đôi dòng ngắn ngũi về trung tâm gốm sứ Móng Cái. Đỗ Văn Ninh và Lưu Tuyết Vân trong bài “Sự đan xen giũa các yếu tố Hoa Việt trong nghề sản xuất thủ công Việt Nam”xuất bản năm 1998 đã viết”cuối thế kỷ 19 ở Mông Cái xuất hiện những cơ sở sành trắng được gọi là đồ sứ Mông Cái”, “Những cơ sở này thợ đều là người Trung Quốc. Hàng Mông Cái đã một thời rất quen thuộc với cả vùng Bắc bộ”. Trần Hương Liên trong bài “Đời sống kinh tế và văn hóa của người dân vùng biển Trà Cổ”năm 2000 viết “Hàng hóa người Trà Cổ chở đi buôn bán thường là đồ gốm, đồ sành từ 13 lò gốm nổi tiếng ở Mông Cái. Bán xong hàng, các chủ thuyền tìm mua gạo để cung cấp cho các lò gốm hoặc dân địa phương, có khi xuất cả gạo sang Trung Quốc. Cũng có thuyền chở caolin, đất sét từ Mạo Khê, hoặc chở trấu, vỏ hà về cho các chủ lò làm nguyên liệu sản xuất đồ sứ”. Trần Khánh Chương trong cuốn “Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ”xuất bản năm 2001 viết “Lò bầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, khi mà những người Hoa từ bên kia biên giới sang dựng lò làm gốm ở Móng Cái (Quảng Ninh). Loại lò này được phát triển về Bát Tràng, Chợ Lớn (vùng Cây Mai), Đồng Nai, Sông Bé, vào giữa thế kỷ 20 được dùng phổ biến trong các cơ sở gốm sành trắng ở Việt Nam”. Bùi Văn Vượng trong cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” xuất bản năm 2007 viết ‘Sứ Móng Cái có lịch sử lâu đời, rất nổi tiếng. Nhưng đây là cơ sở của người Hoa (Trung Quốc) tới Việt Nam sinh sống. Sau này nó trở thành một đơn vị quốc doanh mang tên xí nghiệp sứ Móng Cái, sản xuất khá phát đạt. Xí nghiệp này bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc đụng độ biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc năm 1979 và từ đó chấm dứt hoạt động”. Khu lò gốm Móng Cái chuyển về khu vực Núi Đụn Đông Triều vừa xa biên giới vừa gần khu nguyên liệu caolin Tử Lạc. Được ít lâu lại chuyển về Quảng Yên thuận đường giao thông. Trong cuốn “50 năm phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp Quảng Ninh”, xuất bản năm 2005, tuy không nêu lên dẫn chứng cụ thể, song viết là xí nghiệp đã có trên 200 năm.

Còn nhiều điều phải bàn, nhưng rõ ràng vào khoảng giữa thế kỷ 19, trên bờ nam sông Bắc Luân và phía đông sông Ka Long, bên cửa khẩu Hữu Nghị đã có một khu lò gốm sứ ngày đêm nhả khói sản xuất đồ sứ và một ít đồ sành, chủ yếu phục vụ cư dân đồng bằng và trung du Bắc bộ. Có thể nói, khu lò sứ Móng Cái là dòng sứ có mặt sớm nhất được sản xuất trên đất nước ta.

Hiện nay khu lò sứ Móng Cái không còn nữa, dấu vết còn lại là những chồng bát đĩa dính nhau, những mảnh sành sứ vỡ lấp ló trong đám cỏ rác ở chân đồi thấp ven bờ, nhưng trong lòng những người thợ gốm Móng Cái xưa cũng như nhân dân quanh vùng vẫn còn nhớ như in những tên Dụ Thịnh Long, Quảng Sinh Long, Quảng Hưng Long, Phục Hưng, v.v. và cư dân đồng bằng Sông Hồng vẫn không quên được những bát đĩa, ấm chén, âu liễn, bình chóe, đôn thống phủ men ngọc nhạt vẽ màu hoa lam quen thuộc thường dùng trước đây.

 Khu lò sứ Móng Cái ra đời từ nhữn năm giữa thế kỷ 19, nhưng phát triển rực rỡ nhất trong khoảng giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Theo thống kê trong tư liệu Sở công nghiệp Quảng Ninh vào khoảng năm 1929 – 1930, các xưởng gốm sứ đã sản xuất và bán được trên 2 triệu sản phẩm mỗi năm, và năm 1938, một năm trước khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, các lò ở Móng Cái đã có trên 2.000 thợ chuyên nghiệp sản xuất gốm sứ, mỗi xưởng có từ 150 -= 300 thợ.

Từ Móng Cái, trong quá trình phát triển dòng sứ này có mặt một số lò ở Hà Cối và Mạo Khê.

Đặc điểm nổi bật nhất của khu lò gốm sứ Móng Cái là chủ lò và phần lớn công nhân là người Hoa từ các vùng bên kia biên giớ sang lập nghiệp trên đất nước ta, và trong thời gian dài, nguồn nguyên liệu chính như caolin, từ thạch, trường thạch, thạch anh và côban cũng là mua từ Trung Quốc, chỉ đến khoảng 1965 chúng ta mới phát hiện và khai thác caolin ở Tử Lạc và Bích Nhôi. Chính vì vậy mà chúng tôi thường gọi đây là dòng sứ Việt Hoa.

Sứ Móng Cái thuộc dòng sứ hoa lam dưới men nung một lần. Tức là hoa văn màu lam côban được vẽ bằng bút lông trên phôi khi đã được hong khô, sau đó phủ men và nung trong lò bầu hay còn gọi là lò rồng, vì nó có nhiều bầu lò dài tời mấy chúc mét, có lò dài tới 80mét. Men ở đây thuộc loaị men gio, đốt từ trấu nghiền nát, trộn với vôi hòa vào nước, gạn lọc nhiều lần và cho thêm một tỷ lệ nhất định trường thạch.

Lò thường xây dốc theo sườn đồì thấp khoảng 12 - 150 .Đây là loại lò tiến bộ nhất lúc bấy giờ, một lần nung được số lượng sản phẩm lớn và tiết kiệm nhiên liệu. Đây là loại lò gốm phổ biến ở vùng Hoa Nam. Ở ta, loaị lò này có mặt đầu tiên ở Móng Cái, sau đó mới truyền vào Bát Tràng và miền Nam.

Đồ sứ Móng cái tuy có phảng phất vài nét đồ sứ Hoa Nam, song nhìn tổng thể rất dễ phân biệt với đồ sứ thời Thanh vùng Hoa Nam và cũng rất khác với đồ gốm Chu Đậu hay Bát Tràng.

Về chủng loại sứ Mong Cái khá đa dạng, gồm đồ dùng hàng ngày như bát đĩa, ấm chén, liễn âu, ấm tích, bình lọ, bình vôi, điếu, gối, đôn thống và đồ thờ như lộc bình, chóe, bát hương, v.v.giống như các trung tâm gốm sứ Hoa Nam. Nhưng ở đây những sản phẩm kích thước tương đối lớn như chóe, lộc bình, chum, đôn, thống, lọ tương đối nhiều. Một số giáo sư gốm sứ ở Đức Hoá, Cảnh Đức Trấn Trung Quốc, sau khi xem ảnh một số tiêu bản sứ Móng Cái đã rất ngạc nhiên và cho đấy là những sản phẩm rất có giá trị và thường được gọi là đồ “lò tướng quân” (Tướng quân diêu). Tình hình này hoàn toàn khác với sản phẩm gốm Chu Đậu và gần với gốm Bát Tràng. Gốm Chu Đậu rất hiếm sản phẩm có kích thước lớn. Màu men của sứ Móng Cái cũng rất đặc trưng. Chúng đều có màu trắng phớt xanh hay là màu xanh ngọc nhạt rất dễ phân biệt với màu sứ trắng trong hay trắng đục của các trung tâm khác.

Về kiểu dáng, đồ sứ Móng Cái có những nét rất riêng. Chẳng hạn như chóe, mới nhìn qua thấy khá giống với chóe thời Thanh hoặc chóe gốm Bát Tràng, cũng có nắp đậy kiểu mũ cao rộng vành, miệng đứng vai nở thân dưới thon chân choãi, nhưng núm trên nắp và tượng thú trên vai lại khá khác nhau. Núm trên nắp chóe Bát Tràng và chóe thời Thanh là hình một búp sen chưa nở, còn núm trên nắp chóe sứ Móng Cái là một búp sen phần dưới bằng hoặc là tượng một con thú đứng. Còn 4 tượng đầu thú ở vai chóe Móng Cái thì hai tai xòe rộng rất đặc trưng. Còn trên chóe Bát Tràng và chóe sứ thời Thanh hoặc không có đầu thú, hoặc có thì hai tai không xòe rộng mà thường ngậm vòng.

Hiện tượng phổ biến tượng đầu thú trên đồ sứ cũng là một đặc trưng của sứ Móng Cái. Ngoài chóe, trên một số liễn, âu, bát, đôn thỉnh thoảng cũng gặp tượng đầu thú hai tai xòe rộng.

Bình ở đây có số lượng lớn với nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là loại bình miệng lơe rộng, cổ cao to thân thon đều và loại bình miệng loe xiên hẹp thân hình bí, song cũng có một số bình có thân hình đùi dế, thân hình sáu cạnh.

Song có lẽ, cái đặc biệt nhất của sứ Móng Cái được thể hiện trên hoa văn trang trí. Hầu như toàn bộ đồ sứ Móng Cái đều được trang trí hoa văn. Có sản phẩm chỉ đơn giản một hai đường chỉ màu lam, song phần lớn được trang trí khắp thân với các đề tài khác nhau. Bình thường mỗi bình một đè tài. Càn chóe thường mỗi bình thể hiện hai đề tài khác nhau. Phương pháp trang trí theo truyền thống Trung Hoa “thi họa đồng nguyên”, nghĩa là bên cạnh một bức tranh diễn tả một câu chuyện, một giai thoaị, một điển tích, một nmhân vật, thường có một lời đề từ ngắn gọn súc tích hay một vài câu thơ có tính chất minh họa. Chẳng hạn trên một bình vẽ cảnh Bao Công có người cầm longhj che có thêm 4 chữ Hán “Chính trực vô tư”. Hoặc trên một chiếc lọ có 3 vị tiên đang luyện đan có một con hạc bay ra theo làn khói có tiêu đề 4 câu thơ”

“ Thiên hạ u nhiên tọa
 Đan thành hạc xuất yên
Hữu danh nhàn phú quý,
Vô sự tiểu thần tiên”


Nghĩa là:


Dưới núi yên ả ngồi tĩnh lặng,
Thuốc thành, hạc theo khói bay ra.
Được tiếng nhàn nhã mà phú quý,
Không gì bận rộn, tiểu thần tiên


Nội dung các bức vẽ trang trí vô cùng phong phú và nằm trong truyền tjhống trang trí gốm sứ Trung Quốc khu vực Hoa Nam với các đề tài nhân vật, linh thú, hoa điểu, hong cảnh sơn thủy, với những điển tích, điển cố quen thuộc mang sắc thái Đạo giáo, Nho giáo Phật giáo cùng những mong ước phúc lộc thọ của con người.

Chẳng hạn đề tài Đạo giáo được thể hiện bằng hình tượng chúc thọ Tây Vương Mẫu, bát tiên quá hải, bát tiên quân kỳ, hình tượng các vị tiên như Lam Thái Hòa thổi sáo, Hàn Chung Lý phe phẩy quạt, Lã Động Tân cưỡi hạc, Hà Tiên Cô hái thuốc trtường sinh, Lý Thiết Quải uống rượu, và cảnh luyện đan, cảnh cầu tiên,v.v.

Đề tài Nho giáo diễn tả cảnh Bao Công, cảnh ba anh em Lưu Bị, Quan Văn Trường, Trương Phi kết nghĩa vườn đào, cảnh Lưu Bị tam cố thảo lư, Triệu Tử Long cứu Chúa, Quan Công phò nhị tẩu, Lý Bạch say rượu, tình bạn tri nân tri kỷ của Bá Nha-Chung Tử Kỳ, Tô Đông Pha-Phật Ấn, Vương Hy Chi ngắm ngỗng,v.v.

Có một chiếc bình vẽ cảnh Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử uống chung một chum nước nói lên “tam giáo đồng nguyên”.

Đề tài phúc lộc thọ được thể hiện khá đậm nét trên sứ Móng Cái bằng các thủ pháp hài âm, ẩn dụ, hay dùng những chữ có ý nghĩa cát tường để biểu đạt ý tưởng của mình. Chẳng hạn như tùng hạc (cây tùng và chim hạc), tùng lộc (cay tùng và con hươu), hạc lập kê quần (chim hạc và bầy gà), phúc lộc thọ (ông già, con hươu và con giơi) với các đề từ Tùng hạc diên niên, phú quý hoa khai, tùng gian song hạc, v.v. thể hiện ước vọng của con người muốn được sống, giàu có, hạnh phúc.

Hoa điểu được dùng khá phổ biến để tỏ lòng mong muốn có được sự may mắn, hạnh phúc. Chẳng hạn như hoa phù dung, chim công với lời đề từ “Y cẩm vinh diệu, phú quý hoa khai” nghĩa là Vinh dự được mặc áo gấm, giàu sang tựa hoa nở.

Các nghệ nhân gốm sứ Móng Cái dựa vào những đặc tính, tính càch của các loại cây cối, hoa lá và các loài động vật, két hợp chúng lại với nhau như tùng trúc mai, tùng trúc, tùng hạc, tùng hươu, hạc gà, hoa mẫu đơn với chim bạc đầu, trăm hoa phú quý, hoa mẫu đơn chim trĩ, hoa mẫu đơn và gà trống, ngọc lan hải đường mãu đơn, tùng mai thuỷ tiên, hoa phù dung chim công, v.v. để vẽ nên các tác phẩm trên đồ sứ, phản ảnh những mong muốn, những khát vọng của mọi người được hạnh phúc thành đạt sống lâu muôn tuổi.

Chẳng hạn trên một chiếc lọ vẽ hình ảnh chim sẻ và cành hoa mai vớí lời đề từ “Dữ tuyết tranh xuân”có nghĩa là hoa mai và tuyết tranh nhạu mùa xuân và cũng có ý nghĩa là hỉ báo xuân sang. Hình ảnh này khá giống với hình ảnh một ông già cưỡi ngựa bên cây mai nở hoa trắng được xem là “đạp tuyết tầm mai” trên một lọ gốm Bát Tràng. Hay một chiếc lọ vẽ cảnh một con hạc đứng dưới một cây tùng xum xuê tỏa rộng với khoản đề “Thanh tùng bất lão, Hạc hưởng diên niên”. Nghiã là: Cây tùng xanh mãi không già Chim hạc hưởng thọ chẳng già muôn năm.

Các đồ án linh thú như rồng hí châu, rồng hút nước, rồng uốn lượn trong mây với lời đề từ “Vân lý hí châu”. Trên chóe ở đây văn rồng hí châu thường đi liền với sơn thủy lâu đài hay tùng lộc, tùng hạc. Hình ảnh lân (ly) cũng có mặt với hình ảnh “kỳ lân tống tử”. Kỳ lân xuất hiện tượng trưng cho may mắn nên trên một chiếc chóe vẽ cảnh kỳ lân đứng dưới cây tùng với lời đề từ “Như tùng chi thịnh, thụy lân trình tường” nghĩa là: mọi việc tốt lành sẻ đến, ví kỳ lân đang hiện diện điều may mắn.

Phượng múa cũng là hình ảnh quen thuộc trên đồ sứ Móng Cái, vì theo truyền thống dân gian Trung Quốc phượng xuất hiện báo hiệu điều tốt lành, thiên hạ thái bình thịnh vượng. Đồ án phong cảnh sơn thuỷ khá phổ biến, nhất là trên chóe và bình. Phong cảnh vừa có sông núi, có thuyền buồm, có đàn chim bay, có cả người ngồi câu cá. Đáng chú ý là có một đôi bình vẽ phong cảnh với một dãy nhà cao tầng đặc trưng châu Âu, dưới bến là một người đàn ông trong trang phục của người Trung Quốc, trên sông là hai chiếc thuyền buồm. Có thể đây là quang cảnh sống của một thương gia hay thực dân châu Âu trên một bến cảng nào đó ở Trung Quốc. Phải chăng đây là một sản phẩm ký kiểu của người châu Âu.

Khoản đề trên đồ sứ Móng Cái cũng rất đặc trưng.. Phần lớn đồ sứ ở đây đèu có khoản thức ghi trên vai hoặc dưới đáy sản phẩm. Khoản thức thường đề ngày tháng năm, nơi sản xuất, có khi còn ghi bức thêm tranh do ai vẽ hoặc phỏng theo tác phẩm nào. Về địa chỉ thường ghi là Ninh Châu, chỉ có một hai sản phẩm ghi là Hải Ninh, cá biệt có sản phẩm ghi là Hải Ninh Mang Giai (Mang Giai là Móng Cái đọc theo âm Quảng Đông). Về nơi sản xuất ghi nhiều tên xưởng, nhưng thường gặp hơn cả là tên Dụ Thịnh Long, rồi đến Phục Hưng, La Nguyên Khiêm, Hựu Thành, Thịnh Ký, Quảng Sinh Long, Quảng Phúc Thành, Quảng Hưng Long, v.v. Có khi ghi cả nơi sản xuất và nơi bán như có sản phẩm trên vai ghi Dụ Thịnh Long xưởng tạo, nhưng dưới đáy lại ghi La Nguyên Khiêm xuất phẩm. Hoặc có sản phảm ghi Hựu Thành công ty Dụ Thịnh long xưởng tạo, tức là xưởng Dụ Thịnh Long nằm tgrong công ty Hựu Thành

Ngoài các khoản đề như trên, dưới đáy sản phẩm có nhiều ký hiệu như chữ số La Mã VI, I và các chữ La tinh như PK, A, M, Ta,v.v. Phải chăng đây là kí hiệu riêng của người thợ gốm. Còn nhiều điều phải gàn quanh các kí hiệu này, song rõ ràng chúng là đặc hữu của sứ Móng Cái không đâu có.

Qua các phần trên có thể thấy khu lò sứ Móng Cái ra đời tương đối muộn mằn, chỉ khoảng 150m năm trước, công nghệ chế tạo cũng như sản phẩm mang đậm nét đồ sứ hoa lam khu vực Hoa Nam thời Thanh, song nhìn tôngt thể và quan sát kỹ ta nẫn thấy súu Móng Cái vẫn có những đặc trưng rất riêng, dễ dàng phân biệt với các trung tâm gốm sứ khác. Với những đặc trưng riêng cùng phong cách đậm nét gốm sứ Hoa Nam có thể xem dòng sứ Móng Cái là dòng sứ Việt Hoa.

Ngoài dòng gốm Móng Cái, được biết vào khoảng những năm 30 của thế ký 20, trên vùng đất Thanh Trí Hà Đông cũ còn có lò sứ “Cụ Thiếu”tồn tai trong một thời gian ngắn, song đã có sản phẩm ra lò tiêu thụ trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng chúng tôi chứa có được bao nhiêu tư liệu, xin nêu lên để mọi người lưu tâm

Vào khoảng những năm 60 của thế kỳ trước, sau khi miền Bắc dược giải phỏng, Trung Quốc đã giúp chúng ta xây dựng nhà máy sứ ở Hải Dương và tồn tại cho đến hôm nay vẫn còn phát triển. Sản phẩm chủ yếu là đồ dùng hàng ngày phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân.

Như vậy, là đồ sứ sản xuất trên đất nước ta tuy muộn mằn, nhưng cũng đã cách ngày nay khoảng 150 năm, tuy chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ sản xuất gốm sứ Hoa Nam Trung Quốc, song để phục vụ yêu cầu tiêu dùng của người dân vùng đồng bằng trung du Bắc bộ nên sản phẩm làm ra cũng mang những đặc trưng rất riêng của Móng Cái.