Nguyễn Du

Loading...

Ứng xử thế nào cho đúng với linh vật Việt Nam?

“Trong đời sống thường nhật, chúng ta đang khuyến khích sử dụng các linh vật thuần Việt để thay thế cho các linh vật ngoại lai...". 
 
PGS Trần Lâm Biền chia sẻ trong cuộc tọa đàm Linh vật Việt Nam trong văn hóa truyền thống, diễn ra sáng 22.12, “thế nhưng, điều đó vẫn phải xuất phát từ sự tường tận về ý nghĩa tâm linh và bản chất văn hóa của những linh vật này”.
 
PGS Trần Lâm Biền
 
Ông Biền lấy ví dụ ngay về chuyện xoa đầu các “cụ rùa” tại Văn Miếu trước mỗi kỳ thi. Như lời ông, với vỏ mai khum khum như bầu trời, lớp bụng phẳng như mặt đất và 4 chân mang dáng dấp của cột nhà truyền thống, rùa là biểu trưng của âm dương hợp thể, của ước nguyện sinh sôi, phát triển trong văn hóa Việt khi xưa.
 
“Tôi không hiểu cái suy nghĩ xoa đầu rùa sẽ gặp may trong đường công danh đến từ đâu, để rồi sĩ tử bây giờ ào ào đua nhau như vậy”  - vị PGS này cười. “Trong khi đó, đã có thời, người ta dùng hình tượng rồng, hổ làm biểu trưng của các tước vị tiến sĩ, cử nhân trong mỗi kì thi.Văn Miếu có đủ các hoa văn rồng, hổ này. Lẽ ra, người ta phải tìm đến đó”.
 
Hoặc một câu chuyện khác: nhiều nhà nghiên cứu từng dẫn hình tượng chạm rồng tại một số đình, chùa, đền…để lập luận rằng dân gia khi xưa đã có xu hướng giễu nhại, “bình dân hóa” linh vật vốn là biểu tượng của Hoàng gia này.Thực chất, 2 “loại” rồng này có một khác biệt lớn: rồng “của vua” có đủ 5 móng, còn rồng “của dân” chỉ có 4 móng thôi.
 
Buổi tọa đàm của PGS Biền diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trong khuôn khổ triển lãm các linh vật thuần Việt (diễn ra trong 4 tháng kể từ tháng 10). Khá nhiều mẫu linh vật trong văn hóa Việt, kể từ “tứ linh” (long, lân, quy, phượng) cho tới khỉ, cá chép, voi, ngựa, hổ… đã được PGS Biền giới thiệu với người nghe.
 
Mẫu nghê đá thời Lê, đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
 
“Phi trí bất hưng – phải lấy trí tuệ làm trọng” – ông Biền nhiều lần dẫn lại câu thành ngữ này trong buổi tọa đàm. Thực chất, từ hơn một năm qua, sự kém hiểu biết cùng tâm lý a dua, học đòi là một trong những lý do dẫn tới “vấn nạn” sư tử đá ngoại lại tràn ngập tại các đình chùa công sở - để rồi ngành quản lý văn hóa phải mở cả một chiến dịch… bài trừ.
 
“Thế nhưng, chúng ta cũng không thể… ăn xổi bằng cách vội đem các linh vật thuần Việt để thế chỗ cho linh vật ngoại lai ấy một cách vội vàng, thiếu hiểu biết” – PGS Biền nói thêm. “Chẳng hạn, nhiều người đề xuất thay sư tử đá ngoại lai bằng con lân, một trong tứ linh của văn hóa Việt. Thế nhưng, con Lân vẫn được cha ông nhìn như một linh vật của bầu trời, và là biểu tượng của trí tuệ. Lân thường đứng gần bàn thờ, hoặc đặt trên mái chùa, đầu cột để nhìn xuống với ý nghĩa kiểm soát tâm hồn của khách hành hương. Nếu muốn “kéo” lân xuống đất để đặt ngoài cửa làm vật canh, chúng ta cần bàn thảo kỹ”.
 
 
Theo Sơn Tùng/Danviet.vn
 
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.