Ngày 28 tháng 07 năm 2015
Nguyễn Du và Truyện Kiều suốt hai thế kỉ qua đã từng là nguồn cảm hứng của bao người và đến bây giờ vẫn tiếp tục sống trong sáng tác thơ của các thi nhân hiện đại. Thật hiếm có tác giả và tác phẩm nào máu thịt con người Việt Nam và có sức sống lâu bền đến vậy. Nguyễn Du và Truyện Kiều đi vào thơ quen thuộc như bờ ao, lũy tre, ruộng vườn, trăng sao, hoa lá, bầu trời Việt Nam… và trở thành bao điều trăn trở của nhà thơ. Nhiều khi các nhà thơ không chủ định viết Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng hình ảnh Nguyễn Du hoặc các nhân vật trong tác phẩm bất hủ kia cứ bật ra giữa câu chuyện, giữa tứ thơ một cách tự nhiên như bài thơ đó vốn phải có. Như vậy, các sáng tác thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều hoặc có liên quan đến Nguyễn Du và Truyện Kiều tại sao không được xếp chung vào một tập để góp phần hiểu thêm và tôn vinh thêm giá trị và sức sống diệu kì của tác phẩm, để người đời sau càng thêm yêu mến tác phẩm của ông cha, và cũng để cho cảm hứng kia được nối tiếp mãi mãi không bao giờ vơi cạn…Dưới góc độ tiếp nhận văn học, chúng tôi nghĩ việc làm ấy có thể sẽ góp phần làm giàu thêm lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều. Bạn đọc có thể tìm thấy từ các bài thơ những cảm hứng, suy nghĩ kinh tế, sâu sắc cùng những khuynh hướng tiếp cận phong phú và nhiều khi rất độc đáo, bất ngỡ.
Từ suy nghĩ ấy, chúng tôi tiến hành sưu tầm các bài thơ lấy cảm hứng từ Nguyễn Du và Truyện Kiều. Cách làm của chúng tôi là chọn hầu hết những tác phẩm viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Cách làm của chúng tôi là chọn hầu hết những tác phẩm viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, đồng thời cả những tác phẩm có đề cập đến Nguyễn Du và Truyện Kiều được viết trong khoảng từ năm 1930 trở lại đây. Dù được sáng tác trong những thời gian, những hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng qua các bài thơ chúng ta có thể thấy những cảm hứng về Nguyễn Du, về Truyện Kiều không cách xa chúng ta mà ngược lại rất gần và là một phần của cuộc sống, của nền văn hóa đương đại.
Do khuôn khổ cuốn sách có hạn, chúng tôi chỉ giới thiệu được phần nào trong số gần 200 sáng tác của hơn 130 tác giả từ danh mục chúng tôi đã sưu tập được. Có lẽ còn có những bài thơ hay khác mà chúng tôi chưa có điều kiện thu thập đầy đủ.
Cuốn sách gồm hai phần:
PHẦN I: Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của người đời sau
PHẦN II: Các tác phẩm lấy cảm hứng từ Nguyễn Du và Truyện Kiều
Trong phần I, chúng tôi giới thiệu đôi nét về các tác phẩm sưu tầm được. Đó là các sáng tác thơ thuộc nhiều chủ đề, thể hiện cảm hứng thơ của các thế hệ nhà thơ khác nhau, với những phong cách cũng khác nhau, với những phong cách cũng rất khác nhau.
Phần II, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm thơ theo tên tác giả để bạn đọc dễ theo dõi. Chúng tôi sưu tầm được khá nhiều thơ “tập Kiều” nhưng chỉ đưa vào tập sách này số ít bài của các tác giả lớn. Bên cạnh đó có những bài không viết về Nguyễn Du hay Truyện Kiều nhưng có lấy ý từ tác phẩm, tác giả như Xuân đầu của Xuân Diệu. Một nửa vầng trăng của Thu Nguyệt vv…chúng tôi cũng mạnh dạn đưa vào vì xét thấy đó cũng là cảm hứng sáng tác được khơi nguồn từ các tác phẩm của các nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu…có thể đã in hoặc chưa in nhưng chúng tôi chỉ sưu tập, ghi chép được từ bạn bè thân hữu nên không có xuất xứ. Rất mong các tác giả lượng thứ.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Chúng tôi rất vui mừng nếu các bạn đọc có thể cung cấp thêm thông tin về những bài thơ mới mà chúng tôi chưa có để sau này có dịp chúng tôi sẽ bổ sung thêm.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý tận tình của TSKH. Bùi Mạnh Nhị, nhà thơ Trần Quốc Toàn, họa sĩ Việt Hải và cô giáo Triệu Thùy Dương cùng bạn bè thân thiết đã chúng tôi hoàn thành cuốn sách này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn NXB Giáo dục đã nhiệt tình giúp đỡ để cuốn sách sớm được ra mắt bạn đọc.
Rất mong bạn đọc xa gần đón nhận cuốn sách, xem như là tấm lòng chúng tôi muốn gửi đến Nguyễn Du với tình cảm yêu thương, sự trân trọng và niềm kính phục vô bờ. Mỗi bài thơ là một ngón nến nhỏ trong muôn ngàn ngọn nến lung linh chúng ta cùng thắp lên để tưởng nhớ Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc chúng ta.
Tiến sĩ LÊ THU YẾN
MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN I. Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau
PHẦN II. Các tác phẩm lấy cảm hứng từ Nguyễn Du và Truyện Kiều
Anh Thơ: - Qua sông Tiên Đường
Bói Kiều
Bằng Việt: - Đọc lại Nguyễn Du
Bùi Giảng: - Vịnh ngày tái hợp
Tố Như trùng lai
Nguyễn Du
Bùi Mạnh Nhị: - Để tặng phòng văn hóa giáo sư Lê Trí Viễn
Bùi Quang Thanh: - Ghi ở nhà lưu niệm Nguyễn Du
Chế Lan Viên: - Gửi Kiều cho em đánh Mỹ
Gửi Nguyễn Du
Kỉ niệm Nguyễn Du (2 bài)
Đọc Kiều (3 bài)
Thơ bình phương – Đời lập phương
Đào Duy Anh: - Viết sau khi hoàn thành Từ điển Truyện Kiều
Đặng Ca Việt: - Thơ năm thứ cỏ
Đặng Hiển: - Đọc Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
Đặng Hồng Chương:- Viếng mộ Nguyễn Du
Đoàn Tuấn – Lê Minh Quốc: Đọc lại Truyện Kiều
Đoàn Thị Lam Luyến: - Kiều có ở trong em
Gọi Thúy Kiều
Nợ Tiền Đường
Đông Thị Chúc: - Thăm cụ Nguyễn Du
Hà Nguyễn Dũng: - Khi đọc Truyện Kiều
Hải Thanh: - Thác lời Thúc Sinh
Hoài Yên: - Nghĩ về em
Hoàng Dân: - Thúy Vân
Thằng bán tờ
Hoàng Đại Nguyên: - Viếng mộ cụ Tiên Điền
Hoàng Trung Thông: - Thăm mộ Nguyễn Du
Hoàng Trung Thủy: -Giảng Kiều ở Vũng Tàu
Hoàng Tuấn: - Vịnh nàng Kiều
Hoàng Vũ Thuật: - Trưa trong vườn Nguyễn Du
Hồ Dzếnh: - Mối tình đầu
Hồ Văn Hảo: - Nguyễn Du
Hồng Nhu: - Mưa trên sông Tiên Đường
Huy Cận: - Ngày xuân nghĩ đến Nguyễn Du
Nhớ Tố Như
Huy Lực: - Ngước nhìn Nguyễn Du
Huy Thông: - Nguyễn Du
Kim Chuông: - Nghĩ cùng Thúy Vân ngày Kim – Kiều hội ngộ
Lê Đại Thanh: -Nguyễn Du
Lê Thúy Yến: - Mùa xuân với Nguyễn Du
Duyên nợ với Kiều
Lê Trí Viễn: - Đêm ấy đêm nay
Lê Xuân Đố: - Nguyễn Du
Lương Khắc Thanh: - Trước nhà thờ cụ Nguyễn Tiên Điền
Mai Quốc Liên: - Bất chợt Tiền Đường
Ngân Vịnh: - Trước mộ Nguyễn Du
Ngô Thế Oanh: - Vườn Nguyễn Tiên Điền
Ngô Văn Phú: - Đêm vũ hội
Ngô Viết Dinh: - Em có trong Kiều
Trái tom Kiều
Nguyễn Bính: - Kính tặng Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nguyễn Chí Tình: - Bói Kiều cho em
Nguyễn Định: - Ngày xuân đọc Kiều
Nguyễn Đỗ Lưu: - Gặp Nguyễn Du ở Mát xơ cơ va
Nguyễn Hữu Khanh: - Thúy Kiều
Nguyễn Khắc Kình: - Đọc Kiều
Nguyễn Ngọc Quế: - Một chiều Nghi Xuân
Nguyễn Như Thuấn: - Một thoáng Kiều
Nguyễn Quảng Tuân: - Vui với Truyện Kiều
Nguyễn Tài Đại: -Đời Kiều qua bốn lần đánh đàn
Nguyễn Thanh Kim: - Hóa đại trước nhà Nguyễn Du
Nguyễn Trọng Hoàn: - Nguyễn Du viết Kiều
Nguyễn Thị Ngọc Điệp: - Bài thơ về cỏ non
Nguyễn Văn: - Tiếng khóc chiều xuân
Nguyễn Viết Lâm: - Đêm thơ trên vườn hoa Nguyễn Du
Nguyễn Vũ Tiềm: - Mượn sóng Tiền Đường
Nguyễn Xuân Sanh: - Nhớ Nguyễn Du
Phan Cung Việt: - Chiếc gối
Phan Thị Thanh Nhàn: - Ở sông Tiền Đường
Phan Xuân Hạt: - Cô giáo giảng Kiều
Trăng rằm
Phương Dung: - Qua sông rớt một câu Kiều
Phương Thúy: - Xưa nay
Quỳnh Như: - Trước nhà lưu niệm
Tạ Hữu Yên: - Với Kiều
Tạ Văn Sĩ: - Đêm trăng nhớ Kiều
Tế Hanh: - Nguyễn Du
Bài học nhỏ về nhà thơ lớn
Bình luận về Kiều
Bói Kiều
Thạch Quý: - Tiên Điền, nghĩ lại
Nghe bạn đọc Kiều ở chiến hào biên giới
Thái Sắc: Với Thúy Kiều
Thái Thăng Long: - Với Nguyễn Du
Thu Nguyệt: - Một nửa vầng trăng
Tố Hữu: - Kính gửi cụ Nguyễn Du
Trần Chấn Uy: - Giấc mơ – gửi Thúy Kiều
Viết trước mộ Cụ Nguyễn Du
Trần Dzạ Lữ: - Cảm ơn cô giáo dạy văn
Đầu năm bói Kiều cho một người ở Tây Đô
Trần Hiếu Long: - Cảm đề tác giả Đoạn trường tân thanh
Trần Lê Văn: - Chiếc đồng hồ và chàng Kim Trọng
Nghe chuyện cô Kiều
Trần Mạnh Hảo: - Ru em Thúy Kiều
Đêm viết Kiều
Trần Ngọc Hưởng: - Thoa vàng
Vầng sáng tình yêu
Trần Ninh Hồ: - Lời quê ơi
Trần Quốc Toàn: - Bói Kiều
Trần Thanh Đạm: - Nói với con
Với Nguyễn Du
Trịnh Định: - Bói Kiều
Trúc Linh Lan: - Thơ Kiều ở Paillin ngày ấy
Trương Nam Hương: - Tâm sự nàng Thúy Vân
Đêm Thúy Vân
Ngày Xuân Đọc Kiều
Vân Đắc: - Bên bờ sông Lam nhớ Nguyễn Du
Vĩnh Mai: - Tiếng ngâm Kiều trên sông Nhật Lệ
Vũ Cao: - Ngày xưa
Vũ Hoàng Chương: - Hỏi ai người khóc?
Vương Trọng: - Đạm Tiên
Mô típ Thúy Vân
Bên mộ cụ Nguyễn Du
Xuân Diệu: - Xuân đầu
Xuân Hoài: - Những vết bom trong nhà thơ Cụ Nguyễn Du
Xuân Việt: - Viếng Tố Như
Một số bài thơ của các nhà thơ nước ngoài
E. Richmen (Hoa Kỳ): - Nữ nghệ sĩ và ánh đèn Napan
Holo Andrase (Hunggari): - Từ những điều Nguyễn Du dạy
Miriel Rukeyser (Hoa Kỳ): - Đọc Truyện Kiều
René Crayssac (Pháp): - Kim và Kiều