Họa sĩ Tô Bích Hải


Niềm đam mê hội họa đã thực hiện được, nhưng trong tận sâu thẳm trái tim mình bà vẫn luôn nghĩ về quê hương. Để tìm về cội nguồn, tìm về những dấu tích xưa bà đã đi đến những công trình kiến trúc cổ như Vương cung thánh đường Paris đến những nhà thờ cầu nguyện nho nhỏ, từ những cung điện đồ sộ đến những cây cầu làm bằng đá hàng trăm năm.Từ những phiến đá tưởng chừng như vô cảm qua bàn tay khéo léo và tâm trạng của mình nữ họa sĩ đã lấy một loại giấy mỏng áp vào phiến đá cùng chiếc bút chì xoa nhẹ và dần làm lộ nên những hình ảnh thật khác lạ. 25 năm họa sĩ làm với niềm đam mê, với những gì thôi thúc tự trái tim mình và điều bất ngờ đã đến với bà mà sau này bà nghĩ đó như là duyện nợ từ trước. Sau khi một người bạn của bà xem bộ tranh đặc biệt này, và nói chuyện với bà về bài thơ "Văn tế thập loại chúng sinh" nổi tiếng của Nguyễn Du, đọc xong tác phẩm bà chợt nhận ra rằng những bức tranh này như là hiện thân của mọi loài trong Thập loại chúng sinh mà Thi hào Nguyễn Du đã tế độ. Bà bắt đầu sắp xếp lại toàn bộ tranh của mình và đặt tên bộ tranh là "Văn tế thập loại chúng sinh".


Với họa sĩ đó là cái duyên của mình được gặp, được đọc tác phẩm của Đại Thi hào, còn với Đại Thi hào đây là lần đầu tiên tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh của mình được một nữ họa sĩ thể hiện trên loại hình hội họa, một loại hình hội họa khá mới lạ trên thế giới - thể loại tranh xoa trên đá.