L.T.S. — Vấn đề thời điểm táng tác của Truyện  Kiều  là một vấn đề văn học sử quan trọng, có liên quan đến việc đánh giá Truyện Kiều, nói riêng và việc nghiên cứu sự phát triển của giai đoạn văn học này nói chung. Vì vậy chúng tôi đăng giả thuyết dưới đây của bạn Trương Chính để các bạn đọc tham khảo.

Vấn đề này trước đây, ông Đào Duy Anh đã có giải quyết một lần  trong cuốn Khảo luận về " Truyện Thúy Kiều " và đoán Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi đi sứ Trung-quốc, vào khoảng năm 1805—1809. Trong bài Nguồn gốc văn Kiều — văn phái Hồng Sơn , ông Hoàng Xuân Hãn tuy không có tài liệu nào để bác ý kiến trên, nhưng nói rằng ông tin vào Đại Nam liệt truyện chính biên, và cho là Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung-quốc về.

Dưới đây, chúng tôi muốn xét lại vấn đề này từ đầu.

Theo chỗ chúng tôi biết thì có ba tài liệu nói về việc Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều, nhưng ba tài liệu đó  không nhất trí với nhau:

1) Đại Nam liệt truyện  chính biên sơ tập, mục Nguyễn Du, chép:

" Ông giỏi thơ lại sành quốc âm sau khi đi sứ về có tập Bắc hành thi tập và Truyện Thúy Kiều truyền lại đến nay ".

Liệt truyện soạn năm Tự Đức thứ năm, tức năm 1850, sau khi Nguyễn Du từ trần 30 năm. Xin nói ngay rằng Liệt truyện chép về Nguyễn Du có một số điểm không thật chính xác. Thí dụ nói: " Ông có hai người em là Thảng  và Sóc ". Thật ra, chỉ có Sóc, tức Nguyễn Ức, tước Sóc nhạc bá, làm thiêm sự  bộ công thời Minh Mạng, là em; còn Thảng, tức Nguyễn Thảng, là con Nguyễn Khản, gọi Nguyễn Du bằng chú (Xem Thế phả).

Ông Đào Duy Anh cũng có nói:

« Sách Liệt truyện... cũng có thể chép sai được. (Thực lục cũng còn có  chỗ chép sai, huống là Liệt truyện) ». Chứng cứ của ông là: « Chữ Thúy Kiều truyện (tên gọi tục) và chữ Bắc hành thi tập các sử thần dùng đó, tỏ rằng họ chỉ bằng vào khẩu truyền nên mới chép những tên sách gọi tục ấy, chứ không chép tên chính là Bắc hành tạp lục và Đoạn trường tân thanh. Như thế thì sách Liệt truyện, tuy là quốc sử, cũng không đủ cho ta tin ».

Cũng có lý.

2) Đại Nam nhất thống chí, mục Nguyễn Du, chép:

" Khi đi sứ về có Bắc hành thi tập. Ông lại hay quốc âm  làm cuốn Truyện: Thúy Kiều, được nhiều người truyền tụng".

Đại Nam nhất thống chí soạn thời Tự Đức, đến năm 1909, Cao Xuân Dục soạn lại.

Sách này cũng có những điểm không chính xác. Thí dụ nói: Nguyễn Du « là cháu Nguyễn Nghiễm ", hoặc "có hai con là Thảng và Sóc".

Câu văn trích ở trên cũng khác với câu trong Liệt truyện, chỉ nói đi sứ về có Bắc hành thi tập mà không nói đi sứ về mới viết Truyện Kiều.

3) Thế phả chép :

" Tháng 4 năm Giáp tuất (1814) ông trở về đến kinh, chầu vua. Năm ấy, ông có tập thơ nhan đề Bắc hành tạp lục".

Đến đoạn nói về sáng tác, mới nói :

"Những thơ văn ông sáng tác thì có Thanh hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục và Lê quý kỷ sự. Ông lại sở trường về quốc âm. Quyển Đoạn trường tân thanh được truyền tụng khắp trong nước ".

Thế phả của họ Nguyễn Tiên-điền do Nguyễn Nghiễm soạn, và do Nguyễn Y và Nguyễn Thục chép tiếp.

Nguyễn Y, tự Hi Giác, hiệu Văn Giang, đậu tú tài năm Mậu tí (1828), là con Nguyễn Nhưng. (Nguyễn Nhưng cũng là con Nguyễn Nghiễm, em ruột Nguyễn Du nhưng khác mẹ, và sinh năm 1768, thua Nguyễn Du 3 tuổi).

Nguyễn Thục là con Nguyễn Thiện. (Nguyễn Thiện là con Nguyễn Điều, gọi Nguyễn Du bằng chú, sinh năm 1763, hơn Nguyễn Du 2 tuổi).

Nói một cách khác, Nguyễn Y và Nguyễn Thục đều cùng lứa tuổi con Nguyễn Du. Cũng vì vậy, những tài liệu viết về Nguyễn Du trong Thế phả có phần chính xác hơn sách sử.

Theo câu trích dẫn trên, chúng ta thấy Thế phả không hề nói Truyện Kiều sáng tác sau khi Nguyễn Du đi sứ về.

Gần đây, trong bài Cần có một bản Kiều quốc ngữ tương đối đúng với nguyên tác, Nguyễn Văn Hoàn có viết:

"Đình nguyên Đào Nguyên Phổ có mang một bản kinh ra Bắc tặng Phó bảng Kiều Oánh Mậu, bản đó có chữ phê của hai danh nho đồng thời vời Nguyễn Du là Liên Trì Vũ Trinh và Châu Giang Nguyễn Lượng".

Ngày nay, bản Kiều của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ còn ghi lại được một hai lời phê đó. Về đoạn Kiều bán minh, ngồi khóc trước đèn, mãi lâu Thúy Vân mới "chợt tỉnh giấc xuân", bản đó chép:

"Ông Vũ Trinh là quan Tham tri Bộ Hình đời trước, đọc đến chỗ này  có phê rằng: Thúy Vân xuất hiện ba lần, mà lần nào cũng trơ như hòn đá. Trong hội Đoạn trường sao có của ngu xuẩn như vậy, cô Đạm Tiên còn làm  gì được nàng nữa! Nàng chỉ đáng cho theo thói giàu sang làm bà quan là phải".

Về hai càu thơ " Thân lươn bao quản lấm đầu, Chút lòng trinh bạch từ  sau xin chừa ", ông Nguyễn Lạng (Lượng) phê: «Đến sự trinh bạch mà có khi cũng phải xin hối, xin chừa" thì trò đời nghĩ cũng đáng bật cười thật".

Chúng tôi tra cứu thêm thì thấy:

Vũ Trinh không ai khác là anh rể Nguyễn Du (Thế phả). Vũ Trinh sinh năm 1758, hơn Nguyễn Du bảy tuổi, tự Duy Chu, biệt hiệu Lai Sơn, lại còn  có hiệu là Lan Trì (chứ không phải là Liên Tri), người huyện Lương tài (nay huyện Gia-lương) tỉnh Hà-bắc. Trước làm quan với nhà Lê, sau làm quan với nhà Nguyễn. Dưới triều Gia Long, vì ủng hộ Nguyễn Văn Thuyên (con  Nguyễn Văn Thành), ông bị hạ ngục, an trí ở Quảng-nam. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828) — tám năm sau lúc Nguyễn Du chết — mới được tha về thăm nhà. Về quê được vài ngày thì mất. Thọ 70 tuổi. Vụ án Nguyễn Văn Thuyên  xảy ra năm Gia Long thứ 15 (1816). Nguyễn Du đi sứ về năm 1814.

Còn Châu Giang Nguyễn Lượng thì chính là em Nguyễn Du (khác mẹ). Theo Thế phả thì Nguyễn Lượng là con thứ 9 Nguyễn Nghiễm, sinh năm Mậu tý (1768), kém Nguyễn Du ba tuổi, con bà trắc thất Phạm Thị Diễm. Năm 16 tuổi đi thi trường Sơn-nam đậu tam trường (tú tài). Ngày 9 tháng 12  năm Bính tý thời Gia Long (1817) thì mất, thọ 49 tuổi.

Tài liệu trên đưa ta đến kết luận sau:

Thời gian từ năm 1814 (Nguyễn Du đi sứ về) đến năm 1816 (Vũ Trinh bị bắt) và năm 1817 (Nguyễn Lượng chết) ngắn quá, không đủ để sáng tác một tác phẩm bằng thơ dài hơi như Truyện Kiều.

Giả thuyết Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều vào khoảng 1815 — 1820,  mà ông Hoàng Xuân Hãn đưa ra, thì chính ông đã phủ nhận.

Năm 1943, trong bài Nguồn gốc văn Kiều, khi bàn về việc Nguyễn Thiện nhuận sắc cuốn Hoa Tiên, ông nói:

"Theo tính tôn trọng bậc trên ở xứ ta, thì có lẽ trong lúc sinh thời cụ Nguyễn Huy Tự, ông Thiện là em và ít tuổi hơn nhiều (ít hơn 20 tuổi) không  dám sửa chữa văn của anh. Thế thì có thể đặt sự nhuận sắc vào khoảng từ năm 1790 là năm ông Nguyễn Huy Tự mất đến năm 1818 là năm ông Nguyễn Thiện mất).

Thấy văn Hoa Tiên sau khi nhuận sắc rồi có nhuần nhị hơn trước thật nhưng so với văn Truyện Kiều thì còn kém xa, cho nên ông Hoàng Xuân Hãn lại nói thêm:

"Ông Nguyễn Thiện, cháu cụ Nguyễn Du có thể đọc Đoạn trường tân thanh trước lúc mất. Nhưng ta không vì sự có thể đó mà bảo rằng ông theo văn Kiều mà nhuận sắc Hoa Tiên nên mời có nhiều câu giống Kiều".

Ông đưa ra hai lý do :

" Một lẽ là, ông Nguyễn Thiện mất lúc 56 tuổi, nếu ông có đươc đọc Đoạn trường tân thanh thì cũng chỉ được đọc một hai năm trước lúc mất, mà bây giờ đã về già rồi. Ông ẩn dật ở làng từ thuở trẻ, vậy ông đã có rỗi thì giờ mà làm việc ấy từ hồi còn trẻ.

" Lẽ thứ hai là như sau này ta sẽ thấy từ Hoa Tiên đến Đọan trường tân thanh còn có Mai đình mộng ký cũng theo lối văn Hoa Tiên và có nhiều câu giống văn Hoa Tiên. Bài ký ấy lại làm vào năm 1809, trước Đoạn trường tân thanh. Văn lại y như văn Hoa Tiên và văn Kiều".

Đó là lúc ông đang tin vào thuyết Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều sau khi đi sứ về.

Năm 1951, trong cuốn Mai đình mộng ký , ông viết:

" Trong bài Nguồn gốc văn Kiều — Văn phái Hồng Sơn (báo Thanh Nghị số 29, 30, 31), tôi đã căn cứ vào thân sử cụ Nguyễn Du trong Đại Nam liệt truyện chính biên mà tạm nhận rằng Mai đình mộng ký viết trước Đoạn trường tân thanh, nhưng nay tôi đã tìm thấy chứng cứ khá chắc chắn tỏ rằng tập sau (Đoạn trường tân thanh) viết trước tập trước (Mai đình mộng ký)".

Như vậy là ông Hoàng Xuân Hãn đã tìm ra chứng cứ để tự bác ông và nói rằng Truyện Kiều sáng tác trước năm 1809.

Trở lên trên, chúng tôi đã dẫn một số tài liệu để thấy rằng những người không tin là Truyện Kiều sáng  tác sau khi Nguyễn Du đi sứ về (1814) cũng có lý do của họ.

Vậy thì Truyện Kiều sáng tác vào lúc nào?

Ông Hoàng Xuân Hãn nói ông đã tìm ra chứng cứ "khá chắc chắn " tỏ rằng Truyện Kiều viết trước năm 1809. Tiếc thay chưa thấy ông công bố. Nhưng trong cuốn Khảo luận về « Truyện Thúy Kiều » thì ông Đào Duy Anh dựa vào bài tựa tập Kim Vân Kiều án của Nguvễn Văn Thắng mà cho là Truyện Kiều làm vào khoảng những năm đầu thời kỳ Nguyễn Du ra làm  quan vời nhà Nguyễn (1805— 1809).

Bài tựa đó có đoạn viết:

«Tôi sinh không gặp thời, học hành thiếu sót, thường nghe truyện Kim Vân Kiều chép bằng tiếng Trung-quốc, nguyên xưa nhà Ngũ vân lâu ở Bắc triều đã đem nguyên bản khắc in, truyền mãi đến nay. Cho đến khi quan Đông các người nước ta đem diễn thành quốc âm thì truyện ấy được phổ biến khắp nơi...».

Nguyễn Văn Thắng viết những lời đó năm Canh-dần (1830) khi bị giam ở ngục. Như vậy là nguyên bản bằng tiếng Trung-quốc đã được truyền sang ta từ trước, chứ không phải là Nguyễn Du đi sứ Trung-quốc rồi mời biết đến. Thứ nữa, Nguyễn Văn Thắng gọi Nguyễn Du bằng "quan Đông các"   chức quan Nguyễn Du được phong sau khi làm tri phủ Thường - tín (1805) và trước khi làm cai bạ Quảng-bình (1809). Nếu Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều sau khi đi sứ về (1814), thì không vì lẽ gì mà Nguyễn Văn Thắng lại gọi là "quan Đông các ", một chức cũ, năm năm về trước mà lại không gọi « quan Hữu tham tri Bộ Lễ » là chức đương thời của Nguyễn Du.

Chúng ta đọc lại bài tựa cua Nguyễn Văn Thắng, có thể tin theo ông Đào Duy Anh.

Nhưng thật ra tài liệu trên đây cũng chỉ có thể giúp ta định được khoảng thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du được in ra và được phổ biến chứ chưa giúp ta định được năm Truyện Kiều sáng tác.

Theo ý chúng tôi thì từ khi sáng tác cho đến khi đem khắc in, cũng phải một thời gian khá lâu. Người cho khắc in lại không phải là Nguyễn Du mà là Phạm Quí Thích. Truyện Kiều chắc đã phải được truyền tụng như thế nào rồi mới đến tay Phạm Quí Thích.

Chúng tôi cho rằng thời gian sáng tác Truyện Kiều là vào khoảng những năm Nguyễn Du ở « dưới chân núi Hồng», nghĩa là từ 1796 đến 1801, trước khi ra làm quan với nhà Nguyễn.

Lý do thứ nhất: trong Truyện  Kiều có nhiều đoạn tỏ ra rắng Nguyễn Du đang còn có chút «hùng tâm » nào, mặc dù cái  hùng tâm   đó cũng như sinh kế đang hết sức mờ mịt. (Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên) (Tạp thi) Chẳng hạn đoạn tả Từ Hải.

Nhưng cải «hùng tâm » tráng khi đó mất hẳn trong thời kỳ ral ỉàm quan với nhà Nguyễn. Những bài thơ ông làm thời kỳ này, kề cả những bài thơ làm lúc đi sứ Trung-quốc, chứa chan một niềm u uất không thể bộc lộ ra được.

Thử đọc những câu thơ sáng tác khi làm quan ở Quảng-bình (1804—1806):

Quyên ai mạc báo sinh hà hổ
        Nhi nữ thành quần tử bất phường
      (Ơn trên chưa trả được mảy may,
                      Trai gái hàng đàn rồi, dù chết cũng được).

và những câu thơ sáng tác mười năm sau, khi đi sứ Trung-quốc:

Quân ân tự hải hào vô báo,
Xuân vũ như cao cốt tự hàn.
(Ơn trên như bể, chưa báo đáp được mảy may
Mưa xuân thấm nhuần như mỡ, cảm thấy lạnh đến tận xương).

Với một tâm sự như vậy thì không thể ngồi mà sáng tác được một cuốn như Truyện Kiều.

Lý do thứ hai: Thời Gia Long là một thời chuyên chế. Gia Long dùng một số con em đại thần đời Lê để thu phục nhân tâm, cất nhắc lên những chức cao, nhưng không phải là để tin cẩn. Nhiều người đã mang lụy vào thân. Nguyễn Văn Thuyên, con Nguyễn Văn Thành, vì một bài thơ mà bị chém. Võ Trinh, anh rể Nguyễn Du cũng bị đi đày... Ngục văn tự đã thiết lập. Cho nên, trong một hoàn cảnh như vậy, Nguyễn Du không thể viết được những câu thơ bất mãn với chế độ:

Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu.


hoặc những câu thơ phản kháng chế độ:

Chọc giời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai !

vân vân..

Những câu đó, Nguyễn Du chỉ có thể viết khi ở dưới chân núi Hồng, chưa bị một sức mạnh nào ràng buộc.

Đến đây, còn một luận điềm khá lưu hành về Truyện Kiều mà chúng ta không thể không bàn tới bởi vì có liên quan đến vân đề xác định thời gian sáng tác ra tác phẩm này. Luận điểm đó cho rằng Nguyễn Du chọn bộ Thanh tâm tài nhân mà dịch là có dụng ý bày tỏ tâm sự của mình. Không biết ai đưa ra đầu tiên, nhưng trong bài tựa cuốn Đoạn trường tân thanh xuất bản năm 1925, ông Trần Trọng Kim đã phát triển khá nhiều ý này. Ông so sánh cảnh ngộ Kiều và cảnh ngộ nhà thơ, thấy hai người đều « vì chữ tài với chữ mệnh mà thất điên bát đảo », " Kiều thì phải bỏ Kim Trọng mà chịu bước giang hồ ", nhà thơ thì « phải quên nhà Lê mà theo phù tân quân ». Sắp đặt rắt khéo, so sánh rất ăn khớp, làm cho người đọc phải tin. Rồi trong cuốn Sự nghiệp và văn chương của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trữ, xuất bản năm 1928, khi chủ thích bài Vịnh Thúy Kiều, ông Lê Thước cũng kể lại rằng người ta nói Nguyễn Công Trứ mượn lời chê Kiều mà gián tiếp chê Nguyễn Du đã bỏ lòng trung với nhà Lê mà chịu ra làm quan với nhà Nguyễn. Những điều trên đây mà đúng, thì quả là Nguyễn Du đã sáng tác Truyện Kiều sau khi ra làm quan vói nhà Nguyễn, chứ không phải trước khi ra làm quan với nhà Nguyễn, như tôi giả định.

Có một điều đáng chú ý là qua bài thơ vịnh Kiều của Phạm Quí Thích, cũng như hai bài đề tựa của Tiên Phong — Mộng liên đường chủ nhân và Phong tuyết chủ nhân Thập thanh thị, viết vào thời Minh Mệnh, ta không hề thấy các ông mảy may nhắc đến tâm sự ấy của nhà thơ, mà chỉ bàn rằng: " Tố Như tử xem truyện, thấy việc lạ, lại thương tiếc đến những nỗi trẳc trở của kẻ có tài bèn đem dịch ra quốc âm... ". Hoặc « Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy ".

Các bậc tiền bối đó không có cái nhìn khám phá của Trần Trọng Kim và của các nhà nghiên cứu sau này chăng? Cũng rất có thể như thế. Có điều là trong việc sáng tác văn học, không phải nhà văn viết cuốn sách nào, xây dựng hình tượng nào cũng đều có ý gửi gắm tâm sự vào đó. Những nhà viết tiểu thuyết có tài đều có thể đặt mình vào địa vị của nhiều nhân vật mình tạo ra, và nói về những nhân vật đó, như nói về bản thân mình. Cho nên nếu có nhà phê bình hay tìm tâm sự Nguyễn Du qua nàng Kiều, thì cũng có nhà phê bình lại hay tìm tâm sự Nguyễn Du qua Từ Hải. Đi sâu vào, ta sẽ thấy sự suy luận chủ quan đó có nhiều chỗ gượng gạo.

Một điểm khác là trong hơn 200 bài thơ chữ Hán chúng ta vừa sưu tầm được của tác giả Truyện Kiều, không hề thấy bài nào nói đến nỗi " bùi ngùi tủi thẹn " của người vì thời thế bắt buộc mà " không giữ được cái nghĩa trung thần bất sự nhị quân ». Trước đây, ông Đào Duy Anh cũng đã có một nhận xét tương tự. Ông nói : .

Cái lòng ấy (tức lòng trung trinh đối vời nhà Lê) đến lúc chết cũng vẫn chung chú vào nhà Lê, vào vua Lê, thế mà ta không thấy có câu thơ nào nhắc đến vua Lê cả. Duy có một bài Ký mộng, tiên sinh nói chiêm bao thấy kẻ " du tử đi mãi chưa về " (Du tử hành vị qui) thấy người " mỹ nhân không thấy nhau " (Mỹ nhân bút tương kiến), tức là chiêm bao thấy vua Lê, nhưng cách thác ngụ cũng kỉn đáo lắm » (6).

Nhưng ngay bài Ký mộng, ông Đào Duy Anh đã hiểu một cách quá gò ép. Bài đó như sau:

                                                                                                   Thệ thủy nhật dạ lưu,
                                                                                                   Du tử hành vị qui.
                                                                                                   Kinh niên bất tương kiến,
                                                                                                   Hà dĩ ủy tương ti.
                                                                                                   Mộng trung phân minh kiên,
                                                                                                   Tầm ngã giang chi mi.
                                                                                                   Nhan sắc thị trù tích,
                                                                                                   Y sức đa sâm si.
                                                                                                   Thể ngôn khổ bệnh hoạn,
                                                                                                   Kế ngôn cửu biệt ly.
                                                                                                   Dài khấp bất chung ngữ,
                                                                                                   Phảng phất như cách dung.
                                                                                                   Bình sinh bất thức lộ,
                                                                                                   Mộng hồn hoàn thị phi.
                                                                                                   Điệp-sơn đa hổ báo
                                                                                                   Lam thủy đa giao ly.
                                                                                                   Đạo lộ hiểm thả ác,
                                                                                                   Nhược chút tương hà y?
                                                                                                   Mộng lai cô đăng thanh,
                                                                                                   Mộng khử hàn phong xuy.
                                                                                                   Mỹ nhân bất tương kiến,
                                                                                                   Nha trình loạn như ti.
                                                                                                   Không ốc lâu tà nguyệt,
                                                                                                   Chiêu ngã đơn thường y.
                                                                                                   Nước chảy suốt ngày đêm,
                                                                                                   Người đi xa mãi chưa về.
                                                                                                   Bao nhiêu năm không gặp nhau,
                                                                                                   Biết lấy gì khuấy nỗi nhớ mong.
                                                                                                   Trong mộng thấy rõ ràng (anh đến)
                                                                                                   Tìm tôi ở bến sông.
                                                                                                   Mặt mày anh vẫn như xưa,
                                                                                                   Nhưng áo quần lôi thôi lếch thếch.
                                                                                                   Thoạt tiên anh kể những nỗi ốm đau.
                                                                                                   Rồi anh than thở nỗi ly biệt.
                                                                                                   Anh vừa nói vừa khóc nghẹn ngào.
                                                                                                   Tưởng chừng chỉ cách nhau một bức màn,
                                                                                                   Bình sinh, anh không hề biết đường.
                                                                                                   Mộng hồn chẳng rõ thật hay hư.
                                                                                                   Tam-điệp nhiều hổ báo,
                                                                                                   Sông Lam lắm thuồng luồng.
                                                                                                   Đường đi hiểm trở khó khăn,
                                                                                                   Người anh yếu đuối, nhờ cậy ai.
                                                                                                   Khi mộng đến, ngọn đèn tà còn rạng,
                                                                                                   Khi mộng tỉnh, nghe gió thôi lạnh lùng.
                                                                                                   Đạn thân không gặp nhau,
                                                                                                   Lòng rối như vò tơ.
                                                                                                   Nhà trống, bóng trăng xế giọi qua khe hở,
                                                                                                   Chiều xuống tắm áo đơn của ta.

Rõ ràng khó có thể nói là nhờ Chiêu Thống, mà là nhờ một người bạn cũ nào cách xa lâu ngày, nay nằm mộng, thấy tìm mình ở quê nhà bên bờ sông Lam. Chắc cũng là một người :đồng chí", cho nên trong bài mới nói Tam-điệp nhiều hổ báo, sông Lam lắm thuồng luồng, ý nói quân Tây Sơn đã chiếm cứ khắp nơi. Bài này phảng phất giống bài Mộng Lý Bạch của Đỗ Phủ, và khẩu khí quyết không phải khẫu khí của kẻ bầy tôi nói với một ông vua. Như vậy có thể nói không có bài nào nhắc đến vua Lê.

Đọc hai bài Thăng-long nhà thơ sáng tác khi trở lại thủ đô xưa năm 1812, càng hiểu tâm sự ông hơn. Có người nói đó là một tiếng khóc. Đúng, đó là một tiếng khóc, nhưng không phải khóc nhà Lê, mà chủ yếu là khóc cuộc đời chìm nổi, biến hóa; " những ngôi nhà đồ sộ nghìn năm xưa nay trở thành đường cái quan", "cung điện cũ không còn thấy đâu, chỉ thấy một giải thành mới xây ", "những cô gái xinh đẹp quen biết trước kia nay đã con bồng con mang)", " bạn bè thuở trẻ ngày nay tan tác, kẻ mất người còn " , mà chính mái tóc mình cũng lốm đốm bạc. Rõ ràng khóc chuyện bãi bể nương dâu, khóc chuyện vật đổi sao dời. Nhưng bài thơ này cũng nhuốm vị hoài cổ như nhiều bài thơ khác ông làm trước những di tích lịch sử gặp trên đường đi sứ, và lúc nào cũng gắn liền với quan niệm về cuộc đời, vời triết lý của người từng đọc sách Phật. Quả nếu lúc này Nguyễn Du có nhớ nhà Lê, thi cũng như nàng hầu của người em ông, sau khi gặp bước lưu ly, đã đi lấy chồng khác và đã có ba con, mà nhớ người chồng cũ.

Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy,
            Đoạn  ngẫu  thương  tai  vị  tuyệt ti.
       (Chậu nước đã đổ đi khó vét lại,
          Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng).

Nói tóm lại, tâm sự sâu sắc nhất của Nguyễn Du, khi ra làm quan với nhà Nguyễn không hẳn đã là tâm sự của người trung thần phải thờ hai vua, nói chi đến chuyện gửi gắm tâm sự ấy vào Truyện Kiều để thanh minh này nọ. Còn tâm sự của ông mà chúng ta có thể biết được qua các bài thơ chữ Hán như thế nào thì đó lại là một vấn đề khác.