Nguyễn Du

Loading...

Truyện Kiều" bản song ngữ Đức-Việt ra mắt độc giả tại Berlin

Ngày 1/5, "Truyện Kiều" bản song ngữ Đức - Việt đã chính thức được ra mắt tới đông đảo độc giả tại Berlin
 
Nhà văn Lê Minh Hà, nữ diễn viên kịch Irma Münch-Minetti và dịch giả Trương Hồng Quang tại lễ ra mắt cuốn Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt.(Ảnh: Mạnh Hùng/Vietnam+)
 
Tới dự buổi lễ ra mắt có Tham tán Công sứ Thương mại Nguyễn Hữu Tráng cùng đông đảo bạn đọc người Đức và người Việt Nam yêu văn học.
 
Dự án "Truyện Kiều" song ngữ Đức – Việt là công trình của nhóm biên soạn do Tiến sỹ ngữ văn Trương Hồng Quang và hoạ sỹ Claudia Việt - Đức Borchers đồng chủ biên, được thực hiện dưới sự tài trợ của Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức. Bản song ngữ Truyện Kiều được thực hiện trên cơ sở bản gốc tiếng Việt của đại thi hào Nguyễn Du và bản dịch tiếng Đức của vợ chồng cố nhà thơ người Đức Irene và Franz Faber; thiết kế sách Angelika Schulze và hình minh họa bìa của nữ họa sỹ Claudia Việt-Đức Brochers.
 
Tại buổi lễ, Tiến sĩ Trương Hồng Quang đã giới thiệu vai trò, ý nghĩa và giá trị to lớn của “Truyện Kiều” trong đời sống văn hóa, ngôn ngữ, tinh thần của người Việt.
 
Được biết, để hoàn thành phần dịch Truyện Kiều từ bản gốc tiếng việt sang tiếng Đức, vợ chồng cố nhà thơ Irene và Franz Faber đã phải mất 7 năm liên tục học tiếng Việt, tìm hiểu, tra cứu để hoàn thành tác phẩm. Cuốn "Truyện Kiều" song ngữ dày 442 trang được in ấn tại Nhà xuất bản Thế giới ở Hà Nội và gần 750 bản in đã được chuyển sang Đức. Bản dịch tiếng Đức này được xuất bản lần đầu tại CHDC Đức năm 1964 với 6000 bản, tái bản một lần năm 1980, tức 36 năm trước, giờ gần như tuyệt bản.

Trong buổi lễ ra mắt Truyện Kiều song ngữ, những người trong BTC đã cho đọc trích đoạn Truyện Kiều bằng hai thứ tiếng. Phần tiếng Đức do nghệ sỹ kịch nói nổi tiếng thời CHDC Đức bà Irma Münch-Minetti đọc, phần tiếng Việt do nhà văn Lê Minh Hà thể hiện.
 
Việc ra mắt bản song ngữ Truyện Kiều không chỉ là cơ hội để quảng bá một kiệt tác văn học của Việt Nam mà còn là dịp để văn hóa Việt Nam được đến gần hơn với bạn bè quốc tế; tạo cơ hội cùng giao lưu, hợp tác và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là truyện thơ kinh điển trong Nền Văn học Việt Nam. Tác phẩm gồm 3.254 câu thơ lục bát, dựa theo cốt truyện bằng chữ Hán “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện Kiều đã chinh phục bao thế hệ công chúng hơn 200 năm qua. Các nhân vật của Truyện Kiều đều có một sức sống mãnh liệt. Tính đến nay, kiệt tác Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới (Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mông Cổ…). Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ mang giá trị đỉnh cao nghệ thuật văn học mà còn chứa đựng ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn đối với các thế hệ người Việt.
 
 
Theo D.H/Cinet.vn
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.