Nguyễn Du

Loading...

Triển khai chương trình bảo tồn luỹ đá cổ Kỳ Lạc- Kỳ Anh

Luỹ đá cổ Kỳ Lạc, thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh vừa được tỉnh Hà Tĩnh đưa vào thực hiện chương trình bảo tồn cấp thiết. Đây là di tích quốc gia quan trọng trong hệ thống kiến trúc thành luỹ cổ Vịệt Nam.
 
 
 
Được phát hiện năm 1993, luỹ đá có kỹ thuật xây dựng theo phương pháp ghép các phiến đá tự nhiên chồng lên nhau, kích thước gần đều và không sử dụng chất kết dính. Điểm phát hiện bắt đầu từ chân dốc Đèo Bụt kéo dài khoảng 1 km theo sườn núi Trầm Hương của dãy Hoành Sơn, trên địa phận xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.
 
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng lũy đá cổ Kỳ Lạc đậm nét kiến trúc thành luỹ quân sự và là dấu tích còn lại trong hệ thống lũy cổ Kỳ Anh của Vương quốc Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Champa) dài hơn 30km  theo hướng từ đông sang tây men theo sườn dãy Hoành Sơn, với mục đích phòng thủ bảo vệ biên giới. Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh thì hệ thống lũy đá cổ này tiếp tục được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm, nên người dân còn gọi lũy Ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
 
 
Với kiến trúc luỹ cổ độc đáo trong hệ thống kiến trúc thành luỹ cổ Vịệt Nam, năm 2012  Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Viễn Đông Bác cổ, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Hà Tĩnh  phối hợp khảo sát, nghiên cứu. Năm 2014, Luỹ đá cổ Kỳ Lạc - Kỳ Anh được Bộ VHTT&DL công nhận di tích quốc gia.
 
Thực hiện công tác bảo tồn và phối hợp chương trình nghiên cứu về thành luỹ cổ, tỉnh Hà Tĩnh tiến hành triển khai công tác bảo tồn cấp thiết đối với Luỹ đá cổ Kỳ Lạc, một di tích quốc gia quan trọng trong hệ thống kiến trúc thành luỹ cổ Vịệt Nam. 
 
 
Bách Khoa

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.