nguyendu.com.vn
Loading...

Tổ chức chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”


Tối ngày 27/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp “Đôi bờ Ví, Giặm”. Đây là sự kiện mở màn chuỗi hoạt động thuộc Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
 
Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”

 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Ngọc Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, gắn bó với cộng đồng người dân Nghệ An - Hà Tĩnh từ bao đời nay; phản ánh toàn diện cuộc sống, phong tục tập quán, những cung bậc cảm xúc của người dân xứ Nghệ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã trở thành dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tinh thần, hình thành nên cốt cách, tâm hồn của các thế hệ người dân nơi đây. Đặc biệt, cũng từ chất liệu của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nhiều kịch bản sân khấu, tác phẩm âm nhạc đã ra đời, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích, đón nhận. Với những giá trị độc đáo, tiêu biểu của di sản, ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris - Cộng hòa Pháp, Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức ghi danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong 10 năm qua (2014 – 2024), được sự quan tâm của Bộ VH-TT&DL, chính quyền hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. Thời gian tới, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm; tạo điều kiện tối đa cho nghệ nhân và cộng đồng gìn giữ, trao truyền, thực hành di sản; tăng cường việc truyền dạy Dân ca Ví, Giặm cho học sinh các cấp; tổ chức các sự kiện văn hoá, du lịch…. Từng bước xây dựng Dân ca Ví, Giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ; thực hiện có hiệu quả cam kết của Việt Nam với UNESCO về bảo vệ, phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Sau lễ khai mạc là diễn ra Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” gồm 3 phần. Phần 1 “Trầm tích xứ Nghệ” nói về truyền thống, bề dày lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Nghệ - Tĩnh đã làm nên những giá trị di sản đi cùng thời gian; trong đó, có di sản Dân ca Ví, Giặm. Phần 2 “Hành trình di sản” tập trung phản ánh quá trình Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh đại diện của nhân loại vào năm 2014. Những dấu ấn về công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong 10 năm qua; các thế hệ nghệ nhân, những người nắm giữ và trao truyền Dân ca Ví, Giặm cho thế hệ trẻ, làm lan tỏa di sản ông cha trong đời sống. Phần 3 “Để mạch nguồn chảy mãi”, phản ánh những nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong việc đề ra những chủ trương, giải pháp để Dân ca Ví, Giặm tiếp tục tỏa sáng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ đương đại, tạo động lực phát triển, xây dựng quê hương trong bối cảnh mới.
 
 
Nguyễn Nga

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website