nguyendu.com.vn
Loading...

Triển lãm và thuyết trình Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn


Nhân Ngày sách Việt Nam được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động ở Huế, đồng thời để giới thiệu với công chúng về giá trị của một kiệt tác văn chương của Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm "Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn" vào sáng ngày 22.4.2022 tại Trường lang Đại Cung Môn.
 
 
Theo thông tin từ nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Bảo in trong “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” (Nxb. Lao động, 2017), cuốn cổ thư này từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris, sau đó được Thư viện Anh quốc sưu tập rồi trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của thư viện này từ năm 1894. Có lẽ bản Kiều này đã bị lấy đi tại sự kiện thất thủ Kinh đô 1885, khi mà người Pháp cùng quân đội viễn chinh đã tràn vào xâm chiếm Kinh đô, vào Hoàng Thành và lấy đi không ít của cải cùng nhiều báu vật của triều đình Huế.
 
Đây là bản Kiều được nhận định là bản của Hoàng gia triều Nguyễn với đặc điểm nổi bật đầu tiên là bìa sách. Đây là Bản Kiều chép tay mà có lẽ là quyển sách đẹp nhất và cầu kỳ nhất về hình thức của loại hình sách bằng giấy dó trong lịch sử trung đại ở Việt Nam.
 
Thuyết trình tại triển lãm, nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung đã trình bày khá cụ thể về kết quả nghiên cứu và đặt ra giả thuyết trước đây của mình với nhận định, phải chăng vua Tự Đức là thân bút chép bản Kiều này. Tuy nhiên, tiếp thu một ý kiến cho rằng đã có chữ "phạm húy" trong bản Kiều nên giả thuyết đó cần phải được thân trọng hơn, cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn. Ông Hải Trung còn nhấn mạnh, một bản Kiều có nguồn gốc tại Huế như vậy có ý nghĩa rất đặc biệt, trên hết là tính chất độc bản được thực hiện rất công phu với các phần chữ Hán, chữ Nôm và đặc biệt là tranh minh họa tương ứng với từng trang được vẽ rất chi tiết, xứng đáng được đánh giá là một bản Kiều cực kỳ quý hiếm, rất có giá trị đối với văn hóa Huế gắn liền với tên tuổi của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.
 
Triển lãm giới thiệu miêu tả đặc điểm, tính chất của Bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn thông qua 36 panel được thiết kế phù hợp với không gian trưng bày.
 
 
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
(Ảnh: Lê Đình Hoàng, Lê Văn Nguyện)

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website