nguyendu.com.vn
Loading...

Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”


Sáng ngày 28 - 3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”.
 
 
Tham dự Hội đồng chứng minh hội thảo có Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và các Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Chủ trì hội thảo có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Tĩnh; Hòa thượng Thích Thọ Lạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An); GS.TS Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo và PGS. TS Nguyễn Quang Hồng - công tác tại khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
 
Tham dự hội thảo có đồng chí Trần Thị Minh Nga - Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đồng chí Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng một số nguyên lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành.
 
Hội thảo còn có sự hiện diện của các đại biểu đến từ Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại: Thành phố Huế, Hà Nội, Nghệ An; các nhà nghiên cứu và hơn 300 chư tăng, phật tử trong và ngoài tỉnh.
 
Mục đích của hội thảo là nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của Phật giáo trên vùng đất Hà Tĩnh cũng như những đóng góp to lớn của Phật giáo Hà Tĩnh đối với quê hương, đất nước trong tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó, nhằm phát huy giá trị nhiều mặt của di sản Phật giáo Hà Tĩnh trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 
Hội thảo đã nhận được 78 tham luận của các nhà nghiên cứu, chư tôn đức trong cả nước gửi về. Các tham luận tập trung nghiên cứu 3 vấn đề: Vị trí, vai trò của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam; đóng góp của Phật giáo Hà Tĩnh đối với lịch sử, văn hóa – xã hội; bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Phật giáo Hà Tĩnh đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 5 tham luận và nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chư tôn đức trong cả nước. Trong đó, hầu hết các tham luận, ý kiến tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ và bằng chứng khoa học để khẳng định chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Nam Giới (thuộc địa giới hành chính xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) là vùng đất thiêng đầu tiên nơi Thiền sư Phật Quang truyền đạo Phật cho Chử Đổng Tử.
 
Cùng với làm sáng tỏ vai trò của chùa Quỳnh Viên, truyền thuyết về Chử Đồng Tử là người phật tử đầu tiên, các nhà nghiên cứu, hòa thượng, thiền sư cũng nêu lên vấn đề: Cần nghiên cứu bổ sung các dẫn chứng khoa học để tiếp tục làm sáng tỏ và xây dựng di tích chùa Quỳnh Viên xứng tầm với giá trị lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như của dân tộc.
 
Hội thảo cũng đã tập trung nêu vai trò của Phật giáo Hà Tĩnh cũng như đóng góp của các phật tử trong tiến trình lịch sử dân tộc: Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và công cuộc đổi mới của đất nước.
 
Bế mạc hội thảo, PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã khẳng định các tham luận gửi đến cũng như trình bày tại hội thảo và ý kiến phát biểu đã góp phần khẳng định thêm vai trò, giá trị của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời làm sáng tỏ thêm giá trị của chùa Quỳnh Viên đối với sự hình thành, phát triển của Phật giáo dân tộc. Ban chủ trì hội thảo sẽ tiếp thu ý kiến từ các nhà nghiên cứu, đồng thời mong tiếp tục tìm thêm những chứng cứ khoa học; sự quan tâm của các cấp chính quyền Trung ương, Hà Tĩnh để sớm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
 
 
Nguyễn Nga

 


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website