nguyendu.com.vn
Loading...

Hà Tĩnh đề nghị công nhận 03 Bảo vật quốc gia


Tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị Bộ VHTT&DL trình Chính phủ công nhận Kiệu rước tiến sĩ vinh quy, Sập dạy học Trường học Phúc Giang và Ấn triện của tiến sĩ Nguyễn Huy Quýnh là Bảo vật quốc gia.

 

KIệu rước Tiến sĩ vinh quy ( ảnh tư liệu)

 

Kiệu rước Tiến sĩ vinh quy làm bằng gỗ dổi (KT: dài 3,22m; rộng 1m; cao 1.06m và nặng 28kg). Kết cấu kiệu gồm đòn khiêng, ghế ngồi và lọng. Các hoạ tiết trên các cấu kiện của kiệu được chạm trổ tinh xảo. Kiệu rước Tiến sĩ vinh quy đang nguyên vẹn có niên đại vào nửa đầu thế kỷ XVIII.  Kiệu dùng để rước Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) và Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785) sau khi đỗ Tiến sĩ về quê vinh quy bái tổ (Nguyễn Huy Oánh đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ khoa thi Mậu thìn -1748; Nguyễn Huy Quýnh đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa thi Nhâm Thìn -1772). Kiệu vinh quy bái tổ hiện được lưu giữ tại di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Nguyễn Huy Tựu (làng Trường Lưu, xã Kim Song Trường)

 

Sập dạy học được làm bằng gỗ lim (KT: dài 1,51m, rộng 1,45 m, cao 0,33 m, nặng 95 kg) và 4 chân trụ của sập được chạm khắc hình thú tinh xảo. Đây là hiện vật được Nguyễn Huy Oánh dùng để phục vụ cho việc dạy học tại trường học Phúc Giang từ năm 1732 (trường học tư thục tại làng Trường Lưu). Tiếp sau, sập còn được nhiều nhà giáo và nhiều danh sĩ khác sử dụng khi về đây dạy học và tại đây đã đào tạo hơn 30 tiến sĩ cho đất nước trong thời kỳ trước đây.  

 

Ấn triện của Tiến sĩ Nguyễn Huy Quýnh chất liệu bằng ngà voi (KT: cao 1,2cm, diện tích 2,6cm x 2,4cm và nặng 20g). Sau khi đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn 1772 ông tham gia chốn quan trường và đảm nhận đến chức quan Trực giảng ở Quốc Tử Giám. (theo lệ xưa các vị đỗ đạt, làm quan thường có ấn riêng và mỗi khi có giao dịch, các vị quan đều sử dụng ấn triện của mình).  Hiện vật hiện được lưu giữ tai di tích lịch sử văn hoá Nguyễn Huy Quýnh (làng Trường Lưu, xá Kim Song Trường).

 

Các hiện vật được đề nghị Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch trình Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia là những hiện vật độc bản có giá trị văn hoá - lịch sử giai đoạn thế kỷ XVIII đều thuộc về dòng họ Nguyễn Huy -Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), dòng họ nổi tiếng có nhiều danh nhân đóng góp cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

 

B.K

 


Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website