Trong các tác phẩm văn học dân tộc ta nếu như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có vinh dự được dịch sang tiếng nước ngoài sớm nhất(1) thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài nhiều nhất. Nếu chỉ kể những bản dịch toàn bộ và đã được xuất bản thì theo thống kê của chúng tôi đến nay Truyện Kiều đã được dịch sang gần 20 tiếng nước ngoài, kể cả tiếng Trung Quốc. Bản đầu tiên dịch sang tiếng Pháp, do Giáo sư Abel des Michels (Trường Sinh ngữ Đông phương Pháp) in ở Paris năm 1884. Bản sau cùng mới xuất bản năm 2009 ở Ulan Bato, dịch sang tiếng Mông Cổ, do Giáo sư S.Dashtsevel (Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ) thực hiện. Về số lượng, mỗi ngoại ngữ thường có một hoặc hai bản dịch, riêng tiếng Nhật có 4 bản, tiếng Anh 7 bản, tiếng Pháp trên 10 bản.
Người ta thống kê được 11 bản dịch đầy đủ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, bản đầu tiên vào năm 1884, bản cuối cùng vào năm 1999. Mặt khác, Truyện Kiều đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập (từ bản dịch tiếng Pháp), tiếng Bulgari, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungari, tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovaquia và tiếng Thuỵ Điển.
Có thể hiểu tài trí là khả năng lớn của duy lý, của khoa học, còn tâm thức là thuộc tính chính của tâm linh, của trực cảm. Và Nguyễn Du muốn mỗi người nhận rõ: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” dù ở bất kỳ thời đại nào.
Lâu nay, Truyện Kiều được công nhận là tác phẩm văn học lớn của Việt Nam, nhưng trong dân gian và giới trí thức, không thiếu người cho rằng, mức độ vay mượn Truyện Kiều từ cốt truyện và tình tiết của Kim Vân Kiều truyện (tác giả Thanh Tâm Tài Nhân) là quá nhiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là câu chuyện của tài mệnh tương đố, câu chuyện của tình đời, dâu bể. Ai cũng dễ tìm thấy tâm hồn mình, câu chuyện của mình trong đó. Và trong cuộc sống của người dân Việt Nam có biết bao tình huống để câu Kiều cất tiếng. Người ta đọc, ngâm và hát thơ Kiều. Nhiều điệu thức dân ca Việt Nam, mà ví dặm Nghệ Tĩnh là một ví dụ điển hình, cũng đã từng được nhiều lần cất lên từ thơ Kiều.
Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du xuất bản cuốn sách "Truyện Kiều và nghệ thuật tạo hình" vừa được phát hành vào đầu tháng 10-2015.
Ban Quản lý di tích Nguyễn Du vừa tiếp nhận cuốn "Kim Túy Tình Từ", nhân dân ta thường gọi là "Truyện Kiều" in bằng chữ Quốc ngữ (năm 1917), từ Họa sỹ Lê Anh Tuấn - Hội Viên Hội Mỹ thụật Việt Nam.
Đại thi hào Nguyễn Du có một thời gian sống và làm việc ở Huế. Nơi đây cũng là nơi ông trút hơi thở cuối cùng và được các bạn đồng liêu an táng, trước khi được con cháu cải táng về xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thái Bình với di sản văn hóa Nguyễn Du nói chung, với Nguyễn Du và Truyện Kiều nói riêng là cả một công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn học nghệ thuật mãi chưa kết thúc, hiện nay đang đòi hỏi các nhà Kiều học vén bức màn lịch sử "Thập tải phong trần" của Nguyễn Du ở quê lúa Thái Bình. Bức màn lịch sử văn hóa ấy đã dần hé mở.
Bức chân dung Thuần Hoàng Quý Phi (1713-1760) của họa sĩ Italy Giuseppe Castiglione, đã đạt giá 17,7 triệu USD tại cuộc đấu giá mùa Thu của hãng Sotheby's tổ chức ở Hong Kong (Trung Quốc).