Ngày 28 tháng 07 năm 2015
Nguyễn Du - Niên phổ và tác phẩm để lại cho đời những vần thơ thấm đượm nhân tình, nhắn nhủ đồng loại thương yêu nhau, cùng hướng tới niềm vui làm việc thiện.
Non sông Việt Nam, khắp bốn phương trời đời đời vang vọng lời nhắn nhủ đó. Người dân Việt Nam cùng trong bốn biển mãi mãi đáp lại lời nhắn nhủ đó mỗi khi nghĩ về quê hương, Tổ quốc mình. Vì vậy, thơ Nguyễn Du cũng là tiếng gọi đàn đoàn kết dân tộc.
Hình ảnh Nguyễn Du, một tâm hồn đã trải qua biết bao cuộc bể dâu mà vẫn giữ một lòng tin vĩ đại vào sức mạn, vào ý chí của con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ: “Thiện căn ở tại lòng ta”, sẽ là trường tồn trong lớp lớp con cháu nhà thơ.
Việt Nam Tổ quốc ta đổi mới kêu gọi con Hồng cháu Lạc khắp bốn phương hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM – một tiếng gọi đàn nghìn thu vọng mãi, với bạn đọc xa gần, để cùng phấn đấu hướng tới mục đích cao cả.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA
LỜI NÓI ĐẦU
NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM đến với bạn đọc có khi hơi muộn. Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu đã có toàn tập từ những thập kỷ trước. Ấy vậy, song Nguyễn Du vẫn có cái duyên riêng thầm lặng mới có được cái tốt lành là toàn bộ sáng tác của ông đến giữa lúc nhân dân ta kỷ niệm những ngày đầy ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc.
Từ bao đời nay, chúng ta vui buồn, do dự… đều đến với Nguyễn Du, tìm ở nhà thơ một lời an ủi, một sự đồng cảm và cả những lời chỉ bảo cho đường đi nước bước trong cuộc đời đầy những tục lụy trước đây. Và, rồi giữa những ngày vui hôm nay, Nguyễn Du lại đến với chúng ta, gần gũi và thân thiết biết nhường nào.
Gần gũi và thân thiết, vì tác phẩm của ông là tiếng nói của tình thương bao la, nhắn nhủ đồng loại hướng tới cái đẹp, và bấy nhiêu thơ ca là cùng chung một tiếng kêu thương, một lời căm giận, một ước mơ bắt nguồn từ một tấm lòng nhân đạo cao cả đối với con người. NGUYỄN DU NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM cố gắng chuyển đến bạn đọc tiếng nói trong trẻo đó – tiếng nói quy định bởi dòng họ và thời đại “quân sư phụ” của ông, cùng với những hồi âm của các thế hệ kế tiếp từ sau khi nhà thơ qua đời.
Tác phẩm của Nguyễn Du có: Thơ Quốc âm, bao gồm Kiều, Chiêu hồn thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường lưu, Thơ thớ lời trai phường nón trả lời Nguyễn Huy Quýnh. Và, thơ chữ Hán, có Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, và Bắc hành tạp lục.
Phần thơ Quốc âm, chúng tôi biên soạn trên cơ sở những bản in của Nxb Đại học và THCN, 1972, có bổ sung và chỉnh lý theo những tư liệu mới sưu tầm được cho hoàn hảo hơn. Phần thơ chữ Hán được thực hiện trên cơ sở bản Văn học, 1965, có bổ sung sửa chữa và sắp xếp lại sau khi đã tham khảo thêm bản dịch chép tay của các cụ Nguyễn Văn Bách, Phan Trọng Bình, Thạch Can, Trần Hữu Chương, Nguyễn Mỹ Tài gửi cho.
NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM thừa hưởng những thành tựu nghiên cứu của các nhà Kiều học từ trước đến nay. Hy vọng các bạn sẽ gặp lại mình qua những trang của tập sách và vui lòng lượng thứ cho những sơ suất về trích dẫn, xuất xứ nếu có.
NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM được biên soạn trong nhiều năm và đã được đông đảo bạn đọc đủ các thế hệ, và từ các ông hoàng bà chúa đến các học giả, những nhà nghiên cứu khắp nơi đã thân tình gửi cho tài liệu quý… Tất cả đều từ cố đô Huế mà tản mác đi, nay quy tụ về đây gần như đủ để chúng ta giải quyết toàn tập Nguyễn Du về mặt văn bản.
Chúng tôi vẫn nghĩ dân tộc ta sẽ mãi mãi ghi nhận công lao của cố đô Huế đối với văn hiến Việt Nam. Hầu hết sáng tác của quá khứ đều được khắc in lại dưới vương triều nhà Nguyễn để bảo tồn. Đó là chưa kể về điền chế, lịch pháp mà vương hoàng triều Nguyễn đã để lại cho chúng ta nhiều tự hào. Riêng về Nguyễn Du, ông đã thực sự có cái may mắn “đắc quân hành đạo”. Nhà Nguyễn biết tài và trọng dụng ông, để ông có dịp “vi sứ vi khanh sinh bất thiếm”, để ông có dịp “tại gia tại quốc tử do vinh”. Đó là tiếng nói đích thực của lịch sử mà hôm nay chúng ta còn có thể thấy được qua những nguồn tư liệu hiếm về nhà thơ được trân trọng lưu giữ từ các thế gia vọng tộc ở cố đô hiền hòa và khiêm tốn. NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM được biên soạn cũng là để đáp lại những ân tình đó.
Cuối cùng, nhân dịp này, chúng tôi xin cảm tạ Nhà xuất bản đã ưu tái tạo điều kiện thuận lợi cho NGUYỄN DU, NIÊN PHỔ & TÁC PHẨM ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 180 năm nhà thơ qua đời trong dịp chào mừng những ngày có ý nghĩa trọng đại của đời sống dân tộc.
SÀI PHI THƯ TRANG, MÙA THU 2000
Nguyễn Thạch Giang
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Niên phổ Nguyễn Du
THƠ QUỐC ÂM
KIỀU
Lời dẫn
A. Lịch sử văn bản truyện Kiều
1. Bản Kinh và bản Phường
2. Các bản Kiều Nôm Liễu văn đường, Thịnh mỹ đường, Quan văn đường, Phúc văn đường
3. Bản Quan văn văn đường, Thánh Thái Bính Ngọ
4. Bản Kiều Oánh Mậu, Thánh Thái Nhâm Dần
5. Các bản Kiều Nôm chép tay – bản Tiên Điền
6. Các bản Kiều Quốc ngữ - bản Trương Vĩnh Ký
7. Bản Aben đề Misen
8. Bản Phạm Kim Chi
9. Bản Bùi Ký – Trần Trọng Kim
10. Bản Tản Đà
Mấy nhận xét chung về văn bản truyện Kiều
B. Xử lý văn bản truyện Kiều
1. Mục tiêu hiệu đính
2. Nguyên tắc hiệu đính
3. Phương pháp hiệu đính
4. Một vài thí dụ trong việc áp dụng những nguyên tắc và phương pháp hiệu đính
5. Câu 946: Của min…
6. Câu 529: Cửa sài…
7. Câu 1885: Giọt Tương…
8. Câu 1092: Ngậm gương…
9. Câu 1880: Ra nợ…
Những trường hợp ngoại lệ
C. Vấn đề chú thích văn bản
1. Nhận xét tổng quát về vấn đề chú thích
2. Yêu cầu và thể lệ chú thích
D. Phân loại truyện Kiều
I. Gia thế và tài sắc chị em Kiều
II. Tiết Thanh minh – Kiều gặp Kim Trọng
III. Cơn gia biến – Mối tình Kim Kiều tan vỡ
IV. Kiều bị bán vào lầu xanh Tú Bà – Kiều gặp Thúc Sinh
V. Hoạn Thư ghen – Kiều trốn khỏi Quan Âm Các
VI. Kiều bị bán vào lầu xanh ở Châu Thai – Kiều gặp Từ Hải
VII. Kiều được Giác Duyên cứu vớt
VIII. Kim Trọng trở lại vườn Thúy – Đại đoàn viên
Kiều – Văn bản và Khảo dị
Chú thích Kiều
Những chú thích có ghi lời phê của
Nguyễn Lượng: 713, 1148, 2390, 2570, 3014
Vũ Trinh: 6, 713, 1533, 1800, 2248, 2372, 3076, 3126, 3204
Bảng chữ tắt: 456
CHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH
Lời dẫn 458
Văn bản Chiêu hồn thạp loại chúng sinh 462
Chú thích Chiêu hồn thập loại chúng sinh 470
VĂN TẾ SỐNG HAI CỐ GÁI TRƯỜNG LƯU –
THƯ THÁC LỜI TRAI PHƯỜNG NÓN
(Trả lời Nguyễn Huy Quýnh)
Lời dẫn
Văn bản Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
Chú thích Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
THƠ THÁC LỜI TRAI PHƯỜNG NÓN
(Trả lời Nguyễn Huy Quýnh)
Chú thích Thơ thác lời trai phường nón
+ Phụ lục: Thơ thác lời gái phường vải gửi Nguyễn Du
THƠ CHỮ HÁN
Lời thuyết minh
THANH HIÊN TIỀN HẬU TẬP
Lời dẫn
Mười năm gió bụi (1786 -1795)
1. Sơn cư mạn hứng
2-3. U cư (hai bài)
4-5. Tự thán (hai bài)
6. Bất mị
7-8. Mạn hứng, (hai bài)
9. Tạp ngâm
10. Khất thực
11. Quỳnh Hải nguyên tiêu
12. Xuân nhật ngẫu hứng
13. Xuân dạ
14. Thu chí
15-16. Thu dạ (hai bài)
17. Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam qui
18. Lưu biệt Nguyễn Đại Lang
19. Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn…
20. Bát muộn
21. Trệ khách
22. Đại nhân hí bút
23. Vị Hoàng doanh
24. Độ Phú Nông Giang cảm tác
25. Tái du Tam Điệp Sơn
26. Hoàng Mai kiều vãn điểu
27. Dao vọng Càn Hải Từ
Dưới chân núi Hồng (1796-1802)
28. Giang Đình hữu cảm
29. Ức gia huynh
30. Ký mộng
31. Mi trung mạn hứng
32. Ký Huyền Hư Tử
33. Ký giang bắc Huyền Hư Tử
34. Ký hữu
35. Tặng Thực Đình
36. Phúc Thực Đình
37-39. Biện Nguyễn Đại Lang (ba bài)
40-41. Hành lạc từ (hai bài)
42. Liệp
43. Sơn thôn
44. Thôn dạ
45-47. Tạp ngâm (ba bài)
48-49. Tạp thi (hai bài)
50. Mạn hứng
51. Dạ hành
52. Đạo ý
53-54. Ngọa bệnh (hai bài)
55. Đối tửu
56. Khai song
57. Lam Giang
58. Độ Long Vĩ Giang
59. Điếu La Thanh ca giả
60. Ninh Công Thành
Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804)
61. Ký hữu
62. Sơ nguyệt
63. La Phù Giang thủy các độc tọa
64-65. Ngẫu hứng (hai bài)
66. Thanh minh ngẫu hứng
67. Mộ xuân mạn hứng
68.Thanh Quyết Giang vãn diểu
69. Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn
70. Đồng Lung Giang
71. Lạng Sơn đạo trung
72. Quỷ Môn đạo trung
73. Đề Nhị Thanh Động
74. Vọng Phu Thạch
75. Xuân tiêu lữ thứ
76. Điệp tử thư trung
77. Khổng tước vũ
78. Độc Tiểu Thanh ký
Chú thích Thanh Hiên tiền hậu tập
NAM TRUNG TẠP NGÂM
Lời dẫn
1. Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành
2-4. Ngẫu thư công quán bích (ba bài)
5. Thu chí
6-10. Mộng đắc thái liên (năm bài)
11. Tống nhân
12. Vọng Thiên Thai Tự
13. Ngẫu đề
14-18. Ngẫu hứng (năm bài)
19. Thủy liên đạo trung tảo hành
20. Tặng nhân
21. Tái thứ nguyên vận
22. Dạ tọa
23. Tạp ngâm
24. Điệu khuyển
25. Sơn trung tức sự
26. Độ Linh Giang
27. Thành hạ khí mã
28. Pháo đài
29-30. Giang đầu tản bộ (hai bài)
31. Ngẫu đắc
32-33. Đại tác cựu thú tư qui (hai bài)
34. Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An
35. Y nguyên vật ký Thanh oai Ngô Tứ Nguyên
36. Nễ Giang khẩu hương vọng
37. Tân thu ngẫu hứng
38. Thu nhật ký hứng
39-40. Giản Công bộ Thiên sự Trần (hai bài)
Chú thích Nam trung tạp ngâm
BẮC HÀNH TẠP LỤC
Lời dẫn
1-2. Thăng Long (hai bài)
3. Ngô gia đệ cưu ca cơ
4. Long Thành cầm giả ca
5. Quỷ Mon Quan
6. Lạng Thành đạo trung
7. Lưu biệt cựu khế Hoàng
8. Trấn Nam Quan
9. Nam Quan đạo trung
10. Mạc phủ tức sự
11. Giáp thành Mã Phục Ba miếu
12. Minh Giang chu phát
13. Ninh Minh Giang chu hành
14. Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu
15. Hoàng Sào binh mã
16. Vọng Quan Âm miếu
17. Tam Giang khẩu đường dạ bạc
18. Vãn há Đại Than, tân lạo bạo trướng, chư hiểm câu thất
19. Há than hỉ phú
20. Thái Bình thành hạ văn xuy địch
21. Thái Bình mại ca giả
22. Chu hành tức sự
23. Sơn Đường dạ bạc
24. Thương Ngô tức sự
25. Thương Ngô mộ vũ
26-40. Thương Ngô trúc chi ca (mười lăm bài)
41. Ngũ Nguyệt quan cạnh độ
42. Bất tiến hành
43. Quế Lâm công quán
44. Quế Lâm Cù Các bộ
45. Triệu Vũ Đế cố cảnh
46. Dương Phi cố lý
47. Tam liệt miếu
48. Đề Vi, Lư tập hậu
49. Quá Thiên Bình
50. Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch
51-52. Sơ thu cảm hứng (hai bài)
53. Sở vọng
54. Vọng Tương Sơn Tự
55. Tương Giang dạ bạc
56-57. Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu (hai bài)
58. Phản chiêu hồn
59. Biện Giả
60. Trường Sa Giả Thái phó
61. Tương Âm dạ
62-63. Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ (hai bài)
64. Đăng Nhạc Dương lâu
65. Hán Dương vãn diểu
66. Hoàng Hạc Lâu
67. Lý gia trại tảo phát
68. Nhiếp Khẩu đạo trung
70. Quản Tế ký thắng
71. Vũ Thắng quan
72. Tín Dương tức sự
73. Ngẫu hứng
74. Hà Nam đạo trung khốc thử
75. Yến Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ
76. Nhạc Vũ Mục mộ
77-78. Tần Cối tượng (hai bài)
78-80. Vương thị tượng (hai bài)
81. Độ Hoài hữu cảm Âm Hầu tác
82. Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tướng
83. Âu Dương Văn Trung công mộ
84. Bùi Tấn công mộ
85. Cựu Hứa Đô
86. Đồng Tước Đài
87. Thất thập nhị nghi trùng
88. Hoàng Hà
89. Hoàng Hà trở lạo
90. Trở binh hành
91. Tỉ Can mộ
92. Kê Khang cầm đài
93. Kê Thị trung từ
94. Hàm Đàn tức sự
95. Lạn Tương Như cố lý
96. Liêm Pha bi
97-98. Tô Tần đình (hai bài)
99. Dự Nhượng chủy thủy hành
100. Dự Nhượng Kiều
101. Kinh Kha cố lý
102. Hàn Tín giảng binh xứ
103. Đế Nghiêu miếu
104. Lưu Linh mộ
105. Tây Hà dịch
106. Sở kiến hành
107. Kỳ lân mộ
108. Đông lộ
109. Đông A sơn lộ hành
110. Quản Trọng Tam Qui Đài
111-112. Sở Bá Vương mộ (hai bài)
113. Mạnh Tử từ cổ liễu
114. Liễu Hạ Huệ mộ
115. Từ Châu đạo trung
116. Từ Châu dạ
117. Từ Châu đê thượng vọng
118. Nhị Sơ cố lý
119. Á Phủ mộ
120. Chu Lang mộ
121. Tổ Sơn đạo trung
122. Đồ trung ngẫu hứng
123. Vinh Khải Kỳ thập tuệ xứ
124. Tiềm Sơn đạo trung
125. An Huy đạo trung
126-127. Đào Hoa dịch đạo trung
128. Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
129. Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh xứ
130. Hoàng Mai đạo trung
131. Hoàng mai sơn thượng thôn
132. Chu phát
Chú thích Bắc hành thi tập
Mục lục