Nguyễn Du

Loading...

Tọa đàm về bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh

Sáng 16/12/2015, UBND thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức buổi tọa đàm về bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh.
 
 
Văn miếu Hà Tĩnh được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), trên cánh đồng thuộc xã Đông Lộ, nay là tổ dân phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh. Kiến trúc ban đầu của Văn miếu Hà Tĩnh gồm 3 tòa nhà chính, được cấu trúc theo hình chữ “Môn”, là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền, các bậc tiên hiền, tiền bối của tỉnh Hà Tĩnh học hành, đỗ đạt cao… Trải qua thời gian, Văn miếu Hà Tĩnh bị tàn phá nặng nề, gần như phế tích.
 
Tháng 10/2013, Văn miếu Hà Tĩnh được khởi công xây dựng, phục hồi lại với tổng kinh phí đầu tư (giai đoạn I) hơn 74 tỷ đồng, quy mô gần 1,7ha, gồm 19 hạng mục công trình như tắc môn, nhà đại bái, nhà tả vu, hữu vu, khải thánh, nhà bia, nhà trưng bày, tứ trụ, lầu trống, lầu chuông, hồ bán nguyệt, nhà phục vụ… Công trình do UBND thành phố Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Sau 2 năm triển khai, đến nay, một số hạng mục của công trình đã từng bước hoàn thành.
 
Về bố trí thờ tự tại Văn miếu, tại buổi tọa đàm, các ý kiến đều cơ bản cho rằng Văn miếu Hà Tĩnh nên thờ Khổng Tử, Chu Văn An, các các bậc tiên hiền, tiền bối của Hà Tĩnh nhưng cần phải có tiêu chí lựa chọn cụ thể, có sự đồng thuận cao; việc sắp xếp, bài trí thờ tự tại Văn miếu Hà Tĩnh phải phù hợp với không gian văn hoá nhưng cũng cần phát huy tối đa công năng sử dụng.
 
Sau buổi tọa đàm này, UBND thành phố Hà Tĩnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu văn hóa, các tầng lớp nhân dân để hoàn thiện phương án tối ưu nhất.
 
 
 
 Nguyễn Tùng Lĩnh
Audio Guide
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.