nguyendu.com.vn
Loading...

Văn hóa là quyền lực mềm, là sức mạnh to lớn góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp và sức cạnh tranh quốc gia


Nhằm hoàn thiện Dự thảo Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua báo Điện tử Tổ Quốc đã và đang nhận được nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Để góp thêm cho Dự thảo ý kiến với nhiều nội dung gợi mở, xin giới thiệu bài góp ý của PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học.
 
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học
 
Nhìn tổng quát, Dự thảo đã nêu được những vấn đề quan trọng trong Chiến lược phát triển văn hóa đến 2030. Từ góc độ cá nhân, tôi xin được góp thêm một số ý kiến sau đây:
 
Về nhận thức:
 
Đặt văn hóa ngang với kinh tế, chính trị, xã hội là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Tuy nhiên, cần chú ý hơn nữa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" (tháng 11/ 1946). Để không rơi vào chung chung, nên làm rõ hơn nội hàm văn hóa trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa và phát triển một cách hợp lý. Phải lưu ý, người đưa ra quan điểm trên đây là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới nên tầm nhìn rất xa, rộng. Việc nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa phải được thấm sâu hơn vào tất cả mọi tầng lớp trong bối cảnh kinh tế tri thức.
 
Văn hóa là quyền lực mềm, là sức mạnh to lớn góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp và sức cạnh tranh quốc gia. Không đặt nặng phát triển văn hóa theo lối phong trào mà phải đi vào thực chất, nói đi đôi với làm, làm một cách sáng tạo, hiệu quả. Phải xây dựng được triết lý xây dựng đất nước đúng đắn, phù hợp.
 
Phải đưa chính sách phát hiện và bồi dưỡng nhân tài vào thực tiễn, sử dụng nhân tài hợp lý. Đây là đòn bẩy hết sức quan trọng. "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" phải gắn với thực tiễn, không dừng lại ở khẩu hiệu. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là học tập cách chiêu hiền đãi sĩ của Người vì mục tiêu phụng sự đất nước. Hiệu quả là thước đo lớn nhất đóng góp của tập thể, cá nhân.
 
2. Về chỉ tiêu:
 
Các chỉ tiêu đưa ra trong  Dự thảo là tương đối phù hợp, nhưng về bản chất, nó mới có ý nghĩa định mức. Vì thế, cần có sự sàng lọc, đầu tư, đánh giá chính xác để không rơi vào tinh trạng bằng mọi giá để đạt chỉ tiêu. Đặc biệt, cần rút kinh nghiệm về sự lãng phí trong đầu tư (như một số tượng đài, trùng tu di tích, giải thưởng v.vv). Nên chú trọng xây dựng một số biểu tượng có ý nghĩa văn hóa lâu dài (không phải là các cổng chào hay các biển "làng văn hóa"). Tránh xây dựng tràn lan các biểu tượng. Kinh nghiệm của các nước phát triển là một tham khảo hữu ích.
 
Ảnh minh họa (Minh Khánh)
 
Phát triển văn hóa vừa hướng tới số đông, vừa chú ý tinh hoa. Về phục vụ số đông, cần chú ý phát triển công nghiệp văn hóa, sinh thái – du lịch, bảo tồn, bảo tàng…. Về tinh hoa, cần có đầu tư trọng tâm, trọng điểm, đúng người, đúng việc. Tránh cào bằng vì cào bằng đi ngược lại sự phấn đấu của nhân tài hoặc những cá nhân, tập thể có cống hiến thực sự.
 
3. Về nhiệm vụ, giải pháp
 
Việc ban hành chính sách, luật định, thể chế văn hóa phải chính xác, kịp thời, vừa đáp ứng mục tiêu dài hạn, vừa phù hợp mục tiêu ngắn hạn. Cần có đội ngũ chuyên gia trong xây dựng chính sách, vì chính sách cũng là biểu hiện của tầm văn hóa. Đặc biệt, đội ngũ quản lý văn hóa phải luôn luôn nâng cao trình độ hơn nữa thì mới có khả năng đưa ra hệ chính sách phù hợp.
 
Mục đích cuối cùng văn hóa là phát triển toàn diện con người. Dự thảo đã nêu khá đầy đủ các tiêu chí, song tiêu chí cần phải nhấn mạnh là trung thực, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Phải hình thành cơ chế bảo vệ đổi mới. Cũng cần chú ý hơn đến các vấn đề liên quan đến phát triển con người như xây dựng sinh thái văn hóa tinh thần tốt đẹp, sinh thái môi trường lành mạnh.
 
Cần thúc đẩy tinh thần phản biện và đối thoại, từ đó tạo lập môi trường dân chủ và hình thành niềm tin: niềm tin vào chế độ, niềm tin vào tiền đồ cách mạng và tương lai dân tộc, niềm tin giữa người với người...  Muốn thế, pháp luật phải nghiêm minh, lãnh đạo phải gương mẫu, vận động đi đôi với chế tài. Tránh rơi vào hình thức kiểu "đánh trống bỏ dùi" mà coi trọng thực chất, xây dựng chế độ thưởng phạt phân minh.
 
Ảnh minh họa (Minh Khánh)
 
Tăng cường việc làm sạch môi trường văn hóa, cả văn hóa đời sống thực tiễn lẫn văn hóa mạng. Kiên quyết chống tha hóa, đặc biệt là lợi ích nhóm, cánh hẩu, thói cơ hội, chủ nghĩa cá nhân.
 
Tăng cường giao lưu quốc tế, qua giao lưu văn hóa mà tiếp thu cái mới, cái hay để phát triển. Kinh nghiệm cho thấy, văn hóa thường có những bước phát triển mạnh mẽ qua tiếp thu và tiếp biến văn hóa từ các cuộc giao lưu văn hóa sâu rông và triệt để.
 
Hình thành xã hội đọc, kích thích sáng tạo, nâng cao dân trí, coi đó là một phương cách hữu hiệu để nâng cao tố chất dân tộc và chất lượng nguồn nhân lực.
 
 
Theo toquoc.vn
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website