nguyendu.com.vn
Loading...

Tiếp nhận thêm một số phiên bản mộc bản ghi chép về Đại thi hào Nguyễn Du


Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm  Đại thi hào Nguyễn Du vừa tiếp nhận thêm  05 phiên bản mộc bản ghi chép về Đại Thi hào Nguyễn  Du từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.
 
(Ảnh 1)
 
Phiên bản mộc bản có kích thước 44 x 24 cm, niên hiệu Ất Sửu, Gia Long năm thứ 4 (1805), quyển 26, cuốn Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, ghi: Đặng Trần Thường dâng sớ cử Tiến Sĩ Triều Lê cũ là Nguyễn Du, hương cống là bọn Nguyễn Trọng Chiếu 14 người, hạ lệnh triều về kinh xét dùng.
 
(Ảnh 2)
 
Phiên bản  mộc bản có kích thước 40 x 23 cm, niên hiệu  Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 (1810), quyển 40 Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ có nội dung: Ngày Đinh dậu xa giá đi tuần Quảng Trị, ngày Tân Sửu đi Quảng Bình, xem làm lỵ sở của dinh. Dụ ký Hoàng Văn Diễn và Cai bạ Nguyễn Du rằng: “Dùng sức dân, nên dè sẻn. Đắp đất đai sai dân làm thì được, còn xây dựng sảnh, thự, nên lấy binh lính mà làm”. Bèn hạ lện cho Hộ bộ thưởng cho những người ứng dịch. Ngày Đinh mùi trở về.
 
(Ảnh 3a)
 

(Ảnh 3b)

 

Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An, rộng học, giỏi thơ, giỏi quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì. Vua từng dụ rằng: “Nhà nước dùng người, duy có tài dùng, vốn không coi năm bắc khác nhau. Khanh cùng Ngô Vị đã được tri ngộ làm quan đến chức Á khanh, nên điều gì biết thì nói ra hết, đâng điều hay sửa điều dở, để hết chức mình, sao cứ rụt rè hãi, chỉ việc vâng dạ”. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết, vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống. Khi đưa tang về lại cho thêm 30 quan (Mặt khắc 16, 17, quyển 4, cuốn Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ  - ghi chép ở 2 phiên bản mộc bản khác nhau – kích thước 44 x24 cm (3a), 43 x 24 cm (3b))  Niên hiệu Canh Thìn, Minh Mạng  năm thứ nhất (1820).
 
(Ảnh 4)
 
Phiên bản mộc bản có kích thước 32 x 20 cm,  niên hiệu  Minh Mạng năm thứ 13 (1832), mặt khắc 7, quyển 1, cuốn Quốc triều Đăng khoa lục ghi chép về Tiến sỹ Nguyễn Tán như sau: Sắc ban Đệ Tam giáp (Đồng Tiến sĩ xuất thân). Sinh năm Giáp Tý (1894), Quê quán Tiên Điền, Nghi Xuân, Nghệ An (nhà ở Cẩm Chương – Đông Ngạn - Bắc Ninh) (năm 1826, Nghi Xuân được đổi về Hà Tĩnh). Đỗ cử nhân, khoa thi năm Mậu Tý (1828), làm quan tới chức Viên ngoại; bị miễn chức.
 
Đến nay Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm  Đại thi hào Nguyễn Du đã tiếp nhận 09 phiên bản mộc bản ghi chép về Đại thi hào Nguyễn Du và 01 phiên bản mộc bản ghi chép về Tiến sĩ Nguyễn Tán (gọi Đại thi hào Nguyễn Du bằng Bác) là con trai thứ 10 của Nguyễn Y. Các phiên phiên bản mộc bản nói trên là tư liệu ghi chép những thông tin xác thực về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn Tán nằm trong hệ thống mộc bản triều Nguyễn lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới vào năm 2009.
 
 
Bách Khoa

 


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website