nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TRUYỆN KIỀU BẢN NÔM CỔ NHẤT LIỄU VĂN ĐƯỜNG 1871


TRUYỆN KIỀU


NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYÊN QUẢNG TUÂN VÀ VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU


Ông Nguyễn Quảng Tuân thuộc lớp trí thức Tây học, được đào tạo chu đáo về tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Cơ duyên nào đã khiến ông từ ”biển Tây ” đi vào “biển Tàu ' biển Hán” rồi từ đó đi vào “biển Nôm” “biển Ta”, và rồi một đời gắn bó với việc khảo cứu Truyện Kiều?

Chắc chắn rằng đó là bởi lòng yêu sâu nặng đối với tiếng Ta, đối với văn hóa nước nhà, bởi lòng yêu quê hương, đất nước. Nó nằm sâu như một hạt giống dưới lớp đất nặng phù sa quê nhà Kinh Bắc của ông và chợt một hôm  nó nẩy mầm và vươn ra ánh sáng.

Do nhiều nguyên do, hơn hai nghìn năm văn hóa Hán Việt, Hán Nôm cơ hồ đã bị đứt lìa đối với nền văn hóa ngày nay. Đó là một mất mát quá lớn và quá đau đớn, bởi vì không có gì có thể đo lường được và bù đắp được. Không sống trong nền văn hóa phương Đông với chủ nghĩa nhân văn tuyệt diệu ấy ', mà Truyện Kiều chỉ là một trong muôn ngàn lệ chứng thôi, người ta khó mà đối thoại và hiểu nhau. Người ta mất mà không biết mình mất, đôi khi còn tự hào ầm ĩ là nhờ thế người ta bước đến được đến các nền văn minh khác, rời bỏ được cái cổ hủ, cũ kỹ của dân tộc và phương Đông, trong khi ở các nền văn minh ầ'y thì họ chỉ được xem như một "ông Tây An Nam ”, một người chỉ mới vừa dính một chút bụi hoa lệ của các kinh thành Âu Mỹ. Tôi hoàn toàn không có ý bãi ngoại hay đóng cửa để nhốt mình vào cắi cũ xưa, nhưng ở đây có vấn đề!

Trong cái tình thê'đó, những người tiếp nhận nhiều nền văn hóa Tây ' Đông vừa lại quay về và đam mê với văn hóa Việt, như ông Nguyễn Quảng Tuân (và rất nhiều nhà nghiên cứu khác mà ta đã biết) là một xúc động. Nó chứng minh rằng, tuy còn lẻ loi, những người như thế đang đi đúng đường đúng hướng và họ sẽ có những đóng góp có ý nghĩa cho văn hóa dân tộc.

Mấy chục năm nay, đặc biệt là từ sau 1975. ông Nguyễn Quảng Tuân đã liên tục cho ra những tác phẩm biên khảo với một sức làm việc và lòng đam mê không mỏi (tuy ông đã ở vào tuổi gần bát tuần). Trong nhiều công trình, người ta đặc biệt chú ý đến các bản khảo cứu về văn bản Truyện Kiều của ông.

Gần đây, việc tìm tòi về văn bản Truyện Kiều vụt trở nên náo nhiệt. Nhiều nhà nghiên cứu với những kiến giải khác nhau đã đem đến cho giới nghiên cứu văn bản Truyện Kiều và bạn đọc nhiều điều lý thú. Tựu chung, người ta nhận thấy về cơ bản nay đã có một văn bản Truyện Kiều tạm ổn định, đã trung thành với nguyên tác Nguyễn Du, với thiên tài Nguyễn Du, thi pháp Nguyễn Du... Mà đó là công lao của nhiêu thế hệ, của toàn dân tộc, từ các nhà nho khoa bảng cho đến những người bình dân đọc Kiều, ngâm Kiều, sống với Kiều... Họ đã trả về cho Nguyễn Du những chữ đích thực thiên tài. Nhưng việc tiếp tục tìm thêm các bản Kiều Nôm cốt thảo luận thêm về cắc trường hợp phiên âm, chọn âm, chọn chữ... trong tính hệ thống của văn bản, trong mối liên hệ lớp tầng sâu xa với ngữ âm, ngữ pháp, ý nghĩa, với cấu trúc 'thi pháp văn bản... là một việc vẫn phải tiếp tục lâu dài. Đây là một ngành học uyên bác, dày công, liên ngành, xuyên ngành, một ngành học mà chỉ soi tìm một chữ thôi đã phải tốn cả một đời học vấn và tâm trí

Ông Nguyễn Quảng Tuân đã qua tận Paris, vào Thư viện Liên trường Đại học Ngôn ngữ Đông phương (Bihliothèque lnteruniversitaire des Langues Orientates), tìm cho kỳ được bản Nôm được xem là cổ nhất hiện giờ còn lưu giữ ở đó ' bản Liễu Văn Đường 1871, đời Tự Đức thứ 24.

Ông cũng đã có lần sang tận “xứ sương mù" để tìm đọc cho được một bản Kiều Nôm cổ chép tay năm 1894, có chú thích và minh họa rất đẹp mà Thư viện Anh quốc (The British Library) đã mua được ở một tiệm bán đồ cổ ở Luân Đôn với giá rất đắt.

Ông còn qua Hoa Kỳ tìm bản Kinh, bản Đoạn trường tân thanh chép tay năm 1870 cửa Lâm Nọa Phu và lại qua Trung Quốc theo bước đường lưu lạc cửa nàng Kiều từ Bắc Kỉnh về tới Hàng châu ' sông Tiền Đường... để mà yêu thêm, hiểu thêm cái hồn của chữ nghĩa Truyện Kiều.

Thật là:

Biết bao công mướn của thuê
“Quê người” mấy độ đi về dặm khơi
Người ta nói: “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc” cô Kiều tài sắc mặn mà đến thế nào mà còn làm “lụy” được người đến thế.

Nhà ông còn tàng trữ nhiều tư liệu nghiên cứu quí hiếm đặc biệt là có gần đủ hết tất cả các bản Kiều nôm và quốc ngữ Ông “Tập Kiều”, “Vịnh Kiều” làm thơ Đường luật, viết Hát nói về những lịch lãm trong cuộc đời.

Công việc sưu tầm, nghiên cứu là việc của cả học giới; thành tựu của riêng ông có cống hiến đáng kể và có thể còn giới hạn là điều hiển nhiên, nhưng tấm lòng ấy, sự nỗ lực ấy cho văn hóa dân tộc thật đáng trân trọng.

Người thủ thư, một phụ nữ Pháp, ở Thư viện Paris thấy có một người Việt Nam cả tháng đều đặn đến đọc những cuốn sách cổ có chữ tượng hình rất ít người mượn đọc, một hôm đã hỏi ông Tuân:

- “Ai tài trợ cho ông đi đọc những cuốn sách này?” Ông Tuân đả trả lời:

Nhà tôi (Ma femme)

Vì vậy, khi giở những trang Kiều phiên âm và khảo dị, đọc những nhận xét về bản Kiều Nôm cổ ấy sau đây, mong các bạn hãy hiểu cho tấc lòng của người đã gửi lòng yêu say đắm của mình vào từng chữ, từng câu của áng văn “thiên thu tuyệt diệu”,


Sách