Nhiều người tưởng chừng như đã khám phá hoàn toàn Tử Cấm Thành, nhưng phải đến những năm cuối thế kỷ 20, khu vườn mới thực sự được phát hiện và lên dự án trùng tu. Trong tháng 6 này, một số báu vật trong khu vườn đã được triển lãm tại 2 bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ. Những tác phẩm nghệ thuật thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi ngày.
Nhiều người tưởng chừng như đã khám phá hoàn toàn Tử Cấm Thành, nhưng phải đến những năm cuối thế kỷ 20, khu vườn mới thực sự được phát hiện và lên dự án trùng tu. Trong tháng 6 này, một số báu vật trong khu vườn đã được triển lãm tại 2 bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ. Những tác phẩm nghệ thuật thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi ngày.
1. Khi hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc chạy trốn khỏi Tử Cấm Thành Bắc Kinh năm 1924, các cánh cửa thành đóng kín để lại bên trong một trong những kho báu lớn nhất: Vườn Càn Long. Khu vườn được xây dựng vào những năm 1770, làm chỗ nghỉ ngơi cho vua Càn Long sau khi ông nhường ngôi cho thái tử Ngưng Diệm.
Sau khi được trùng tu với chi phí lên tới 25 triệu USD, giờ đây, khu vườn được mở ra cho khách du lịch, thiết kế hay vật trang trí hầu không thay đổi gì kể từ thế kỷ thứ 18. Một số những báu vật cuối cùng đã được trưng bày trong cuộc triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin, Mỹ từ ngày 11/06/2011.
Bà Nancy Berliner, nhà sử học, người giám sát cuộc triển lãm nói rằng: “Triều đại Hoàng đế Càn Long được coi là đỉnh cao của triều đại nhà Thanh và một số hiện vật có giá trị cao nhất tại cuộc đấu giá hôm nay trước kia dành cho các quý tộc từ thời kỳ đó. Đó là một thời kỳ thịnh vượng và vị hoàng đế này là người rất yêu nghệ thuật. Khu vườn chính là minh chứng rõ ràng nhất”.
Một triển lãm lưu động được mở tại Bảo tàng Peabody Essex, Salem, Mỹ - bao gồm một ngai vàng tuyệt đẹp làm từ gỗ cứng nhiệt đớt nhập khẩu dát ngọc bích và đá quý, và hình ảnh đức Phật được được vẽ trên lụa lấp lánh vàng óng. Một tấm phù điêu 16 môn đệ của Đức Phật bằng ngọc bích khổng lồ, khi treo lên người ta còn phát hiện phía sau bức phù điêu là những hình ảnh cây cỏ rất tinh xảo trang trí ở mặt sau.
Càn Long rất ưa chuộng nghệ thuật phương Tây, và nhờ sự giúp đỡ của các nhà truyền giáo, ông đã ứng dụng được hình thức tranh phương Tây vào trong hội họa Trung Hoa. Một trong những điểm nổi bật của triển lãm là bức tranh tường vẽ phi tần, cung nữ và trẻ em trong cung điện mừng năm mới. Bức tranh tường là một trong 8 tuyệt tác còn tồn tại từ thế kỷ thứ 18 - năm trong số đó hiện còn đang ở trong vườn.
Theo bà Berliner: “Vườn Càn Long không chỉ có giá trị kinh tế lớn mà giá trị văn hóa mới thực sự quan trọng bởi khu vườn gần như còn nguyên vẹn từ thế kỷ 18 và không hề bị phá hủy. Trong khi đó, hầu hết các khu vườn thế kỷ 18 đều bị mai một theo thời gian”.
2. Việc bảo tồn vườn Càn Long bắt đầu vào năm 2002 trong khuôn khổ một dự án hợp tác giữa Bảo tàng Cung điện và Quỹ Di tích Thế giới (WMF), và đến tận năm 2019 mới kết thúc. Đây là dự án bảo tồn lớn nhất trong lịch sử của WMF. Việc trùng tu gian phòng dành cho nghệ thuật, thơ ca, họa, nhạc đã mất gần 7 năm. Ba công trình khác dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2013.
Quá trình tu bổ phải tốn nhiều thời gian là bởi trước kia, Càn Long không tiếc chi phí cho những bức chạm, khắc trang trí. Các vật liệu truyền thống cùng đội ngũ thợ giỏi có tay nghề để trùng tu các đồ nội thất cũng trở nên khan hiếm. Một số kỹ thuật đã không sử dụng nữa, chẳng hạn nghệ thuật khắc bên trong thân tre. Theo đó, thân cây tre được ngâm tẩm rồi dập phẳng, biến thành tờ giấy và đổ trên một khuôn để tạo thành các bức chạm khắc.
Khi dự án bắt đầu, các nhà bảo tồn đã ra lời kêu gọi trên các phương tiện truyền thông để tìm những người có kiến thức về kỹ thuật thủ công truyền thống tham gia vào quá trình tôn tạo. Kết quả là, rất nhiều nghệ nhân trên toàn đất nước đã đến chung tay tôn tạo lại khu vườn với đúng dáng vẻ ban đầu. Khi công việc hoàn tất, các khu vực bên ngoài của khu vườn sẽ được mở cho mọi người vào tham quan nhưng nội thất sang trọng của nó sẽ chỉ có thể nhìn thấy qua tấm kính lớn. Tour du lịch vào tham quan khu vườn sẽ bị hạn chế nhằm đảm bảo sự an toàn.
Do đó, triển lãm là cơ hội hiếm hoi để mọi người có thể đi lại tự do giữa những bức tranh và tác phẩm nghệ thuật khác của vua Càn Long. Ông Henry Tzu Ng, Giám đốc Quỹ Di tích thế giới phát biểu: “Đây là cơ hội có một không hai để được nhìn tận mắt những tuyệt tác của triều đại Càn Long. Và mục tiêu của chúng tôi là đưa mọi thứ trở lại đúng vị trí cũ”.