Sau 10 ngày mở hố thám sát, nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Bảo tàng Hà Tĩnh và Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm lộ rõ dấu vết nền móng của một công trình kiến trúc trúc cổ.
Vào hồi 10 giờ 52 phút giờ địa phương (8 giờ 52 phút giờ Việt Nam) ngày 8 tháng 12 năm 2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, Hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 17 giờ 10 phút giờ địa phương (15 giờ 10 phút giờ Việt Nam) ngày 7 tháng 12 năm 2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thám sát nghiên cứu khảo cổ học khu vực Đền Huyện (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân).
Sáng 4/12, đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã về dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Cùng đi với đoàn có đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đồng chí Đặng Quốc Khánh - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Sau gần một năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tiếp tục được cộng đồng giữ gìn, phát huy. Tuy nhiên, việc được UNESCO ghi danh cũng khiến di sản này tiếp tục bị lợi dụng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến “danh”, “diện” cũng như trở thành thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Dự thảo Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội lần đầu tiên được Bộ VHTTDL xây dựng nhằm điều chỉnh các yếu tố nhạy cảm ở lĩnh vực luôn “nóng” này. Vừa qua, hội nghị lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà quản lý. Tới đây, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các nhà khoa học để đóng góp cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Chiều 14.11, tại TP.Quy Nhơn, Bảo tàng Tổng hợp Bình Định và Viện Nghiên cứu Kinh Thành tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gò Cây Me (thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, TX.An Nhơn, Bình Định).
Nhằm tăng cường sự hợp tác các nước đang lưu giữ Mộc bản và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn bền vững, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu Mộc bản. Sáng ngày 11/11/2017, tại Khách sạn Đà Lạt Palace Heritage, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ tổ chức đã diễn ra buổi Tọa đàm quốc tế với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản tài liệu mộc bản tại các nước châu Á”.
Vừa qua Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Viện nghiên cứu văn hóa con người Nhật Bản và Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp điều tra khảo cổ học khu vực cửa sông và ven biển Hà Tĩnh.