Loading...
|
TÁC GIẢ TÁC PHẨM TRONG NHÀ TRƯỜNG NGUYỄN DUNgày 27 tháng 07 năm 2015
Văn học Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, hòa trong dòng chảy chung của quy luật phát triển vẫn ghi đậm dấu của từng tác giả . Có thể nói, chính họ, với tài năng thể hiện qua thực tiễn sáng tác của mình đã tạo cho nền văn học dân tộc một diện mạo độc đáo, đa dạng về phong cách, phong phú về thể tài…Khảo sát thi ca trung đại, chúng ta không thể không nhắc tới những đỉnh cao như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu…Những năm đầu thế kỷ XX, bước sang thời kỳ hiện đại, chúng ta có Tản Đà, một gạch nối quan trọng của văn chương buổi giao thời. Cùng thời gian đó, trên hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh , với những tác phẩm xuất xắc, bao quát nhiều thể loại như: văn chính luận, thơ ca, truyện ký…đã trở thành một tác gia lớn, khai mở cho dòng văn học cách mạng hào hùng trải dài trên nửa thế kỷ sau này. Giai đoạn 1930-1945 có thể xem là một trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đa dạng nhất của văn học dân tộc với sự ra đời của nhiều trào lưu gắn liền những tên tuổi đặc biệt xuất sắc. Nếu ở dòng văn học hiện thực phê phán, chúng ta có Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố….thì trong văn xuôi lãng mạn không thể không nhắc đến Nhất Linh , Khải Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân…Bên cạnh đó , phong trào Thơ mới, một cuộc cách mệnh về thơ ca, cũng đã góp hàng loạt nhà thơ lãng mạn lớn mà cho đến hôm nay vẫn là một ngôi sao sáng trên bầu trời thi ca hiện đại của dân tộc. Đó là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàm Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tế Hanh….Và cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua tác phẩm của họ đều là những bản hùng ca sáng ngời chủ nghĩa yêu nước và tinh thần chiến đấu sục sôi như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Anh Đức… Sách
|