Ngày 28 tháng 07 năm 2015
Truyện Kiều ra đời đã được hai thế kỷ và trong khoảng 200 năm ấy, tác phẩm đã làm say mê biết bao thế hệ người Việt. Việc khen chê tác phẩm này diễn ra từ thế kỷ XX là những cuộc bút chiến giữa các cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng với Phạm Quỳnh, giữa phái nghệ thuật vị nghệ thuật và phái Nghệ thuật vị nhân sinh… Dù qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước và dân tộc, kể cả trong chiến tranh - nhất là khi đấy là một câu chuyện tình buồn thảm lại vượt qua vòng lễ giáo phong kiến – qua bao nhiêu khen chê đến mức cực đoan từ những lập trường đạo đức, luân lý và chính trị khác nhau, Truyện Kiều ít khi vắng bóng trên văn đàn nước nhà dưới nhiều biểu hiện hết sức đa dạng. Cùng với thời gian, Truyện Kiều càng ngày càng trong, càng ngày càng sáng.
“Gương trong chẳng chút bụi trần”
Trong quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều mới xuất bản, sau khi trình bày “16 bộ văn trong Truyện Kiều” , chúng tôi có gới thiệu cuốn sách sắp in và viết:
“Cũng trên cơ sở các bộ vàn này, chúng ta có thể lập nên cuốn: TRUYỆN KIỀU ĐỌC NGƯỢC, trong đó toàn bộ 3,254 câu Kiều được sắp xếp từ cuối sách trở lạ lên đầu, sao cho chúng vẫn mối vần được với nhau mà câu chuyện về nàng Kiều diễn ra theo trình tự ngược lại như một cuốn phim quay ngược với những diến bến ngược chiều. Quyển này được bắt đàu bằng hai câu cuối:
Lời quê chấp nhật dòng dài,
Lời vui cũng được một vài trống canh
Và kết thúc bằng những câu mở đầu của tác phẩm:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau.
Chúng tôi xin giới thiệu sau đau 132 câu mở đầu của cuốn sách (ứng với Đoạn kết của Truyện Kiều) để quý vị độc giả tham khảo và cũng để chứng minh rằng Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất trên thế giới có thể đọc ngược từ cuối lên đầu như thế nào.
Trong đoạn đầu, gồm 132 câu của cuố sách này, cột đầu tiên ghi số thứ tự của các câu, phần chính là những cặp câu lục bát với số thứ tự của các câu, phần chính là những cặp câu lục bát với số thứ tự ở tác phẩm của Nguyễn Du trong quyển Đoạn Trường Tân Thanh. Chúng tôi sẽ rất hân hạnh được gặp lại quý vị đọc giả trong cuốn sách độc đáo này để chúng ta một lần nữa được biết tác phẩm của nhà đại thi hào dưới một hình thức hoàn toàn mới (dù nhiều chỗ còn khiên cưỡng và chỉ đơn thuần mang tính giải trí) mà có thể (và chắc chắn) chính nhà đại thi hào cách đây gần hai thế kỷ cũng không thể ngờ tới. Thực ra, bằng những tổ hợp khác nhau, người ta có thể lập thành rất nhiều, có thể nói là có vô số bản TRUYỆN KIỀU ĐỌC NGƯỢC khác nhau mà ở đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu một thí dụ.
Nay cuốn sách đã hoàn thành, chúng tôi xin mạo muội trình trước quý vị độc giả như một đóng góp vào việc tìm hiểu Truyện Kiều ở một phương diện độc đáo đến kỳ lạ và cũng là minh chứng cho lòng kính yêu vô hạn của chúng tôi đối với nhà đại thi hào dân tộc.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT
VẤN ĐỀ ĐỌC NGƯỢC TRUYỆN KIỀU
Truyện Kiều, tác phẩm độc đáo và kỳ diệu trong văn chương Việt Nam
Thuật nghịch độc; Một thú chơi thơ đọc ngược.
Các kiểu đọc ngược Truyện Kiều.
Văn trong truyện Kiều và việc Tập Kiều.
Về số lượng các bản Truyện Kiều đọc ngược.
Giới thiệu một đoạn Kiều đọc ngược.
Giới thiệu đoạn đầu của mấy bản Kiều đọc ngược.
Về bản Truyện Kều đọc ngược của chúng tôi.
PHẦN THỨ HAI
TRUYỆN KIỀU ĐỌC NGƯỢC
I.TÁI HỒI KIM TRỌNG
1. Đoạn kết Tình nhân lại gặp một tình nhân.
2. Lại họp một nhà.
3. Kim Trọng tìm Kiều.
4. Kim Trọng trở lại vườn Thúy
II. MƯỜI LĂM NĂM LƯU LẠC
5. Trên sông Tiền Đường.
6. Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến.
7. Đền ơn, báo oán.
8. Thúy Kiều gặp lại Từ Hải.
9. Vào lầu xanh lần thứ hai.
10. Áo xanh đổi lấy áo cà sa.
11. Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều.
12. Thanh y hai lần.
13. Thúy Kiều bị bắt cóc.
14. Thoát vòng trấn ải.
15. Thúc Sinh chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh.
16. Ở lầu xanh lần thứ nhất.
17. Kiều mắc lừa Sở Khanh.
18. Vào lầu xanh lần thứ nhất.
19. Đường đến Lâm Tri.
20. Tại trú đường.
21. Trao duyên.
22. Thúy Kiều bán mình – Gia biến.
III. MỐI TÌNH ĐẦU
23. Kim - Kiều thề nguyền.
24. Kim - Kiều đính ước.
25. Kim - Kiều gặp gỡ.
26. Hội Đạp Thanh.
27. Gia thế, tài sắc Túy Kiều. Mở đầu.
PHỤ LỤC
MƯỜI LĂM NĂM LƯU LẠC CỦA THÚY KIỀU:
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.
Các trang tư liệu minh họa:
Bài Vũ Trung Sơn Thủy
Bảng các khả năng lựa chọn trong 7 khổ thơ đầu
Bản đồ Trung Quốc ngày nay
Bản đồ Triết Giang và vùng phụ cận
Sông Tiền Đường ở thành phố Hàng Châu