nguyendu.com.vn
Loading...

Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập"


Chiều ngày 4/12/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập” của Đề tài khoa học “Nghiên cứu, phát huy giá trị văn hóa người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập”.
 
 
Đề tài khoa học “Nghiên cứu, phát huy giá trị văn hóa người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập” được triển khai với mục đích nghiên cứu văn hóa, con người Hà Tĩnh quá khứ và đương đại để từ đó đề xuất những giải pháp xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
 
Tại hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu và đại diện một số sở, ban, ngành đã tập trung phân tích những giá trị vốn có, đặc trưng của văn hóa, con người Hà Tĩnh. Theo đó, Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ như Phôi Phối - Bãi Cọi (huyện Nghi Xuân), Thạch Lạc (huyện Thạch Hà), là vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa (Đại Việt - Chăm Pa - Chân Lạp - Trung Hoa); là biên viễn, phên trấn một thời, được coi là “tiền tuyến” của hậu phương và “hậu phương” của tiền tuyến trong nhiều thời kỳ lịch sử. Hà Tĩnh được mệnh danh là vùng “địa linh nhân kiệt”, bởi hầu như thời kỳ nào cũng xuất hiện những dòng họ, những làng xã, danh nhân đóng góp xứng đáng cho lịch sử nước nhà. Với những yếu tố địa lý – lịch sử - văn hóa đặc thù đã góp phần tạo nên một hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức đa dạng, giàu bản sắc. Bước vào thời kỳ hội nhập, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống văn hóa nhân dân ngày càng phong phú. Hệ thống thiết chế văn hóa ngày càng được hoàn thiện  và nâng cao. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và của Hà Tĩnh được phát huy. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã đạt nhiều thành tựu trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
 
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng phân tích những hạn chế trong văn hóa, con người Hà Tĩnh. Đó là tư tưởng tả khuynh, hẹp hòi; gàn bướng, bảo thủ. Đạo đức xã hội, lối sống cá nhân có nhiều mặt xuống cấp nghiêm trọng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường. Đời sống văn hóa có nhiều tệ nạn chưa được đẩy lùi như mê tín dị đoan, ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè… Nhiều nét thuần phong mỹ tục bị mai một. Nhiều thứ văn hóa độc hại, lai căng vẫn xâm nhập và đời sống thông qua thông tin xấu độc trên mạng xã hội…
 
Từ đó, các đại biểu đề xuất các giải pháp để xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ hội nhập. Đó là cần nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa; tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người; xây dựng chiến lược phát triển toàn diện về lĩnh vực giáo dục đào tạo; ban hành chính sách về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các ngành học; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các công trình tác phẩm, báo chí, văn học – nghệ thuật; có chính sách đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân dân gian; đầu xư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao…
 
Thay mặt Ban chủ nhiệm đề tài khoa học, đồng chí Bùi Xuân Thập - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cảm ơn ý kiến của các đại biểu và sẽ tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện đề tài theo yêu cầu, góp phần thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương  Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
 
 
Nguyễn Nga
 

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website