nguyendu.com.vn
Loading...

Hai di sản Việt Nam tiếp tục được công nhận Di sản Tư liệu Thế giới


Hai di sản Việt Nam là “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh)” vừa chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới.
 
Trao bằng chứng nhận Di sản Tư liệu Thế giới cho Huế.
 
Chiều 19/5, trong Hội nghị lần thứ 7 của MOWCAP (Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương) tại Huế đã chính thức công nhận thêm 2 di sản Việt Nam là “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh)” trở thành Di sản Tư liệu Thế giới.
 
Về di sản “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” là hệ thống những bài thơ, văn, câu đối… được chạm khắc, khảm cẩn trên công trình thuộc kinh đô Huế giai đoạn 1802 - 1945 bằng văn tự chữ Hán và hầu hết tác giả là các vị vua, quan lại triều Nguyễn.
 
Đối với “Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh)” là tập tư liệu vô cùng độc đáo với gần 400 bản khắc chữ Hán - Nôm ngược, dùng để in tài liệu phục vụ cho hoạt động văn hóa và giáo dục và được chế tác trong thời gian từ 1758- 1788.
Trao bằng chứng nhận Di sản Tư liệu Thế giới cho Hà Tĩnh.
 
Trên cơ sở tham khảo, tóm tắt và bổ sung các sách kinh điển của Nho giáo, các thầy giáo dòng họ Nguyễn Huy đã biên soạn và khắc in các tập sách, phục vụ việc dạy và học của trường học Phúc Giang.
 
Điểm đặc biệt của di sản này là liên quan đến giáo dục ở một làng quê xa kinh thành, là khối mộc bản duy nhất về văn hóa, giáo dục của một dòng họ được lưu giữ ở Việt Nam. Mộc bản được khắc trên gỗ thị theo thể chân thư, mỗi mặt khoảng 18 đến 20 hàng chữ.
 
Cả 2 di sản Việt Nam lần này đều có những nét độc đáo riêng để trở thành Di sản Tư liệu Thế giới.
 
Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh).
 
Trước đó, Việt Nam đã có 4 di sản được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442-1779), Châu bản thời Nguyễn và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang).
 
 
Theo Hữu Tin/Đại Đoàn Kết

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website