nguyendu.com.vn
Loading...

Truyện Kiều - Bản Nôm của Hoàng gia Triều Nguyễn.


Nhà Xuất bản Lao động vừa xuất bản cuốn Truyện Kiều  - Bản Nôm  của Hoàng gia Triều Nguyễn, bản lưu tại thư Viện Anh Quốc do ông Nguyễn Khác Bảo, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam phiên âm - chú giải - khảo dị.
 
 
Cuốn Truyện Kiều - Bản Nôm của Hoàng gia Triều Nguyễn, bản lưu tại thư viện Anh Quốc vừa được xuất bản  (khổ 19 cm x 27 cm), dày 543 trang, trong đó có 146 bức tranh minh họa. Phần Quốc ngữ được phiên âm, chính xác theo nội dung bản Kiều của Hoàng gia Triều Nguyễn từ chữ Nôm  sang chữ Quốc ngữ, các dòng chữ tóm tắt nội dung bức tranh minh họa bằng chữ Hán phiên âm ra Hán Việt  và dòng dịch nghĩa bằng chữ Nôm tóm lược cảnh được minh họa trong tranh.
 
 
Về bản gốc bản Nôm của Hoàng gia Triều Nguyễn lưu tại thư viện Anh Quốc là một bản Kiều chép tay đã được các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Hoàn,  Trần Nghĩa, Nguyễn Ngọc Trí, Nguyễn Quảng Tuân, Phạm Tú Châu giới thiệu. Ông Nguyễn Khắc Bảo cho biết, bản này có 150 trang. Trang 1-2 và 149-150 đều có thêu vẽ hình rồng. Trang 1 và trang 150 thêu vẽ hình rồng 5 móng, chứng tỏ cuốn sách này được chép và vẽ để nhà vua ngự lãm.
 
Theo các nhà Kiều học, Bản Nôm của Hoàng gia Triều Nguyễn trước khi được lưu trữ tại thư viện Anh Quốc vào năm 1894 cuốn sách này được bày bán tại một hiệu sách ở Pari.  Cuốn sách này vốn nằm trong thư viện của Hoàng gia Triều Nguyễn, năm 1885 kinh thành Huế thất thủ vua Hàm Nghi chạy ra Sơn phòng Quảng Trị, Quảng Bình xuống chiếu Cần Vương, giặc Pháp cướp phá Hoàng thành Huế và cuốn Kiều cổ quý này được người pháp mang về Pari sau mới lưu lạc sang Anh năm 1894.
 
Bản này do ai chép và vẽ 146 bức tranh minh họa, chép vào thời gian nào cho đến nay chưa có cơ sở để minh định mà bước đầu đưa ra ý kiến: Đây là một cuốn Truyện Kiều chép tay ít nhất cũng từ cuối Thế kỷ XIX lại thuộc quyền sở hữu của Hoàng gia Triều Nguyễn (?).
 
 
Bách Khoa

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website