Nguyễn Du

Loading...

Tọa đàm về bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh

Sáng 16/12/2015, UBND thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức buổi tọa đàm về bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh.
 
 
Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), trên cánh đồng thuộc xã Đông Lộ, nay là tổ dân phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh. Kiến trúc ban đầu của Văn miếu Hà Tĩnh gồm 3 tòa nhà chính, được cấu trúc theo hình chữ “Môn”, là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền, các bậc tiên hiền, tiền bối của tỉnh Hà Tĩnh học hành, đỗ đạt cao… Trải qua thời gian, Văn miếu Hà Tĩnh bị tàn phá nặng nề, gần như phế tích.
 
Tháng 10/2013, Văn miếu Hà Tĩnh được khởi công xây dựng, phục hồi lại với tổng kinh phí đầu tư (giai đoạn I) hơn 74 tỷ đồng, quy mô gần 1,7ha, gồm 19 hạng mục công trình như tắc môn, nhà đại bái, nhà tả vu, hữu vu, khải thánh, nhà bia, nhà trưng bày, tứ trụ, lầu trống, lầu chuông, hồ bán nguyệt, nhà phục vụ… Công trình do UBND thành phố Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Sau 2 năm triển khai, đến nay, một số hạng mục của công trình đã từng bước hoàn thành.
 
Về bố trí thờ tự tại Văn miếu, tại buổi tọa đàm, các ý kiến đều cơ bản cho rằng Văn miếu Hà Tĩnh nên thờ Khổng Tử, Chu Văn An, các các bậc tiên hiền, tiền bối của Hà Tĩnh nhưng cần phải có tiêu chí lựa chọn cụ thể, có sự đồng thuận cao; việc sắp xếp, bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh phải phù hợp với không gian văn hoá nhưng cũng cần phát huy tối đa công năng sử dụng.
 
Sau buổi tọa đàm này, UBND thành phố Hà Tĩnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu văn hóa, các tầng lớp nhân dân để hoàn thiện phương án tối ưu nhất.
 
 
 
 Nguyễn Tùng Lĩnh
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.