Vừa qua, Khoa lịch sử (Trường Đại học KHXHVNV - Đại học QG Hà Nội) phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh khảo sát mở rộng địa điểm khảo cổ học cồn Điệp tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà chuẩn bị cơ sở khoa học  khai quật, nghiên cứu trong thời gian tới.

 

Dầu tích lớp vỏ sỏ điệp (ảnh: Hạnh Lê)

 

Địa điểm khảo sát mở rộng nằm phía bắc cồn Điệp, trong một diện tích thám sát nhỏ  cho thấy địa tầng văn hóa tại đây dày được chia thành niều lớp và nhiều hiện vật hiện bằng đá gốc, đá sa thạch ( bàn dập, bàn mài, bàn nghiền) nhiều mảnh gốm  trang trí hoa văn văn thừng, hoa văn răng lược, khắc vạch  …được phát lộ.

 

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy công cụ đá bề mặt có 3 dấu tròn lõm và ở độ sâu 2m của hố thám sát xuất lộ 1 lớp  sò điệp xen lẫn than tro, ốc sò, xương cá, xương động vật, công cụ đá và mảnh gốm…

 

Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định, niên đại cồn Điệp  tương đồng với di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà), cách ngày nay khoảng từ  5.000 – 6.000 năm.

 

Địa điểm cồn Điệp còn được ghi trong cuốn Đại Nam nhất thống chí" Ở xã Vĩnh Lưu huyện Thạch Hà, gần chân núi Bảo Đài, có một gò Điệp cao đến 2 trượng, chu vi hơn 10 trượng, trong đất đều có vỏ điệp"; trong Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch cũng ghi " Gò Lạc (Lạc Khâu) ở dưới núi Vĩnh Lưu, Thạch Hà, phía Bắc khe Mậu Cô có vỏ sò tích lại thành gò, cao đến mấy trượng, vuông đến một dặm". 

 

Và trước đây học giả Nữ (Pháp) - Madeleine Colani cộng sự của Viện Viễn Đông Bác cổ cũng đã tiến hành tìm hiểu về một số địa điểm khảo cổ học cồn sò điệp  thuộc khu vực Nghệ Tĩnh, trong đó có địa điểm khảo cổ học này.