Nguyễn Du

Loading...

Chính thức ra mắt ấn bản truyện Kiều song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm.

Ngày 24/11, Ban Văn bản truyện Kiều - Hội Kiều học Việt Nam chính thức ra mắt ấn bản truyện Kiều song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm. Đây cũng là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du Danh nhân văn hóa thế giới.
 
 
Ấn bản Truyện Kiều do nhà xuất bản Trẻ xuất bản, dày 492 trang, được in song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm, cùng những khảo dị và chú giải trên tinh thần hiện đại. Trong quá trình làm việc, Ban Văn bản Truyện Kiều gồm nhà nghiên cứu Hán - Nôm Thế Anh và Nguyễn Khắc Bảo; cố Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn; nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Khóa, Vũ Ngọc Khôi; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn; Giáo sư Trần Đình Sử và nhà thơ Vương Trọng dồn nhiều tâm sức nghiên cứu nhiều năm để đi đến một bản thảo đồng thuận. 
 
Bản Truyện Kiều được chú thích sáng tỏ và gọn, không lạm dụng các dẫn liệu, từ ngữ và điển cố, hạn chế các trích dẫn không cần thiết từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để chú giải Truyện Kiều. Đây là văn bản Truyện Kiều vừa hướng đến tầm nguyên, vừa tôn trọng kinh nghiệm tiếp nhận tác phẩm trong gần 2 thế kỷ qua. Văn bản đã phục nguyên hơn 400 chữ so với các bản Kiều thông dụng. 
 
Đây là ẩn bản đã khắc phục những chỗ chưa chuẩn xác và đồng thuận hoàn toàn của bản in xuất bản tháng 8/2015 và được thẩm định, góp ý nâng cao chất lượng từ Ban thẩm định gồm Giáo sư Nguyễn Khắc Phi, Phó Giáo sư Trần Nho Thìn và Tiến sĩ Trần Trọng Dương.
 
 
Văn Thành
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.