nguyendu.com.vn
Loading...

Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội: Lần đầu tiên có quy định tạm ngừng tổ chức lễ hội.


Nghị định quản lý và tổ chức lễ hội vừa được Chính phủ ban hành có quy định rõ về việc tạm ngừng tổ chức lễ hội đối với những lễ hội gây mất an ninh, trật tự, sai lệch giá trị…
 
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
 
Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương, trước khi Nghị định quản lý và tổ chức lễ hội được Chính phủ chính thức ban hành, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở nhiều nơi vẫn chưa thực sự được chính quyền địa phương các cấp quan tâm triệt để. Sau khi Nghị định ra đời, hành lang pháp lý trong lĩnh vực nhạy cảm này sẽ được thắt chặt, với nhiều biện pháp mạnh. Đáng chú ý là việc phân cấp quản lý ở các địa phương, đặc biệt đối với những lễ hội truyền thống, tùy theo quy mô và tính chất ở từng lễ hội.
 
Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn vinh các bậc tiền nhân (ảnh Nam Nguyễn)

Đáng lưu ý ở Chương I, nguyên tắc tổ chức lễ hội đưa ra 7 quy định chặt chẽ. Theo bà Ninh Thị Thu Hương, đây là những quy định nền tảng để nâng cao hiệu lực quản lý lễ hội. Theo đó, việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn vinh các bậc tiền nhân. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa. Đặc biệt, giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Nghi lễ trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam…
Nghị định quản lý và tổ chức lễ hội gồm 4 chương (24 điều) trong đó gồm chương I: Những quy định chung (Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng, Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về lễ hội; Nguyên tắc tổ chức lễ hội; Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội; Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội; Tạm ngừng tổ chức lễ hội).
 
Bên cạnh đó, quy định về Tạm ngừng tổ chức lễ hội cho phép cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp: Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội; Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người; Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương; Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
 
Chương II, Đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội gồm 9 điều: Đăng ký tổ chức lễ hội; Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội; Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội quy mô cấp tỉnh; Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội cấp huyện; Thông báo tổ chức lễ hội; Nội dung văn bản thông báo tổ chức lễ hội; Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài; lễ hội cấp tỉnh; Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp huyện, cấp xã.
 
Phân cấp thực hiện chặt chẽ
 
Ở chương III của Nghị định, việc phân cấp trách nhiệm quản lý được thể hiện rõ ràng. Theo đó, phần Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội gồm 4 điều: Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội của các bộ, ngành liên quan; Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội của Ủy ban nhân dân các cấp; Xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội.
 
Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội tạo hành lang pháp lý chặt chẽ đối với lĩnh vực nhạy cảm này (ảnh Nam Nguyễn)

Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội được quy định rõ hai thành phần gồm tổ chức và cá nhân. Trong đó, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 
Chương IV, Điều khoản thi hành gồm 3 điều Hiệu lực thi hành; điều Khoản chuyển tiếp; Trách nhiệm thi hành.
 
Phân cấp, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và đơn vị tổ chức lễ hội, Nghị định quy định rõ: Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. BTC lễ hội có trách nhiệm xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường. Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai, bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
 
“Nếu như trước đây, chúng ta còn thiếu những biện pháp ngăn chặn kịp thời, thiếu các quy định mang tính pháp lý cũng như các biện pháp mạnh thì đến nay, sau khi Nghị định ban hành, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp, các BTC lễ hội đã có đầy đủ một hệ thống hành lang pháp lý hỗ trợ” - Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương nhận định.
 
Ngày 15/10 tới, Nghị định Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội sẽ chính thức có hiệu lực. Để Nghị định thực sự đi vào đời sống, đòi hỏi các địa phương, các Bộ, ngành liên quan, cũng như mỗi người dân tham gia lễ hội nghiêm túc thực hiện các quy định theo Nghị định.
 
 
Theo Hồng Hà/Toquoc.vn 
 

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website