Ngày 28 tháng 07 năm 2015
TẬP NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN CHỌN LỌC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (gồm trọn bộ 2 tập – Tập I và tập II) ra mắt bạn đọc nhằm giới thiệu với bạn vừa tròn năm mươi bài nghiên cứu – bình luận tiêu biểu và có giá trị về nền văn học dân gian Việt Nam của gần bốn mươi học giả và nhà nghiên cứu- phê bình văn học có uy tín, đã xuất hiện trên văn đàn trong khoảng bốn thập kỷ vừa qua, trước thềm thiên niên kỷ mới: Từ một số học giả vào bậc cựu trào như Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Đào Văn Tiến, Tầm Vu (Trần Văn Giàu)…đến một số nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Trần Thanh Mai, Nông Quốc Chấn…và đặc biệt phải kể đến đông đảo các nhà nghiên cứu tầm cỡ hoặc có uy tín về văn học dân gian trong vòng bốn, năm chục năm trở lại đây như: Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Cao Huy Đỉnh, Hoàng Tiến Tựu, Ngọc Anh, Trần Bảng, Trần Nghĩa, Trần Đức Các, Trần Quang Nhật, Phan Đăng Nhật, Hà Châu, Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Ngọc Côn, Lê Văn Lan, Chu Xuân Diện, Ninh Viết Giao, Đặng Văn Lung, Nguyễn Khắc Xương, v v…
Cần đặc biệt lưu ý là việc tuyển chọn và giới thiệu có hệ thống và toàn diện các bài nghiên cứu bình luận về các thể loại văn học dân gian Việt Nam (gồm năm mươi bài giới thiệu chính thức kèm theo danh mục năm mười bài giới thiệu thêm của tổng số ngót sáu mươi tác giả), sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả về các mặt nhận thức, cảm thụ và đánh giá chuẩn xác của bạn đọc đối với nền văn học dân gian hết sức phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Dân tộc ta, qua các công trình nghiên cứu công phu và có chất lượng cao của đội ngũ các bạn học giả và các nghiên cứu có uy tín đã kể trên.
Mặt khác, cũng cần lưu ý là qua bộ sách này, bạn đọc sẽ có nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn và cũng đầy hứng thú mấy điều cốt yếu sau đâu: Văn học dân gian Việt Nam là một biểu hiện hết sức độc đáo về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, đồng thời là cái vốn vô cùng quý báu của nền văn học dân tộc với giá trị và tác dụng lớn lao khó lường hết được của nó.
Bởi vậy, chúng ta cần hết sức coi trọng và tích cực khai thác, đặc biệt là cần kế thừa và phát huy mạnh mẽ cái kho tàng quý báu đó do ông cha để lại, trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn học mới và một cuộc sống tinh thần mời trong thời đại đầy triển vọng xán lạn của dân tộc ta hiện nay mà BÁC HỒ - nhà văn hóa lỗi lạc của Dân tộc và của toàn Nhân lọa trong thế kỷ 20 vừa qua – chính là người đã khai phá, dẫn đầu và bền bỉ định hướng cho chúng ta trên những chặng đường đã qua, hiện nay và cả mai sau.
Ngoài ra, bạn đọc cũng sẽ được mở rộng tầm mắt trước một kho tàng văn học dân gian Việt Nam hết sức phong phú đa dạng, mang đủ mọi màu sắc của mọi dân tộc Việt Nam từ đông người tới ít người trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu của chúng ta: từ các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các lưu vực sông Chu, sông Mã, Sông Hương, sông Ba, đến các vùng Trung du, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… mỗi vùng, mỗi vẻ, mỗi sắc thái riêng, tạo nên các cốt cách và cái truyền thống chung của một nền văn hóa VIỆT NAM thống nhất, đạm đà bản sắc dân tộc, từ hàng ngàn năm xưa còn lưu lại, đã, đang và sẽ được phát huy mãi mãi với cả cái bản sắc NHÂN VĂN rạng rỡ vốn có của nó.
Cuối xuân Canh Thìn – Tháng 5 năm 2000
ĐỖ QUANG LƯU
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
CHƯƠNG I
Coi trọng vốn văn nghệ quần chúng trong
Sự nghiệp xây dựng một nền văn nghệ mới
HÀ HUY GIÁP
Văn học dân gian Việt Nam, một biểu tượng độc đáo
và xuất sắc sức sống mãnh liệt của dân tộc
NGUYỄN KHÁNH TOÀN
Phải triệt để khai thác vốn văn nghệ dân gian
giàu có của dân tộc
NGUYỄN KHÁNH TOÀN
Văn học dân gian Việt Nam vốn quý
của văn học dân tộc
VŨ NGỌC PHAN
Giá trị và tác dụng của văn học dân gian Việt Nam
VŨ NGỌC PHAN
Văn học dân gian là một kho tàng quý cho sử học
NGUYỄN ĐỒNG CHI
Về cuốn “ Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian”
ĐẶNG VĂN LUNG
Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam trong
mối quan hệ giữ các dân tộc
NÔNG QUỐC CHẤN
Về văn nghệ dân gian của dân tộc Mường
BÙI VĂN KÍN
Về công tác sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu
văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam
HOÀI THANH
CHƯƠNG II
Tục ngữ với truyền thuyết anh hùng
TRẦN ĐÌNH CÁC
Nhà nho xưa tìm hiểu truyện dân gian và ca dao, tục ngữ
NGUYỄN ĐÌNH KHÁNH
Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc
HÀ CHÂU
Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích
NGUYỄN ĐÌNH THI
Các nhà thơ học những gì ở ca dao
XUÂN DIỆU
Lòng nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ trong ca dao
TRẦN QUANG NHẬT
Về những hình thức sinh hoạt ca dao
của bộ đội trong cuộc sống mới
TRẦN ĐỨC CÁC
Từ xẩm,vè, nói thơ đến độc tấu
THANH TỊCH
Cần tôn trọng vẻ đẹp riêng của tiếng Việt
trong việc sử dụng thành ngữ dân gian
ĐỖ QUANG LƯU
Hãy giữ gìn bản sắc dân tộc của tục ngữ - ca dao
ĐỖ QUANG LƯU
Tục ngữ - châm ngôn và thời đại
ĐỖ QUANG LƯU
Bác Hồ, người sáng tạo những tục ngữ - chăm ngôn mới
của thời đại mới
ĐỖ QUANG LƯU
Chiến tranh và khẩu hiệu
ĐỖ QUANG LƯU
Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca quan họ Bắc Ninh
VŨ NGỌC PHAN
Hãy khơi sâu dòng thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số
NÔNG QUỐC CHẤN
“Tiếng hát làm dâu”, tiếng hát đau thương căm hờn,
Tiếng tha thiết hy vọng nghìn đời của người phụ nữ Mèo
TÔ HOÀI
Tìm hiểu giá trị “ Bài ca chàng Đam San”
CHU XUÂN DIÊN