nguyendu.com.vn
Loading...

Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia Luỹ đá cổ Kỳ Anh.


Vừa qua, UBND xã Kỳ Lạc phối hợp tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia Luỹ đá cổ Kỳ Anh.
 
 
Được biết, trước đó, hệ thống thành lũy cổ này đã được nhóm các nhà nghiên cứu khảo cổ Hà Tĩnh phát hiện vào tháng 6 năm 2011 tại đỉnh Đèo Bụt thuộc địa bàn xã Kỳ Lạc, h. Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Năm 2012, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO) phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh mở cuộc điều tra, thám sát và khai quật nghiên cứu toàn diện hệ thống thành luỹ cổ Kỳ Anh.
 
Qua nghiên cứu cho thấy, hệ thống thành lũy đá cổ Kỳ Anh nằm theo trục từ đông sang tây với chiều dài hơn 1km và được ghép bằng những phiến đá tự nhiên màu xám đen. Qua khảo cứu ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là dấu tích còn lại của một đoạn thành lũy cổ nằm trong hệ thống lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt-Chăm Pa) kéo dài từ tây sang đông với độ dài khoảng trên 30 km, nằm về phía bắc của dãy Hoành sơn quan thuộc địa phận huyện Kỳ Anh(Hà Tĩnh) do chúa Lâm Ấp là Phạm Văn (345-375) xây dựng để phòng thủ. Đến giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh (1655-1659) thì hệ thống lũy cổ này lại được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm, nên hệ thống thành lũy này còn có tên gọi là lũy Ông Ninh (Ninh Quận công Trịnh Toàn). Đây là di tích đặc trưng về loại hình di tích thành lũy cổ ở vùng Bắc trung bộ còn sót lại cần được khảo sát nghiên cứu kỹ để bảo tồn nghiên cứu.
 
Với giá trị lịch sử đó, năm 2014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận di tích Luỹ đá cổ Kỳ Anh là di tích cấp Quốc gia nhằm bảo tồn giá trị kiến trúc thành luỹ cổ phục vụ cho công tác nghiên cứu và du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.  
 
 
                                                                                                      Lê Bá Hạnh

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website