nguyendu.com.vn
Loading...

Tìm hiểu về Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân Nguyễn Tán


Nguyễn Tán sinh năm Giáp Tý (1804), tên chữ là Tụ Phủ, hiệu Cẩm Đình, là người có tài và thông minh. Khoa thi Nhâm Thìn (1832) ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, giữ  đến chức Lại bộ Viên ngoại lang. Ông mất vào năm Ất Mùi (1835) dưới triều vua Minh Mạng năm thứ 16.
 
 
Văn bia  đề danh tiến sĩ khoa thi hội năm Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 13 (1832)  Văn Miếu Huế
 
Nguyễn Tán là con trai đầu của cụ Nguyễn Nghi (Nguyễn Nghi - con trai thứ 10 của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, là em cùng cha khác mẹ với Đại thi hào Nguyễn Du). Nguyễn Tán gọi Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm là ông nội và Đại thi hào Nguyễn Du là bác. Ông không sinh ra ở làng Tiên Điền mà sinh ra và lớn lên ở quê mẹ tại làng Tiêu Sơn, Bắc Ninh. Năm Ất Dậu (1825) lúc 22 tuổi ông nhập tịch về quê vợ ở xã Cẩm Chương, huyện Đồng Ngạn, tỉnh Bắc Ninh và đỗ tú tài tại trường thi vùng Tây Bắc. Năm Mậu Tý ( 1828) đỗ cử nhân. Khoa thi năm Nhâm Thìn (1832) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
 
Khoa thi này, văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi hội năm Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 13 (1832) ghi “Nguyễn Tán - Cử nhân, người xã Tiên Điền, tổng Phan Xá, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh sinh năm Giáp Tý, thi đỗ lúc 29 tuổi”. Ông đứng thứ 5 trong số 6 người đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân tại khoa thi này (Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam - NXB Giáo dục  năm 2006, tr 542).
 
Bản rập Mộc bản triều Nguyễn, hiện đang trưng bày tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du ghi rõ, nội dung như sau: Khoa thi năm Nhâm Thìn, Minh Mệnh thứ 13 (1832), Nguyễn Tán: quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An. Nhà ở Cẩm Chương, Đông Ngàn, Bắc Ninh. Đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1828). Đỗ Đệ tam giáp năm 29 tuổi (Mộc bản sách Quốc triều Đăng khoa lục. Quyển 1, mặt khắc 7).
 
 
Bản rập Mộc bản triều Nguyễn ghi chép về Nguyễn Tán
 
Về hành trang sự nghiệp của Nguyễn Tán, sau khi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân tư liệu không ghi chép nhiều, thời gian từ lúc đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân đến lúc ông mất quá ngắn nên việc tra cứu, tìm hiểu  sự đóng góp của ông trong giai đoạn lịch sử thời bấy giờ không rõ, nguồn tư liệu chủ yếu qua gia phả và gia phả chỉ ghi ngắn gọn:  “Bấy giờ ông 29 tuổi, do bộ lễ thay đổi đề thi, ông vâng mệnh được đổi lại về nguyên quán. Ông từng được trao giữ chức Lại bộ Viên ngoại lang. Năm Ất Mùi (1835), ông thấy người em ngỗ nghịch là Trương Xuân moi móc lỗi lầm của người anh cùng tổ họ là Nguyễn Trừ (Tri phủ Vĩnh Trường) bèn làm bản điều trần sự việc, được ban cho trở về quê quán. Ít lâu sau bị bệnh và mất vào ngày 18 tháng 2 năm 1835 (nhằm ngày 16 -3), được ban tên thụy là Triết An” (Gia phả họ Nguyễn - Tiên Điền, NXB Văn học năm 2016, tr 105). Nguồn tư liệu này còn cho biết thêm: Năm Thiệu Trị thứ 4, các bạn đồng niên cùng khoa, cùng tuổi, cúng Án sát sứ Nguyễn Khắc Trạch lập ruộng cúng tế giao cho bản xã nhận trông nom việc phụng thờ, hiện ở xứ Đồng Giếng, thôn Bảo Kệ (Tiên Điền - Nghi Xuân).
 
Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ Nguyễn Tán là người kế tục được truyền thống học hành khoa cử của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền. Từ Nguyễn Nghiễm (ông nội của Nguyễn Tán), người khai khoa cho khoa bảng của họ Nguyễn - Tiên Điền, đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa thi Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 3 (1731), Nguyễn Huệ anh cả của Nguyễn Nghiễm (Nguyễn Tán gọi là ông Bác ) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Quý Sửu niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733), Nguyễn Khản  (Nguyễn Tán gọi là bác) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Canh Thìn niên hiệu Cảnh hưng năm thứ 21 (1760), đến Nguyễn Tán tiếp tục ghi danh trên con đường khoa cử - đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân tại khoa thi năm Nhâm Thìn dưới triều vua Minh Mạng thứ 13 (1832) rồi đến Nguyễn Mai, người cuối cùng của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Giáp Thìn niên hiệu Thành Thái năm thứ 16 (1904) đã góp phần làm rạng danh con đường khoa bảng của dòng tộc này trong giai đoạn lịch sử nước nhà trước đây.
 
Đến nay, việc khảo cứu và tìm hiểu về Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân Nguyễn Tán chưa nhiều, bởi nguồn tư liệu quá ít, gia phả chỉ chép đến thời điểm ông mất, phần về sau như nơi thờ tự, mộ phần, gia thất của ông không  được ghi chép, họ tộc cũng chưa có sự chắp nối nên chưa có cơ sở để tìm hiểu về những đóng góp của ông  cho lịch sử cũng như hậu duệ của ông nối tiếp về sau.
 
 
Bách Khoa

Nghiên cứu thảo luận
Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của
Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website