PHẦN III: HOĂNG MẪN CÔNG HIỆU TỔ BÁ THÁI TÔNG
Ông huy Khản tự Hy Trực – buổi đầu mới đăng triều cải là Hận - được ban tên là Lệ. Lúc về già tên huý trở lại như củ (là Khản). Sau khi gặp cơn binh biến, trở lại quê nhà tự lấy hiệu là Hồng Sơn độn ông (ông già chạy trốn về Hồng Lĩnh).
Là con trưởng của Xuân Nhạc công và chính thất Đặng phu nhân.
Ông sinh vào giờ Tỵ ngày 13 tháng 3 năm Giáp Dần long Đức (1734)
Trước đó, phu nhân mộng thấy “mặt trời rơi xuống, lại có một người..” bèn có thai hơn 11 tháng mới sinh.
Ông 6 tuổi nhập học, 10 tuổi đã hay chữ.
Năm Bính Dần Cảnh Hưng (1746) lên tuổi 13 thụ âm Hoàng tín đại phu; 14 tuổi, thi Hương trúng Tam Trường.
Năm Quý Dậu (1735), lên tuổi 20 trúng Tứ trường. 23 tuổi trúng tuyển cử.
Năm Đinh Sửu (1747) 24 tuổi, thi Hội trúng Tam trường theo lệ, là con quan trong triều, ông được thụ phong chức Lại bộ nguyên ngoại – lại được vọng học sung thị giảng Lượng quốc phủ.
Năm Canh Thìn (1760) tháng 3, thi Hội trúng Cách Đệ nhị danh vào Điện thí trúng Đệ tam giáp đông Tiến sĩ xuất thân Đệ nhị danh, ở tuổi 27.
Đúng là “Thiếu tuấn cụ khánh”
( Trẻ khoẻ – giỏi giang – mừng cả hai điều)
Trước đó, khi chưa đăng đại khoa, từ phía Nam về, qua Dục Thuý, có thơ rằng:
“Sơn thuỷ ư dư nhận đắc bất
Quy lai do ỷ cựu điêu cừu
Thanh vân đắc lộ tha niên sự
Thắng cảnh liên nhân thủ nhật du
Lữ tụ dĩ tuỳ sơn cốt sấu
Ngâm hoài ám trục thuỷ thanh lưu
Tuy nhiên thủy bích thanh sơn tại
Khán ngã long tương báo biến thu”.
(Non nước ở ta nhận chưa được
Ngày về mang chiếc áo lông cừu củ.
Đường lên mây xanh là việc của năm khác
Thắng cảnh trêu ngươi ngày dạo chơi.
Áo bận nơi đất khách tuỳ theo góc dáng gầy
Ngâm nga ngậm đuổi theo tiếng nước chảy
Tuy nhiên nứơc biếc non xanh đỏ
Hãy xem ta vào thời buổi biến hoá rồng lên, ngữa phi, báo chạy....)
Quả đúng như lời.
Tháng 6 vinh quy, tháng 8 vào Kinh ứng chế hợp cách.
(Theo quy chế cũ, Tiến sĩ vinh quy, vào kinh dự thi ở điện Vạn Thọ 5 câu luật. Nếu trúng cho nâng cấp. Xưa bảo, vậy là ứng chế) Tiếp đó, thăng Hàn lâm kiểm Thảo, đổi tên là Hân, giữ chức Đốc đòng xứ Sơn Tây.
Mùa thu Nhâm Ngọ (1762) khâm sai giám khảo Trường thi Hương Sơn Nam.
Năm Quý Mùi (1763) Thăng Hàn lâm hiệu lý. Tiết chế tĩnh Quốc Công (Trịnh Sum con Minh Vương, mở Lượng quốc phủ) soạn tập thơ quốc ngữ, viết chữ “Kim” (là vàng) vào lụa đoạn, tặng ông.
Năm Ất Dậu (1765) Thăng Thị thư.
Năm Bính Tuất, (1766) Sứ thần (Chánh sứ Thám hoa Nguyễn Huy Oánh; Phó sứ, Đồng Tiến sĩ Nguyễn Thương) mừng tuổi phi nhà Thanh, ông phụng lệnh nhà vua tới cửa quan (ải) hầu mệnh -Tĩnh quốc công lại chế thơ quốc ngữ, sai người đuổi theo, tặng.
Tháng giêng Đinh Hợi (1767), Minh Vương qua đời. Tháng 5 Tĩnh Vương nối ngôi ông phụng chuẩn chức Thiêm sai Tri binh phiên kiếm Trưng phủ (vũ) phủ Thái Bình
Tháng 8 thăng Thị Phỏng. Được ban đổi tên là Lệ, Vì bị ốm, từ chức, được cấp tiền thuốc men điều trị.
Lại đựơc vào Thị độc thăng Đông các đại học sĩ kiêm Quốc Tự Giám Tế tửu
Mùa thu Năm Mậu Tý (1768) Khâm sai Đề điệu trường thi Hương Sơn Nam. Lại phụng chỉ giữ chức Thiêm sai phủ liêu Tri hộ phiên quản thị hầu Nghiêm hữu đội.
Thời nhà riêng của ông ở phủ trong áo xuất hiện đầu sen lạ Vương và chư thần làm thơ phú chúc mừng. Có một ông quan người Thanh Hoa tặng bài tứ tuyệt:
Phụ đăng khoa, tử kế đăng khoa
Thế chưởng câu hành Nguyễn tướng gia
Bất tin đán khan trì thượng thuỵ.
Đình đình tranh xuất tỉnh đầu hoa”
(Cha Đăng Khoa, con kế tiếp đăng khoa
Nắm giữ quyền hành trên đời này là nhà họ Nguyễn
Không tin tới đây xem trên mặt áo có điềm lành
Ngời ngời đôi hoa sen xuất hiện).
Tháng 10 năm kỷ Sửu (1769) Vương tử (Tên Tông, con bà Dương thi, Thạch Hà), xuất các. Ông đựơc chuẩn giao chức Tả tư giảng cùng Hữu Tư giảng là Lý Trần Thản thay nhau giảng dạy.
Tháng 10 năm Canh Dần (1770), vương đi tuần thú miền Tây Thanh Hoá, ngắm xem từng dãy núi đều có thơ vịnh - Ông được sai đốc thúc thợ đá khắc lên và tu sửa Dục Thuý cung. Lại đựơc giữ chức Đồn điền sứ ở lộ Trường An, đắp đê dài ngự thuỷ. Mộ dân đôn điều mua thóc dựng kho vào dự trữ ở Dục Thuý. Khi về, xét sự cần kiệm, ông đựơc thưởng một bức chiến bào.
Tháng 12 thăng Thêm Đô ngự sử Ngự sử đài. Tháng 10 Tân Mão (1771) Trung Cận công nghĩ hưu, đựơc cho hồi hương.
Tháng giêng Nhâm Thìn (1772) Trung Cận công phụng mệnh trở lại. Ông về kinh. Lại đựơc thăng Phó Đô đài ngự sự Ngự sử đài, tứơc Kiều Nhạc hầu.
Năm Nhâm Thìn, Vương tuần thú miền tây. Ông đựơc lệnh hộ tụng thường đựơc gần vương thù tạc, đựơc khen, đựơc cấp ngân tiền.
Tháng 9 Quý Tỵ (1773) chuẩn nhập thị bồi tụng cùng Trung cận công cùng ở trong chinh phủ.
Mùa xuân năm Giáp Ngọ (1774) đựơc sai quản Châu Quỳ Hợp.
Tháng năm, Đoàn quân công trấn thủ Nghệ An có tờ khai trình bài tình hình biên giới. Vương lệnh cho Thượng tướng quân Hoa quận công xuất quân tới trước.
Tháng 9. Ông đựơc giao lá tướng sở quản một đạo hùng cơ đã Thuận Hoá, dụ bọn lính thú trại điệp Lê Thức, mở cửa nghênh hàng. Quan quân vỗ trống mà vào.
Tháng 12, Vương đến Vĩnh Doanh, ông đựơc triều hồi về Nghệ An hộ thị kiêm quản lương tiền.
Tháng 1 Ất Mùi (1775) được làm việc tại xứ Nghê An kiêm tham lĩnh châu Bố Chính, huy động phú hộ góp thóc giúp quân.
Ông đựơc ban khen bấc đại tự gồm 4 chữ “Tiện nghi hành sự”
Tháng 10 Trung Cận công ở Châu Ô bị bệnh, về quê điều trị, ông xin về hầu.
Ngày 17/11, Trung Cận Công qua đời, ông “Tuỳ ngật cư ưu” (theo đó xin ở nhà lo việc). Nhà Vua cho cầm “trát” viếng thăm, thương cảm.
Tháng 12 Bính Thân (1776) Triều đình bình công, xét ông có công hộ giá đốc vận, vào Thuận Hoá dụ giặc quy hàng, từ Hình bộ thăng Hữu thị lang Lại bộ.
Lại vì khi trước ở Nghệ An thu lúa, gia nhân hà nhiễu mà không cấm đoán, bị hào mục địa phương kêu lên, ông bị biến chức Tả thị lang bộ Binh. Nhận đó, ông xin tránh sự phỉ báng, cho giữ cùng Tử trầm.
Thời ấy, tuy có mệnh cung quán mà trên lại thương nên cho về lo việc thu thuế ở hai phủ Thái Bình, Kiến Xương và tuần thuế ở Trịnh Xá, Lạnh Đạnh, Biện Sơn để tự cấp.
Tháng giêng Đinh Dậu (1777) đựơc cùng các quan kỹ lão dự yến tiếc ở Long Trì các đựơc tham dư sáng tác vào một bài thơ quốc âm, câu cuối cùng là của ông.
Vì khi trước đắp đê biển chưa thành, nay ông xin cùng Trương Đăng Qũy Tham chính Thanh Hoa (Trương Đăng Quỷ người Thanh Nê Châu Định, TS dưới triều Cảnh Hưng, về sau nhập bội tụng) và Ninh Độn tiến sát sứ Sơn Nam Cùng (Hội nguyên Đồng tiến sĩ) thụ Hiên sát sứ Sơn Nam về đốc thúc. Có công huy động dân binh từ các nơi Hải Vân, Khang Yên, Bồng Hải về phục dịch.
Tháng 5 Nghệ An nắng hạn, dân đói, ông dâng 4 điều khẩn cứu:
1. Di dân tới khai khẩn hoang điền Thanh Hoa
2, Mở cửa biến thông thương thuyền buôn các nơi đến.
3, Mở đường Quỳ Hợp Hương khê để dân thông thương sang Trấn Ninh buôn bán.
4, Mời Bắc khách đưa gạo tới biên cảnh mậu dịch (trao đổi hàng hoá).
Và mở xưởng đúc tiền ở Vĩnh Doanh đổi tiền củ trong dân gian, đúc tiền không theo niên hiệu để tiện việc trao đổi, giao cho trấn ty giữ tiền vốn 3 vạn 60 nghìn 50 quan để đổi tiền củ
Tất cả những kiến nghị đều đuợc triều đình y chuẩn.
Mùa xuân năm Mậu Tuất (1778) mãn tang phục hồi chức cũ. Thăng Hình bộ Tả thị lang, đựơc ngồi lại công đuờng, đựơc sai hiệp trấn thủ xứ Sơn Tây.
Mỗi lần đụng tới sổ sách lấy làm phiền, ông xin từ võ chức và cải tên cũ. Được đổi giữ chức Điện tiền Hiệu điểm ty đô hiệu điểm (chánh nhị phẩm) cải tước: Hồng Lĩnh hầu, trấn thủ xứ Sơn Tây kiêm quản các cơ đội: Tiền Dực, Quỳ Hợp, Sơn Thuỷ, Long Châu. Đựơc ban “liêm điền” (1) (50 mẩu ruộng quan ở xã Khê Cầu, Từ Liêm) Và lộc dân xã Dương xá, huyện Cẩm Giàng
Ông tới làm việc, không sách nhiễu, đất miền tây bắt đầu bình yên.
Miền duyên hải Đông Nam bị bọn phỉ quấy nhiễu, lấn vào Vị Hoàng. Nhận được thư cấp báo ông tiến cử em, Trung Đình công (Điều) ra giữ, chiêu dụ quy hàng.
Thời ấy, bọn Hoàng Văn Đồng phụ đạo Tụ Long tự xưng Tân Vương, vây bức trấn sở Tuyên Quang, ông phụng sai kiêm trấn thủ Hưng Hoá để tiện việc bố phòng.
Hoàng Văn Đồng Tiến bức Tam Kỳ, Trấn Mục phi báo, ông nhận đó Hành lựơc, giải vây cho Tam Kỳ.
Vào mùa lũ đầu hè, đường sá cách trở ông phụng chỉ tuỳ nghi phủ dụ hoặc công tiễn. Lại đựơc triệu hồi kinh trình bày việc biên ải, gia ban “ Nhập thị đồng tham tụng kiêm đại sứ chiếm thảo các đạo; Sơn, Hưng. Đựơc cùng tiến kiến đại sứ kiến thù tạc từ khúc (trà - rượu- thơ-phú) với Vua – chúa. Đựơc ban trân thiện (thức ăn quý của nhà Vua)
Tháng 8 vâng lệnh xuất lĩnh binh tới đồn Ngọc Chúc đợi chiếu mệnh, đưa cơ ấn tới quân thứ. Gia ban kiêm thông lĩnh các đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, đốc chư quân tiến thảo. Mọi việc do tự mình định đoạt.
Ông hội tướng sĩ vào Tam Kỳ, chia các cơ chính thành các đạo hẹn thời điểm hợp công, để ngăn bọn Long – Đồng nhóm lại giữ chốn hiểm yếu, ông lệnh cho tướng sĩ của Trung Đình công giả theo đường Quan Hoá chuyển ra phía sau tập kích mà đại phá. Bọn tướng giặc chạy trốn xa, quan quân quét sạch đồn luỹ giặc mà về Tên Đồng tạ tội xin hàng, Ông bèn cho binh lính và dân chúng nghĩ ngơi và lệnh cho phiên mục các châu đều phải tuân theo phép nước.
Ngày 24/12, thân mẩu là Đặng Thị Ôn, Quân phu nhân, mất tại kinh đô.
Tháng giêng Canh Tý (1780) được Vua gửi thư tay thăm hỏi. Lai vì nơi tha hương nặng lam chướng nên cấp cho “Long giao thượng tế” điếu phục; gia ban yên ngựa, đồ trang sức bằng vàng để làm mạnh thêm dáng voc nhà binh. Trước đó, Tôn Tư cảm bệnh, qua đời ở Kinh sư ông và Trung định công đang bận việc quân ở ngoài, nghe cáo phó, khải xin ban sư, đựơc sai nội y đến điều trị.
Cùng em là Trung Đình công, trấn thủ Tuyên Quang rể Nguyễn Huy Tự Đốc đông Sơn Tây Vương dạo chơi đồ Kim Âu- cảm mến tự tay việt vào nơi ở “Tâm phúc đường” (ngôi nhà tân phúc) và lệnh cho cấu tạo phương đình, ban 2 chữ “Hoa Trung” lên biển vàng.
Tháng 5 khải xin quy táng. Được ban tuất điển rất hậu.
Tháng 7, Á phối Tự phu nhân Đặng thị qua đời, được gia quyến báo, ông được ban bạc thỏi và thư tay thăm viếng.
Thời Tuyên phi Đặng thị sinh con được Vương yêu dấu, ngầm có ý đồ đoạt đích (ngôi trưởng) cùng A bảo Huy quân công (tức tụng tử của hoa quân công Hoàng Đình Bảo) “nội ngoại giao’ (trong ngoài liên kết). Được mật cáo đê, ông cùng Tuấn sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh Bắc, vì Thế tử, hội trị binh mưu có chỉ triều về kinh dự yến, Vương uý lão
Ông có từ chưa nhận việc cái quản 2 xứ Tây – Hưng (Sơn Tây – Hưng Hoá)
Vương lệnh cho Đồng than tụng Nghĩa Phái Hầu (tức Dĩnh thành hầu Lê Quý Đôn) xét hỏi. Nghĩa Phái Hầu vốn có một quan riêng nên đã lập thành cáo trạng, chịu tội cùng chư thần, thảy đều bị xử tử. Vương thấy ông là chỗ dựa có nhiều công lao, nên đặc ân miễn tội chết, đổi sang đội giam lõng (tại nhà Để Lĩnh Châu quân công) (Nguyên trước đây Hoàng Văn Đồng phản ông đốc binh tiến thảo.Y làm cho Nghĩa Phái hầu đến khổ. Từ doanh thoát hoạ, không có lòng nào khác, xin về quy mệnh, đợi tội. Ông nghe xong, biên chức. Nhận đó có mối giận) Qua mấy tháng, ông tự thuật tiến trình mong được ân sưng, làm quốc âm trình bày, thần với Vương, Vương có ý giảm giải.
Ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Dần (1782) Tĩnh Vương chết.
Ngày 20/10, chư quân giết Huy quận công. Phụng Thế tử lên ngôi Đoan Nam Vương. Vương lên ngôi, triều ông về triều, phục hội ban Lại bộ thượng thư, tước Toản quân công. Ông khẩn cầu tìm đất lành dĩ dưỡng. Được ban cho về giữ chức trấn thủ xứ Sơn Tây và cho “Hữu sự tại trấn, vô sư tại triều” (có việc thì ở trấn, không có việc thì vào triều).
Tháng 5, Quý Mão (1783) thăng Thiếu bảo, Vĩnh Phong Tán trị công thần, phụng trương Kim thất (tức tông tránh huy) kiêm quản lính công thần “thị nhưng nhị tích” (?) Lại cho mở doanh, quản trung dũng quân doanh.
Được gia phong cho Tổ phụ là Lĩnh Nam công làm Thái tế (nhất phẩm) thượng đẳng phúc thần) Khai tiên dụ hậu diễn huống đại vương.
Phong cho thân phụ Trung Cần công tấn tứ Xuân Nhạc công kinh luân kháng tế Đức vọng đại vương.
Phong cho thân Mẫu là Đặng Thị Ôn thục tự Dụ Quân phu nhân
Mùa thu năm ấy, đựơc triều về kinh chuẩn chức; Nhập thị tham tụng, giao lĩnh (Chỉ đạo tầm xa) trấn thủ xứ Thái Nguyên kiêm Đông lý cương sự (việc biên cương) xứ Hưng Hoá
Đổi quản thắng trung quân doanh cho em là Trung Đình công thay làm Trấn thủ Sơn Tây.
Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784) chư quân đặc công kiêu hoạch tới Điện đòi phong ấm – Vương lệnh bắt 7 người, chém hết. Chư quân bèn nhóm lại kéo tới phá công sở. Ông trốn ra Sơn Tây cùng em là Trung Định công mật khải, xin hồi chư trấn binh để thanh trừ nội nạn.
Được mật chỉ ưu đáp. bị tiết lộ, việc không dám quả quyết thi hành. Ông và Trung Đình Công đều xin về quê. Ông tuy ra ngoài cung khuyết nhưng “quyến chú” sự quan tâm của nhà chúa không hề suy giảm. Dạo ấy, chúa ngự bút an ủi hỏi han gửi cho các thức quý như nhân sâm – phục quế- bắc trà. Gia ban tiền ngân công khố ở Vinh Doanh và cho thu 2 công thuế ở hải chiến bắc thuyền để chi dùng.
Tháng 5, Bính Ngọ (1786) Thuận Châu khởi binh, ông nghe biến dặn dò, Trung Định Công những việc cần làm đối với bản xứ, bèn đưa hải thuyền gia thuộc chi viện. Đến Thần phù thì gặp gia nhân của phụ đạo Hưng Hoá đến báo, Bọn giặc đã chống cự Vị Hoàng, theo đường bộ tiến vào Kinh. Khi ấy Sơn Nam đã bị hãm, ông khuyên Vương lệnh cho các tướng lưu thủ kinh thành. Ông phụng mệnh Lê hoàng tới Sơn Tây khống chế miền thượng du, lo cơ đồ về sau. Ở bải cụ lau tự nhiên (gò nổi) đặt phu kiều (cầu nổi) để ngăn cản thuyền bè. Hai bờ xếp hàng phòng bộ binh xuất kích đột phá. Lại chiêu bọn thuỷ phỉ khiến cho bon địch cạn lương thực tất không giữ đựơc lâu - gửi thư cho hào mục thanh Nghệ cản đường về của chúng, giặc tất bị tổn thương lớn. Nếu cùng đánh nhau với giặc, bọn Kiêu binh không dùng đựơc, tất bị thất bại, nát đất, quốc sư bỏ đi vương nghe theo. Hội kiên binh nhóm lại, cho rằng ông dẫn bọn giặc tới, mưu hại ông. Ông bèn xin về Tây, Hưng chiêu mỗ nghĩa sĩ. Đựơc ban một cổ xe ngữa để đi. Khoảng một tuần, ứng mộ đựơc một số khá đông. Lại có chỉ triều hồi và sai em là tri phủ Nguyễn Trứ xuất binh nghịch tiếp ở địa đầu Mỹ Lương. Vừa về lại bị cảm bệnh, qua đời vào ngày 17/9. Được nhà vua sai quan dụ tế ở linh tiền. Đựơc cấp 50 lạng bạc tiền tuất, ban tên thuỵ là Hoằng Mẫn, hiệu Thuật Hiên tiên sinh bao phong thượng đẳng phúc thần Xiễn văn dương võ phụ đức đại vương.
Năm Canh Tuất (1970) đưa về táng ở quê (xứ Ao Vét)
Ông là người đầu tiên của trấn và họ ta đựơc tiết phong công thần. Vốn người khâm độ hoằng khoáng, oán thù không để bụng; đãi sĩ phu đúng lễ, đối xữ với phiên mục có ân – vui vẽ với mọi người.
Thiếu thời, đọc Nam Tống sử, cảm động, ông thường làm thơ phú.
“Những Phàn thành ngoại nhất minh tiên
Hữu thị hy khâm bắt thủ niên
Bắc cối thiên lang lưu nghiệt đảng
Tam Mân tứ Quảng biến tình thiên
Thế vân lâu thượng chung sầu vũ
Chi thuỷ đình trung đảo lệ xuyên
Phỉ biện văn trương tồn Triệu lực
Duy dư chính khí bạc trường thiên.
Ngoài thành nhương phàn vút tiếng roi
Là năm vâng mệnh tuần Thú Bắc Vương
Rừng cây dọc ruối nơi lưu trú của nghiệt đảng
Xứ Mân xứ Quảng tanh mùi thịt dê
Trên làu cởi mây mưa sầu bốc hơi
Giữa đình ngăn nước giọt lệ dăng hàng
Phí rồi, trang văn còn lại ít sức
Chỉ dư chính khí rải ngày dài”
Khi việc nước đã qua, tiển đưa ông về chốn vĩnh hằng. Quả đúng như lời.
Năm thứ 6 niên hiệu Thành Thái (1894), trứ phong Dực bảo Trung hưng lĩnh phủ chi thần.
Năm Duy Tân 3 (1909), chuẩn y cực phụng sự
Năm Khải Định 9 (1924) tặng Quang ý trung đẳng tôn thần.
Chính thất, Đặng Thị Vệ, sinh năm Bính Thìn, Vĩnh Hữu (1736) con gái thứ thứ hai của Thái bộc tự khanh Đặng Công, Uy Viễn (huy thái bàng, tự Mộ Trực, 20 tuổi lĩnh Hương cử, trúng Hoàng từ, sung thị nội văn chức, Hữu tham nghị Hiến sát sứ Sơn Tây, thăng thái Bảo tự khanh – thọ 80 tuổi).
Bà đựơc âm phong Chánh phủ nhân, gia phong Quận phu nhân.
Sinh hai người con gái:
1, Thị Bành. sinh năm Canh Tý, tính thông minh, hay sáng tác thơ quốc âm. Gã cho Nguyễn Huy Tự sinh hai trai Tuấn – Kiệt.
2, Thị Thai, sinh năm Tân Hợi, hay thơ quốc âm - gã cho Võ Tát Cầu, Thạch Hà. Tái giá Nguyễn Huy Tự, sinh 2 trai.
Bà qua đời ngày 20/10 Quý Mão, tại Kinh đô, thọ 48 tuổi Hiệu Diệu Viên thuỵ Trang Dụ.
Á thất huý là Thuỷ, mẹ ruột của chánh phu nhân. Sinh năm Quý Hợi Cảnh Hưng (1743) Ấm phong Tự phu nhân.
Sinh 1 trai: Nguyễn Công
(Tước Lân Lĩnh bá. Đựơc ban quản thị hầu kinh tiền đội – cải, quản hầu đội – Thọ 63 tuổi sinh 3 trai, 6 gái
3 trai gồm: Nguyễn Tuấn
Nguyễn Lễ
Nguyễn Hân)
Bà qua đơi ngày 20 tháng 7 năm Canh Tý (1780) thọ 38 tuổi. Đựơc ban tên Thuỵ Khiêm Trinh.
Năm Quý Mão (1783) tặng chánh phu nhân.
Thiếp sinh 5 nam, 3 gái.
5 nam gồm:
1 Nguyễn Tiệp, sinh năm Ất Dậu, do bà Thiếp Thạch Hà Sinh, Tước : Tiệp Võ hầu. Chết năm Mậu Thân ở tuổi 29
2 Nguyễn Bằng tảo một
3 Nguyễn Đường sinh năm Nhâm Thìn con bà thiếp Lê Thị Sở người Long Trì, tước: Tế Xuân bá ở mẫu quán Sinh 1 trai: Nguyễn Chế và 3 gái.
4, Nguyễn Đảng. Sinh năm Ất Hợi con bà Ngô Thị người Qua Nha, Thạch Hà. tước; Thạch Đình Bá
Năm Quý Dậu Gia Long (1813), thu Hàn lâm viện, tước bá. Năm Minh Mệnh lục niên (1825) thăng tước hầu, Biện lý gia định hộ tào sự vụ. Thăng Hiệp trần Bình Hoa - Năm Nhâm Thìn (1832) triệu hoàn, thăng Tả thị lang bộ Công, điều Hiệp trấn Bình Thuận.
Ngày 15/ 9 nhuần qua đời ở trần, năm 54 tuổi. Được ban tên thụy Hiện Mục, được cấp quan thuyền hộ linh quy táng.
Sinh 4 trai: Tuyên, Tiến, Hy, Cầu
và 2 gái
Nguyễn Xưng: Tảo một
3 gái gồm: Thị Xuận sinh năm Giáp Thân, con bà Võ thị người Thiên Lộc – Gã cho Than Giám Tri Huyện, người Canh Hoạch, Thiên Lộc.
2 Thi Nga sinh năm Nhâm Thìn, Con bà Đặng Thị người Qua Nhà, Thạch Hà gã cho quan viên tử Cảnh Phúc Trường, sinh 5 trai: 1, Cảnh Chấn, Tú tài, Tri huyện Gia Bình; 2, Cảnh tảo 1; 3, Cảnh Phùng Cử Nhân, sĩ chí Quan Lộc tự thiếu khanh; 4, Cảnh Trân 6 khoa Tú tài; 5, Cảnh Thuỵ, Tĩnh nguyên và 2 gái. 1, Thị Nguyệt gã về Thạch Hà; 2 thị Tuyết gã cho cử nhân Nguỵ Khắc...người Xuân Viên
3, Thị Hương
ĐỜI THỨ 7
Đệ nhị tử Nguyễn Điều
Ông tên huý là Điều, thời nhỏ huý là Hỷ, con bà Á thất Quận phu nhân.
Ông sinh vào giờ Ngọ ngày 18/5 năm Ất Sửu Cảnh Hưng (1745). Mơi sinh ra đựơc vài bà tháng đã mất chổ dựa. Đích mẫu Đặng phu nhân chăm mớn. Hai tuổi được tập ấp Hiển cung đại phu. Sáu tuổi, đi học.
Năm kỷ Mão (1759) 15 tuổi thi Hương trúng Tứ trường.
Năm Canh Thìn (1760) thi Hội trúng Tam trường. Sung Thị nội văn chức. Lại được giữ chức Đại lý tự thừa.
Năm Mậu Tý (1768) đổi quan viên Lại bộ.
Năm kỷ Sửu (1769) thi Hội tái trúng Tam trường thăng Lại bộ lang trung, có công đánh giặc giữ trấn được quản Hán trung hữu thuyền.
Năm Giáp Ngọ (1774) nam chinh, đốc xuất nghĩa binh - lệ tả hửu quân có công - gia “ngũ tứ”
Mùa đông năm Ất Mùi (1775) có trở việc quân về chịu tang.
Năm Mậu Tuất (1778) thi Hội, lại trúng Tam trường, gặp dịp bọn hải phỉ quấy nhiểu, lấn vào đất Vị Hoàng, Hoằng Mẫn công tiếp cử ông là người có thể đương đầu tức thì, từ nhà đã được phong là Điều Nhạc hầu lĩnh chức Đô chỉ huy sứ quản Nhất hùng cử ra giữ đồn Bồng Hải bảo vệ Trường An.
Giặc lùi. Bệ kiến, tường trần cơ tuyên phụng chỉ theo đường Hải Dương ra biển chiêu dụ giặc hàng. Dịp ấy, khoảng 10 tên ra thú.
Nhờ có công, ông được trấn thủ Hưng Hoá, Thời ấy Hoàng Văn Đồng, phụ đạo Tự Long làm phản vây bức Tuyên Quang. Trấn sở Hưng Hoá cùng các nơi từ xa hưỡng ứng. Ông tiến quân vào Bách Lẫm – công phá đồn luỹ giặc, khai thông tướng suất quy mệnh.
Mùa đồng năm năm Kỷ Hợi (1779) Hoằng Mẫn công kiêm 4 đạo thống lĩnh: Cao, Lạng, Tuyên, Hưng. Ông vâng lệnh hành binh đốc lĩnh tướng quân dẹp giặc. Xuất các đội: Nhất hùng thị trung. Tiền thị trung, Hậu hữu duệ thiện trung, Tả kính tiền duệ... tiến vào đồn Bảo thắng, giả theo đường Khai Hoá, chuyển ra đàng sau lưng giặc nhân đêm tối kết thành thế trận “trường xà” (rắn dài). Mỗi cờ dùng một bó đuốc trống vỗ, quân reo ầm ĩ che bớt ánh lửa, nghìn mũi liên lạc với nhau tập kích vào đồn Cốc thọ đại phá. Bọn Tụ Long, Văn Đồng thấy vây chạy trốn xa. Bọn Lý Đệ chốt cửa phủ Khai Hoá làm lễ đón mừng dâng 4 chữ “Công cao lên các” (1) và cặp câu đối viết lên tấm lụa vàng “Phú quốc công nghiệp thuỳ trúc bạch. An nhưỡng tính tự hà sơn” và phụng thưởng mỗi người một lá Kim bài. Ông và Hoàng Mẫn Công đều từ chối không nhận.
Mùa đông năm ấy lo việc tang Tốn từ.
Mùa xuân Canh Tý (1780) cùng Hoằng Mẫn công phụng chỉ ban sự, lại vì việc chưa ổn nên được lệnh, đổi giữ chức Trấn thủ Tuyên Quang; Đổi quản Tiền dực cơ. Được ban ấn. “Thảo tặc tướng quân” (Tướng đánh giặc). Trờ về làm việc như củ, ông lại được giao Kinh lý Tụ Long. Xin nghĩ, về triều. Hồi Vương phủ phế lập nghị khởi, Hoằng Mẫn công bị khiển trách, ông cùng từ trấn, giải binh, giáng chưa quản thắng trung Trung hữu thuyền.
Mùa đông Nhâm Dần (1782) Đoàn Nam vương nối ngôi Hoằng Mẫn công được phục hồi giữ chức Lại bộ thượng thư Ông phụng mệnh án trấn thủ Hưng Hoá, quản tiến thắng cờ, chiêu dụ bọn Sầm Trọng đồn Hạ Lỗ lại quy.
Mùa xuân Quý Mão (1783) có công, ông được thắng Trấn thủ xứ Hưng Hoá, quyền phủ sự vương phủ, kiêm Trưng vũ phủ Kiếm Xương được đặc mệnh: “Hữu sự tại trấn, vô sự tại triều” (được phép có việc thì ở trấn, không có việc thì về triều). Ông xin từ việc trấn. Mấy lần viết giấy, được chấp nhận.
Năm ấy triều đình luận công. Ông được ban: Công thần, ông từ không nhận.
Được giá năm cấp, thăng Đồng trị Đô đốc Đô đốc phủ. Được tặng cho sinh mẫu là Tự phu nhân.
Đích mẫn Liệt phu nhân;
Bùi thị Chánh phu nhân;
Ấm phong: Tiểu di, Nguyễn Thị, Tự phu nhân.
Trưởng tử, Nguyễn Thiện, Hoằng Tín đại phu
Thứ tử, Nguyễn Viêm, Hiễn Cung đại phu. Cả hai đều tước bá
Tháng 9 Hoằng Mẫn công (bị mờ 4 chữ) hồi nhận thị tham tụng.
Anh em ông cùng tham chính, lực cầu ngoại bổ, được chuẩn cho giữ chức trấn thủ xứ Sơn Tây, Trưng vụ phủ Đoan Hùng
Tháng 3 năm Giáp Thìn (1784) kiêm binh đấu loạn, ông cùng Hoằng Mẫn công đều xin hội quán.
Có bài tự phú rằng
“Lãng độ cư chưa tứ thập niên
Cổ chân cưỡng sỹ ngã quy điền”
(Lãng bạt đã ngót bốn mươi năm
Như người xư, cương sĩ, ta về với ruộng)
Ông tuy ra khỏi cửa khuyết đã về nghĩ mà sự quyến luyến của chúa thượng của ông không hề suy giảm. Ông vẫn thường nhận được ngự bút (thư của cháu) thăm hỏi và biếu các thức quý hiếm như sâm, quế, bắc trà. Lại có lệnh với trở lại làm việc nhưng ông lấy cớ ốm yếu xinh từ chối. Được thăng Đô hiệu điểm Điện tiền.
Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786) Thuận Châu khởi binh, Hoàng Mẫn Công nghe cảnh báo đưa thuyền biển nhập về, dặn ông xem xét sự tình. Tới Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An) nghe tin kinh thành thất thủ, ông chịu nổi buồn uất, bệnh thêm nguy kịch.
Vào giờ Tuất ngày 7 tháng 7 ông qua đời, thọ 42 tuổi bọn Thuỵ Trung Định, hiệu Địch Hiến tiên sinh.
Trước đó; Hoằng Mẫn công thường mơ thấy mặt trời rụng, bèn thâu lấy hoá làm “Hoắc điểu” (con chim đen) và đều bị phá.
Khi đoan Vương không chịu nhục hai ông đều cảm thương.
Do thời buổi gian nan, đường sá cách trở yên cửu của ông đăt tại xã Đại Đồng, Nam Đường. 6 năm sau, vào mùa xuân năm Tân Hợi đưa về táng, sau đó lại dời. Hiện (thời điểm lập phả) táng tại địa phận Yên Cư, Phan Xá.
Vào những năm Đinh Dậu Mậu Tuất đói kém, nhiều người chết đói, ông phát chẩn bảo đảm đời sống dân làng tới hơn một nửa. Dân làng truy đức lập ông là Hậu thần.
Con trưởng là Thích Hiiện công dựng đền, đặt tiền ruộng tế, cúng lễ phi giao cho thôn Võ Phấn và đồng xá thừa nhận.
Năm khải Định 2 (1917) trứ phong Dực bảo trung hưng tôn thần, năm KĐ 9 (1924) gia phong Đoan túc tôn thần.
Chính thất Bùi Thị Khoả người Tiên Lí Đông Thành là con gái thứ 2 của Đoan quận cộng
Sinh một trai: Nguyễn Thiện
(Nguyễn Thiện sinh năm Quý Mùi, từ Khả Dục, âm Hoằng Tín đại phu, Phó trung uý Đại Nhạc bá. Năm 21 tuổi thi Hương khoa Quý Mão, cùng các chú thứ 6 và thứ 11 đều trúng Tứ trường.
Hiệu Thích Hiển tiên sinh là tác giả Đông phố thị tập
Ông Thiện sinh 6 trai: Nguyễn Liêu, Nguyễn Tú đều phiên tử; Nguyễn Thục, Nguyễn Sài, Nguyễn Dản đều trúng Tú tài; Nguyễn Kháng thọ hơn 70 tuổi và 3 gái : Thị Hảo, thị Hợp, thị Loan
Chính thấp Bùi thị qua đời vào ngày 18/ 7 năm Giáp Thân, thọ 21 tuổi Hiệu Từ Mẫn.
Được phong tặng Liệt phu nhân, gia phong Chánh phu nhân
Kế thất. Nguyễn thị, người Liểu Ngạn, Siêu Loạn, Kinh Bắc, con gái thứ 4 của Thiếu Bảo Đạt võ hầu.
Sinh Nguyễn Viêm (Nguyễn Viêm, sinh năm Tân Mão- Tự: Tử Kính, biệt hiệu: Nam Thông lại có hiệuTâm Trai
Ấn: Hiển cung đại phu. Phó trung uý Hành Nhạc bá. Thông minh cường kỳ, bác cực quần thủ, thuộc nhóm “An nam ngũ tuyệt” cùng chú Thanh Hiên công, hai người trong nhóm đồng tác giả + “Quan hải tập” “Minh thử tập” “Thiệu địa nhân vật thứ”
Ông qua đời ngày 23/12/ năm Quý Mùi ở ngụ sở Thăng Long, năm 53 tuổi- sinh 7 gái.
Em gái Nguyễn Viêm là Thị Yến
Kế thất Nguyễn Thị qua đời 25/7 tuổi năm Giáp thìn, thọ 46 tuổi
Phong tặng: Tự phu nhân
Hiệu Thục Hạnh
Thiếp có 6 người con
1. Nguyễn Sứ Sinh năm Quý Tỵ, con bà Nguyễn Thị tự Kỳ Thục; Ấm Hiển cung đại phu. Pho Trung uý Dũng Nhạc bá
sinh 2 trai: - Nguyễn Bộ, Nguyễn Diễn 3 gái; Thị Thịnh,Thị Lương, Thị Khương.
Qua đời ngày 18/ 10. Thọ 42 tuổi.
2. Nguyễn Ngỗ Sinh năm Đinh Dậu con bà Nguyễn Thị, Ấm: Hiển cung đại phu; Phó trung uý Thuận Nhạc Hầu, Đầu triều Gia Long giữ chức coi đội đồn Ngải an Hải Dương
3. Nguyễn Xướng, sinh năm Tân Sửu, con bà Nguyễn thị
Ấm:Tuấn triệu bá ở Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương
4. Nguyễn Cận, con bà Lê thị Tước Hương Lĩnh bá
5. Nguyễn Yển, con bà Bùi Thị Ấm Lỗi Nhạc bá
6. Nguyễn Trị, con bà Lê Thị
Ấm: Nghi Phái bá
Cả 3 người (4,5.6) đều tảo một
Thiếp – có 4 người con gái
- Thị Giá
- Thị Mị
- Thị Viêm
- Thị Yên
Đệ tam tử Nguyễn Trụ
Ông huý Trụ. Thủa nhỏ huý Dạo. Tự Huy Bác- - sinh năm Đinh Sửu, Cảnh Hưng (1756) do Liệt phu nhân Trần Thị sinh hạ
11 tuổi, âm thụ Hoàng Tín đại phu chỉ thụ vệ uý Hoà Nhạc bá.
Thiếu thời tài năng mẫn tiệp, làm văn hạ bút là thành các công tử đều theo không kịp
Minh Vượng khen rằng: “Hổ phụ sinh hổ tử”(cọp cha sinh cọp con)
15 tuổi, thi Hương khoa Tân Mão (1771) trúng Từ trường, thu Hồng lộ từ thừa.
Ngày 08 tháng 6 Ất Mùi (1775) bị bệnh, chết tại Kinh Vương rất thương tiếc, ban tên thuỵ: Trần Nhã phong tặng: Đặc tiến Kim tự vinh lộc đại phu, hàn lâm viện thị giảng, Hoa Nhạc hầu. Tán tại xứ Ông Sâm. Người thôn Võ Phấn Lập đến thờ ở phía Đông đền thờ đại vương giỗ chạp ngày lễ theo thời cúng tế.
Đệ tứ: Nguyễn Quýnh:
Ông huý: Quýnh lúc nhỏ huý Luyện
Sinh năm Kỷ Mão Cảnh Hưng (1759) do trắc thất Nguyễn thị, người Hoằng Mai, sinh hạ
Ấm: Hoằng tín đại phu.
(9 tuổi, thụ: trung thành môn (cửa giữ thành) vệ uý, xuất thân Mai Nhạc bá
Năm 21 tuổi, thi Hương khoa Kỷ Hợi (1779) trúng Tam trường.
Năm Đinh Mùi Chiêu Thống (1787) quản trấn tạ đội.
Sau loạn, ngầm kết nghĩa sĩ, Tây Sơn dò được, đưa quân phá bản ấp. Ông bị bắt, không chịu khuất phục. ông bèn bị hại vào ngày 24 thánh 10 Tân Hợi (1791) hưởng 33 tuổi. Mộ táng bên tạ phần mộ Tuấn Nhã công – Thuỵ Anh Mẫn
Người trong ấp hợp từ thờ ông vào đền Tuấn Nhã. Có bài thơ (tên tác giả bị mờ không đọc được) rằng.
“Đại đạo thanh nhân mới bất đồng
Lâm nguy khẳng khái nghĩa tướng công
Nhất thân độc nhậm cương thành trọng
Vạn cổ do văn tráng liệt phong
Cố thi kim triều hà chuột bách
Hội từ dường nhật thấm thang dong
Thông tâm vô nại kinh tự miếu
Độc rái ca thành lệ mản xoang”
(Theo đường lớn thành người, mỗi người mỗi cách
Lúc lâm nguy thì khẳng khái
Một mình giữ mỗi cương thường nặng nề
Nghĩa xưa từng nghe tiếng các đấng tráng liệt
đoài xem triều đại ngày nay sao mà xót xa quẫn bách
Nhớ lại ngày xưa thật là thong dong
Đau lòng không nề trải qua đền miếu
Lau khô mà hat lệ vẫn đầy xoang)
Chính thất, Trương Thị Bằng, con thứ 2 của Đại tư đồ Cổn quân công, người Gia Lâm Kinh Bắc. Sinh 1 gái
Đệ ngũ: Nguyễn Trứ
Ông huý Trứ, sinh vào tháng 5 năm Canh Thìn, Cảnh Hưng (1760)
Ấm: Hoằng Tín đại phu
8 tuổi, chỉ thụ “trung thành môn vệ uý” xuất thân Ngọ Nhạc bá. do Trắc thất, Tiên sơn Nguyễn Thị sinh hạ. Cư tại mẫu quán.
Năm quý Mão (1783) bố Trí phủ Tam Đời ( xưa thuộc Tây Sơn, nay thuộc Vĩnh Trường)
Năm Đinh Mùi Chiêu Thống (1787) phụng quản Thị hầu nhất tượng đội
Năm Nhâm Tuất, Gia Long (1802) bổ Tri huyện Siêu Loại (thuộc phủ Thuận An) đổi sang huyện Quế Dương (thuộc phủ Tứ Sơn)
Năm Giáp Tý (1804) thắng Tri phủ Kinh Môn lại điều về Nam Sách (đều thuộc Hải Dương)
Ngày 08 tháng giêng năm Gia Long 4 (1805) qua đời khi đang tại chức, thọ 50 tuổi, Thuỵ Trung Nhã. Táng tại Tiêu Sơn.
Chính phối. Đặng Thị Sắc, thứ nữ của Cổ Võ hầu trấn thủ Thanh Hoá:
Sinh 2 trai
1. Nguyễn Chu, thụ Hàn lâm viện (ngũ phẩm) Tức bá, giữ chức tri phủ Nghĩa Hưng
2. Nguyễn Đồng, sinh 4 trai; Hùng, Vĩ, Năm, Tín, và 1 gái
Kế thất: Tống thị
Sinh 4 trai; 2 gái
Trai: 1. Nguyễn Đại sinh 1 trai: Hào, 1 gái: Thuần
2. Nguyễn Trù- năm Canh Thìn Minh Mệnh 1 (1820) phụng triều diễn thị (thị trực diễn) thụ: Hàn lâm viện kiểm thảo Tước: Phong lĩnh tử. Lại sung Toản tụ sứ quán – Thăng Tri phủ Vĩnh Tường năm Ất Mùi (1835).......(5 chử mờ)
sinh 5 trai: (chử mờ)
3. Nguyễn Hồng, Phiến Tự
4. Nguyễn Hiệp, sinh 3 trai
gái: 1, Thị Uyên. Năm Nhâm Tuất gia Long (1802) sung cung tần. Đăc thừa sủng. Năm Mậu Thìn sinh 1 gái Không nuôi được.
Năm Nhâm Ngọ Minh Mệnh (1822) đựơc về nghĩ qua đời ở Tiên Sơn, thọ 49 tuổi
2. Thị Quyên
Đệ Lục: Nguyễn Nễ
Ông huý là Nễ, tự Nhất Quế, hiệu Quế Hiên, sau đổi tên: Đề, tự: Tín Phủ, hiệu Tỉnh Hiên biệt hiệu Văn thôn cư sĩ. Do Liệt phu nhân Trần thị sinh hạ
Phu nhân thường mộng thấy người Bắc lấy gương đồng lục lăng hiến Trung Cận công, bèn có thai
Ông vào giờ Tỵ ngày 13 (Quý Mùi) tháng 2 (Quý Mão), năm Tân Tỵ, Cảnh Hưng (1761) ở phường Bích Câu
7 tuổi, thụ ấm Hoằng Tín đại phu, chỉ thụ. Trung thành môn vệ uý, xuất thân Khuê Nhạc bá. Thủa thiếu thời là học trò giỏi có tiếng, cùng bọn 9 người: Ngô Vị Quý, Đoàn Nguyễn Tuấn, Đậu Tố Định, Nguyễn Gia Cát... hợp thành nhóm 10 bạn cùng dự giảng tập
Năm kỷ Hợi, 19 tuổi, thi vào Quốc Tử Giám đứng đầu bảng
23 tuổi đứng đầu huyện khảo Thọ Xương, lại đứng đầu huyện khảo Đông Ngạn
Tháng 9 ứng tuyển đạo Phùng Thiên, hai kỳ đều đứng đầu.
Thời ấy có người mừng thơ, trong đó, có câu:
“Danh ư kinh quốc liên tam tiệp
Khoán tại gia đình hữu nhất tân”
(Danh tiếng ở kinh đô ba năm liền đầu bảng
Bằng cứ ở gia đình mỗi năm là một mới)
Tháng 10, thi Hương trường Phụng Thiên trúng Tư trương. Phúc thơ hợp cách, cùng đệ là Nhưng và cháu là Thiện đều đậu.
Năm Bính Ngọ (1786), bộ Thị nội Văn chức khâm thị nhật giảng, sung Hàn viện cùng phụng sự. Lại chuẩn: Phó tri thị nội thư tả lại phiên; Lại thăng: Thiêm thư Khu một viên sự Đức Phái hầu, quản phấn nhất đội. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ đạo Tây Sơn
Năm Kỷ Dậu (1789), vua Lê chạy sang Bắc quốc, tùng giá không kịp, bèn về quê ngoại
Năm Quang Trung lên ngôi (1788) có thức giả giao cử, miển cưởng theo với được bổ: Hàn lâm viện thị thư, sung vào đoàn sứ bộ Tuế công giữ chức phó sứ.
Đúng nguyên đán đến Yên Kinh, thị yếu tại Tự Quang các, phụng dâng thơ nguyễn vận (Hoàng đế Càn Long ngự chế) ông được mời dự yên, trong tiệc được (một câu) Vua nhà thanh ban thưởng (một súc đoạn lớn; mục của nhà vua: 2 hộp, gấy quyến 2 cuộn), rồi về.
Có công trên, đựơc thăng Đông các đai học sĩ gia thăng Thái sử. Thụ ta nghị lang Tuyên thành hầu.
Năm Quý Sửu (1793), sung Cơ mật viện, chuyên về các văn thư công vụ.
Năm Giáp Dần (1794) thăng Tả phụng nghị bộ Binh chánh tam phẩm. Tới thành Quy Nhơn, hiệp tán quân vũ. Quản bản xã tỉnh bình hiệu An nghĩa vệ.
Năm Ất Mão (1795), Hoàng đệ nhà Thanh truyền ngôi, ông đựơc sung Hành Kháng sứ. Cuối mùa đông tới Yên Kinh, được đúng chầu dự yến Trừ tịch tại điện Thái Hoà.
Nguyên đán năm Bính Thìn (1796), Hoàng đế nhà Thanh thụ lễ, phụng ứng chế hai bài thơ. Ngày Mồng 4 tết, dự yến “Thiên tẩu” tại điện Hoàng cực. Lại phụng ứng chế 1 bài thơ
Ngày mồng 5 tết dự yến tại giác Từ quang
Ngày rằm tháng giêng dự yến Nguyễn tiêu
Tại gác Sơn Cao Thuỷ trường, lại phụng ứng chế. Ngày 19 từ giả hạ về nước, đựơc giữ buổi xem kịch và ngắm đèn; Lại được hộ giá Nhiều lần đựơc ban thưởng
Thu lễ ứng chế đựơc thưởng 10 xấp gấm đoạn và 3 đôi “ngự dụng hà bao” (túi lá sen của Vua dùng). Ứng chế tại Thiên tẩu yến đựơc thưởng: 1 cái chuôi “ thọ thửơng” 1 cái chuôi “như ý; 6 xếp gấm đoạn và “văn phòng tự bao”. Làm thơ tại gác Tử quang lại được Hoàng đế mới lên ngồi ban thưởng. Ứng chế tại buổi yến nguyên tiêu đựơc 1 xếp đoạn lớn và văn phòng tự bảo)
Sỉ phu Bắc triều trong các buổi yến tiệc đón và đưa đều có thơ tặng
- Túc Châu chính đường Trần đại gia tặng thơ 1 bài
- Cát Thuỷ chính đường Tiền đại gia tặng thơ tam tuyệt
- Trung hiếu tại phu Vương Sĩ Cơ tặng 4 chử: “Hoan quận công danh gia
- Cháu 24 đời của Chu Văn Công là chu lễ tặng 4 chữ:“thiên môn tái đăng”
- Hàn lâm 1 chữ mờ thân tặng 4 chữ “Tinh sà lưỡng phiếm”
- Trung tiến đại phu Hoàng Phu Thải tặng 4 chữ “Hồng Sơn thế phổ”
Sứ thần Triều Tiên (ở Bắc Quốc) cũng có thơ chúc tụng.
Từ đó, thượng quốc biết tên ông Mùa thu Bính Thìn (1796) về nứơc đựơc ban 40 mẫu “ruộng sứ”; thăng chức Trung thư tỉnh tả đông nghị
Thời ông lệnh lĩnh chỉ hồi quán, được nhà vua sai quan trong triều đưa sắc ấn tới Nghệ An ban tặng
Về hưu rồi lại giao cho hiệp cùng quan Đồng tri Trấn Nghệ An thi hành công vụ
Mùa đông năm Tân Dậu (1801) đựơc giao hộ tống La Sơn dật sĩ Nguyễn Thiếp
La Sơn dật sĩ còn có tên Khải Chuyện, hiệu Hạnh An người Nguyệt Ao, La Sơn; Trúng Hương giải khoa Quý Hợi Cảnh Hưng (1743), đựơc bố trí huyện Thanh Chương, rồi xin từ chức ẩn cư ở núi Lạp Phong văn của ông đựơc người được đương thời suy tôn trân trọng)
1. Nhà nổi tiếng ở quận hầu châu
2. Lại lên cửa trời – Lại đi sứ tới nứơc lớn
3. Be sao hai lần nổi - Đi sứ hai lần
4 Dòng dõi nổi tiếng ở núi Hồng
Tới Xuân Kinh, hội Cáo hoàng đế phục quốc đựơc yết kiến, lấy làm cố vấn vận lệnh soạn Quốc âm Khúc và biểu Văn. Hoàng đế rất khen, đựơc thưởng tiền và y phục. Mùa hè năm Nhâm Tuất (1802) Gia Long nguyễn niên, hộ giá nhà vua đi thăm phương Bắc làm người phát ngôn (hay thông ngôn) và chỉ đường. Đựơc lưu lại bắc thành (Thăng Long) theo quan tổng soái phụng hành công phu.
Mùa hè năm Giáp Tý (1804) đựơc cho về quán. Hơn một tháng lại đựơc triều vào kinh lĩnh ban thưởng
Tháng 5 Ất Sửu (1805), có tang thiếp về quê. Tháng thứ 3 lại vào kinh, bị người cùng làm việc Tri phủ Nguyễn Văn Chiêu bức ép, phẩm chí mà chết.
Ông tạ thế vào ngày 11 tháng 7, hưởng 45 tuổi táng bên vườn cũ (địa phận Văn Trang).
Họ ta đi sứ nước ngoài, ông là người đi đầu. Trước tác có: Quế lâm tập Giáp, tập Ất, Hoa trình tập Tiền, tập Hậu;
Ông, thiện tình hào mai: Vui rượu, hay thơ, kinh tài trong thi, nếu đựơc bổng lộc thì phân phát cho người thân quen. Sau cơn binh lửa văn tự, ( đều thờ văn thánh), chùa thờ Phật, đình làng, cầu chợ...
Dân làng trung đức, hàng năm phụng sự
Năm Khải Định 2 (1917), đựơc phong Dực Bảo trung húng linh phù chỉ thần
Khải Định Năm thứ 9, Gia tăng Đoan túc tôn thần
Chính thất Trịnh thị con gái Khanh quận công không sinh nở
Thiếp Sinh đựơc 3 trai: Nguyễn Giai, Nguyễn Lịch, Nguyễn Vị.
Đệ thất Nguyễn Du
Ông là huý là Du (= vui); thủa nhỏ huý Du. ( = 1 thứ ngọc đẹp) Tự Tô Như hiệu Thanh Hiên. Sinh năm Ất Dậu Cảnh Hưng (1765) do bà Trần Thị Trần Liệt Phu nhân sinh hạ
Lên 3 tuổi, thụ ấm Hoằng tín đại phu, trung thành môn vệ uý, xuất thân Thụ Nhạc bá.
Ông dùng mạo khôi vĩ, thiếu thời, Việp quận công thấy đã cho là lạ, bèn cho bảo kiếm.
6 tuổi đi học, đã đọc là nhớ.
Năm 19 tuổi, thi Hương khoá Quý Mão (1783) trường Sơn Nam, trúng Tam trường.
Lúc đầu, môn hạ của Trung Cần công có ông quan nọ, làm Chánh thủ hiệu Thái Nguyên hùng hậu hiệu, tuổi già không con, muốn cho xin ông là việc về sau, Trung Cần công đã hứa. Ông quan nọ qua đời, ông bèn theo chức ấy.
Năm Kỷ Dậu (1789) Lê Hoàng Bắc bôn, theo xa giá không kịp, ông về quê vợ dựa vào ông anh rể là Đoàn Nguyên Tuấn (ĐNT là con của Hoàng Giáp Đoàn Nguyễn Thục, Phó Đô ngự sử, Quỳnh Châu bá, người Hải Yên, Quỳnh Côi Sơn Nam, thời trẻ lĩnh Hương giải văn chương nổi tiếng. Làm quan Tả thị lang bộ Lại Tây triều) về đây với chủ định nhóm kết hào mục, mưu đồ bảo quốc. Không đựơc như ý bèn lùi về bản hương, lấy con nứơc làm vui hiệu Hông Sơn lập hộ (phường săn ở núi Hồng), lại có hiệu Nam hải điếu đồ (kẻ đi câu ở biển Nam)
Mùa đông năm Bính Thìn (1796) toàn đi Gia Định, việc tiết lộ, bị trấn tướng Thận Quận công kiềm chế. Cảm kích làng trung nghĩa, ông viết:
“Hàn mạt nhất thời vô nghĩa sĩ
Chu sơ tam ký hữu ngoan dân”
(Buổi nhà Hán mạt vận, một thời không nghĩa sĩ
Đời nhà Chu mới nổi, ba kỷ con ngu dân)
Và rằng:
“ Đãn đắc kỳ sơn thành nhân xuất
Bá dị tuy tử bât vi nhân”
(Nếu đựơc thánh nhân xuất hiện ở Kỳ Sơn bá Di tuy chết (cũng) không trái điều nhân)
Thật quận công vốn thân thiện với Quế Hiên công, anh ruột của ông, lại tiếc cái tài nên chỉ lưu mấy tháng rồi phóng thích.
Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1820) Cao Hoàng đế tới Nghệ An, ông hưởng ứng lời hiệu triệu tới yết giá (ra mắt nhà vua), đựơc hộ tụng ra Bắc.
Tháng 8, đựơc giao giữ chức Tri huyện Phù Dung (thuộc phủ Khoái Châu Sơn Nam), tháng 11 Thăng Tri phủ Thường Tín
Mùa đông năm Quý Hợi (1803) sự Đại Thánh đến sách phong, ông phụng mệnh cùng Tri phủ Thượng Hồng, lý Trần Chuyên; Tri phủ Thiên Trường Ngô Nguyên Vận; Tri phủ Tiền Hưng, Trần Lựu tới trấn Nam Quan nghinh tiếp. Và ông thảo thơ tiến sứ thần về nứơc.
Mùa thu Giáp Tý (1804) vì bị bệnh ông từ chức về quê - hơn tháng 2 được triệu vào kinh.
Tháng giêng năm Ất Sửu (1805), thăng Đông các đại học sĩ, tước Du đức hầu.
Tháng 9 năm Đinh Mão (1807), Khâm sai Giám khảo trương thị Hương Hải Dương.
Tháng 8 năm Mậu Thìn (1808) xin về quê, đựơc ban 100 quan tiền và 100 phương gạo.
Tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1909) chuẩn ban cái bạ Quảng Bình. Mọi công việc nội hạt như binh lính, dân sự giấy tờ kêu kiện tiền lương, thuế, lệ đều hiệp cùng Lưu thủ, Ký lục bàn bạc, xem xét thi hành. ( Buổi đầu, nhà nước lấy 4 dinh: Quảng Nam, Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình làm trực lệ – mỗi dinh có: 1 viên Lưu thủ, 1 viên Kỷ lục; gồm cả trấn cơ Trấn thủ hợp với Trấn tham hiệp. Nay các trấn đều đổi làm tỉnh, Dinh Quảng Đức đổi thành phủ thừa Thiên. Tỉnh đặt Bộ chính. Án sát; phủ Thừa Thiên đặt Phủ doãn, Phủ thừa, các chức trước đều bỏ).
Tại chức được 4 năm, làm việc giản dị không cần thanh danh, sĩ dân đều cảm phục, tin yêu.
Tháng 9 Nhâm Thân (1812) về quê. Tháng 2 xây mộ phần quê Hiên công. Tháng 12 lại đựơc vào kinh.
Tháng 2 năm Quý Dậu (1813), thăng Cần chính điện học sĩ; lại chuẩn ban chức chánh sứ Tuế công bộ cùng phó sứ thiên sư Lại bộ Đàm Ân hầu và phong Đăng hầu cung sang Bắc quốc.
Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) về nước, là năm có tập “Băc hành tạp lục”, vào kinh phụng thi.
Tháng 6 cho hạn nghĩ ngơi 6 tháng. Tháng 12 vào kinh
Tháng 5 Ất Hợi (1815) do văn giai tân cử, ông đựơc thăng Hữu tham tri Lễ bộ
Tháng 8 năm Kỹ Mão (1819), đựơc sung chức Đề điện Trường thi Hương Quảng Nam - Ông có từ, đựơc chuẩn y.
Năm Canh Thìn (1820), nhân Hoàng đế Minh Mệnh lên ngôi, ngự bút chọn làm chánh sứ đi cầu phong. Nhưng chưa đi ông đã lâm bệnh, qua đời vào ngày 10 tháng 8 tại Kinh đô - Hưởng thọ 56 tuổi.
Phó văn : “Thượng vị điệu tích, từ thuỵ Trung Thanh, Ân Tuất ngoại gia, từ bạch kim thập lạng, thái cẩm nhị thất, hoàng lạp tam thập cân, du tam bách can Hoàng mẫu dữ hoàng đệ cấp văn ban quan tịnh trí phụ lễ”
(Cáo phó viết: Trẫm vĩ thương tiếc, ban trên thuỵ Trung (trung thành) - Thành (thanh liêm). Tiền tuất gia thêm: Mười lạng bạc kim, 2 xếp gấm hoa, 30 cân nến vàng, 300 cân dầu thắp sáng. Hoàng mẫu cùng hoàng đế và các quan văn đều đến dự lễ phúng viếng).
Các quan ở kinh có câu đối viếng:
“Nhất thế tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh”
(Một đời tài hoa, làm sứ, làm khanh sống không hổ thẹn trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nứơc, chết còn vẻ vang).
lại có câu:
“Nhất viện cầm tôn nhân ký khứ
Đại gia văn học thế không truyền”
(Một chái rượu đàn... người đã khuất
Một đại gia văn học thế gian khônn ai hơn)
Khi ông lâm bệnh qua đời, người em ruột là Thiêm sứ Sóc nhạc hầu và người cháu là Hàn lâm viện Đảng Đức bá đều ở trong kinh.
Tháng ấy táng ông ở xứ Bàu Đá xã Yên Ninh huyện Quảng Điền.
Mùa hè năm Giáp Thân (1824) con thứ là Nguyễn Ngũ vào kinh, xin đưa về chôn cất. Dịp ấy, được cấp 300 quan tiền. Mộ tại xứ Đồng Cung, địa phận Tiền Giáp, bản xã (đất này được chỉ định bới “kế bút” (bói bằng cách cầu tiền, bút viết lên mâm cát)
Ông là người học rộng, nghi nhiều, lại càng trường về thơ từng mệnh danh là “An Nam ngũ tuyệt” (Năm nhà thơ giỏi nhất An Nam) cùng người cháu, Nam Thúc Cư là 2. Những ngày nhàn rổi ở Kinh đô ông giảng dạy cho các Văn sĩ và lớp đệ tử như Trường công Đăng Quế, Nguyễn Công Đăng giai.
Trứ tác của ông gồm: Thanh hiền tiền hậu tập, Nam trung tập ngâm, Bắc hành tạp lục và Lê quý kỷ sự (bắt đầu từ Đinh Dậu Cảnh Hưng, cuối cùng là Kỷ Dậu Chiêu Thống, trước sau 13 năm)
Quốc âm kiệt tác, tản mác thấy nhiều Từ Đoạn trường tân thanh là áng thơ “cử quốc truyền tụng” (quốc tung) đến cầm – kì- thư – hoạ không có môn gì tinh diệu. Lại thông binh pháp diễn võ nghệ. Làm người khiêm tốn, tuy vào hạng Á khanh mà giản dị thanh đạm như nhạc sĩ.
Nhân Hoàng đế duyệt văn thơ ông, thấy thời Bắc sứ, trong bài đề ở đền Hoài Âm hầu của ông có cấu:
“Thôi thực giải y nan bội đức
Tặng cung phanh cẩu diệu cam tâm”
(Cởi áo xẻ cơm không bội đức
Dẩu cùng thịt (giết) chó vẫn cam tâm)
Thế mới xứng là trung nghĩa, muốn dùng vào việc lớn thì ông đã qua đời, thường bảo với người Bắc, như ông Nguyễn đang còn. Trẩm đang nghĩ tới....Thượng thư Bộ Lễ, Hưng nhượng hầu thường nói với mọi người rằng; Khó được người như thế, đáp lại đông sự, thành kính đến động lòng.
Chính thất Đoàn Thị Quỳnh Côi con gái thứ 6 của Quỳnh bá hầu, Đoàn Hoàng giáp, Phó độ ngữ sử, người Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Nam Định).
Bà sinh hạ: Nguyễn Tứ
(Nguyễn Tứ, Tự Hạo Như, có văn học. Năm Quý Dậu theo ông Bắc sứ, về nước mấy năm, bị bệnh chết.
Sinh một gái, gã cho Tú tài Ngô Cảnh Trân, qua..., Thạch Hà.
Kế thất Võ thị, sinh trai Nguyễn Ngũ (Nguyễn Ngũ giỏi võ nghệ – Những năm đầu tiên Minh Mệnh, là quan tuần huyện. Thọ 54 tuổi. Sinh 3 trai: Tuần, Cảnh, Phiên và 8 gái)
Bà Võ thị sinh con gái: Thị Tiềm gã cho Tiến sĩ Đinh Văn Phác, Kim Khê, Chân Lộc, sinh con là Biên (?) Biên sinh 3 trai: Tiến sĩ Chất, Tỉnh Nguyễn Uyên và Cử nhân Châu.
Thiếp – con của thiếp 10 nam. 6 nữ
Nam – 1. Thập; 2 Thị, 3 Lưỡng; 4 Thiến (Thiến có Văn học, hưởng 37 tuổi sinh 1 trai: Thục; 1 gái: Thị Diểm)
5, Hiệp (sinh 1 trai 1 gái); 6 Hải (sinh 1 trai) 7 Miễn, 8, Long (ở huyện Lễ Thuỷ Quảng Bình, sinh 1 trai) 9 Trữ, 10 Xiêm.
Nữ 1. Thị Trầm (gã về Tả Ao, Tri phủ Tương Dương Hồ Văn Khuê, sinh 1 trai: Nhân; 2 gái: Thị Minh, Thị Thưởng.
2 Thị Lữ (gã về Nam Đường, Tri huyện Cử nhân Nguyễn Điền Mai; sinh 1 trai: Diên, gái Hà)
3, Thị Hoằng (gã về Nam Trực, Bách tính ngự sử Ngô Lượng)
4, Thị Đạm (gã về Trung Cần, Thanh Chương Tri huyện cử nhân Nguyễn Hữu Dực)
5, Thị Viên (gã về Hương Sơn)
Đệ bát: Nguyễn Ức
Ông huý Ức, lúc nhỏ huy Đào. Sinh năm Đinh Hợi (1767) là con bà Trận thị, Liệt phu nhân. Tập ấm Hoằng tín đại phu, Trung thành môn vệ uý xuất thần Sóc nhạc bá.
Năm Đinh Mùi Chiêu Thống (1787), được quản Thị vệ Tuyên võ đội. Năm Kỷ Dậu (1789) Lê Hoàng chạy sang Bắc quốc, theo giá không kịp ông về quê vợ làng Phù Đổng, Tiên Du (thuộc phủ Từ Sơn, Bắc Ninh).
Năm Tân Mùi, Gia Long (1811) Cao Hoàng đế biết ông khéo tay, hay lo, đặc triều vào kinh, nhấc lên chức Thiên sư bộ Công, tước hầu.
Năm Nhâm Ngo, Minh Mệnh (1822) gia ban giám đốc nội tạo phủ sư vụ, mọi việc chế tác triều điện kinh thành đều từ tay ông thiết kế.
Mùa hè năm Quý Mùi (1823) lâm bệnh, ông xin về quê điều trị.
Ngày 29/11 ông qua đời ở quê vợ, thọ 57 tuổi
Thời đó viếng ông có câu:
“Khi năn văn đạt triều đình, vũ lộ thiên gia đa khoáng cách;
Suy bệnh thôi hữu điền lý, ba đào hoạn hải kiếm hoàn nhân”
(Khéo tay thấu tới triều đình, mưa móc nhà trời nhiều kiểu cách.
Lâm bệnh lui về xóm ấy, sóng gió biển quan thấy người về)
Ông có đảm lược, mọi việc đều tâu rõ với trên, chưa hề sai sót, sau mới làm. Được ban cung nữ, ông không ngỗ ngược ngó nhìn. Vua Minh Mệnh khen lắm.
Năm Mậu Dần (1818) Trung tu miếu Tiên tại vương, bản xã kiếm trúc đình vũ, ông xuất tiền giúp 150 quan
Ông lấy hai chị em người họ Nguyễn (chị là Thị Niên, em là Thị Thìn) người Phụ Đổng, đều không sinh nở
Đệ cửu: Nguyễn Kinh
Tiểu: huý Côn
Là con bà trắc thất Pham Thị, người Hải Lộ, ông Văn Chính sinh vào giờ Dậu ngày 06 tháng 6 năm Mậu Tý (1786)
Ấm thụ Hoằng tín đại phu, Trung thành môn vệ uý xuất thân, Điện Nhạc bá
Năm 16 tuổi thi Hương trường Sơn Nam trúng Tam trường.
Qua đời năm Bính Tý, Gia Long ở tuổi 49, vào ngày 09/12 Thuỵ Văn chính
Lấy vợ người Thịnh liệt Thanh Trì
Sinh 1 trai: Nguyễn Truyền
3 gái: Thị Khương, Thị Vận, Thị Nguyên
Đệ Thập:Nguyễn Nghi
Ông huý Nghi, từ Hồng Vũ, biệt hiệu Chu Kiều (lấy nơi kiều cư (ở đậu) là Châu Trần Sơn Tây làm hiệu)
Sinh năm Quý Tỵ, cảnh Hưng (1773) con bà Nguyễn Thị, Trắc Thất, người Tiên Sơn.
Thụ âm Hoằng Tín đại phu, Trung thành môn vệ uý, Trung Nhạc bá.
Lúc nhỏ ở quê mẹ; ham học, hay thơ, tinh thông y thuật, không ham làm quan. Thời trong nước mới được ổn định, nhân tình chưa yên ông lấy thơ rượu từ làm vui. Các quan trong triều muốn tiền dẫn, ông gửi thư cho anh là Sóc nhạc công và cháu là Phong Lĩnh tử nhờ từ hộ.
Tính ông tự trọng, có đức độ, thích giao du với các danh nhân với các quan địa phương. Đồng huyện có Châu Phong công (Nguỵ Khắc Tuần, người Xuân... Tiến sĩ khoa Bính Tuất, Minh Mệnh) tới Tây phiên có hậu lễ tới yết, tặng thơ:
“U hồi dã kinh phóng cao trai
Lục thuỷ tinh giao tử vọng khai
Cận túc cổ tùng khan thuỷ trích
Giao kinh nhất nhạn khiếu thu hồi
Ngọc lâu nhân khứ tàn vân đoan
(Thời công Trưởng tử Cẩm Đình công, tốt)
Nhĩ thuỷ ba hàn lạc chiêu thôi
Đạo mão đồng nhan thư âm đạt
Du du trần mộng thập niên lai”
Ông hoạ:
“Cùng cư đa bệnh yêm hư trai
Tinh tiết quang lâm vị nhất khai
Nhân phượng cửu khai sơ ngộ tiếp
Gia câu đông niệm cánh bồi hồi
Hỷ phùng hữu hợp tâm như tuý
Sầu dục vô ngôn hứng chuyển thôi
Lao thảo túc điều thu nhã ý
Bất đam văn tự số niên lai”
Dich nghĩa: thơ rằng
Quanh qua cánh đồng thăm hỏi “cao trai’ (nhà ông)
Nước biếc cách xa quảng trống bồn bề thoáng mở
Gần thì có gốc tùng xem giọt biếc
Xa thi một con nhạn cất tiếng kêu
Lầu ngọc người đi mây tàn đứt đoạn
Nhắc tới việc người con trai đầu của vừa chết)
Sông Nhĩ sóng buốt chòm xóm thúc giục
Vẫn đạo mạo dung nhan kẻ thư sinh
Dằng dặc mộng trần đã mười năm nay
Hoa lại:
Khó ở, nhiều bênh đóng cửa “Hư trai” (nhà nát)
Cờ tiết sang rực mở rộng lối
Khách là con chim phượng lầu ngày đến,
Đón tiếp lần đầu được đón tiếp chủ nhà như con ngựa non rất cảm động bồi hồi.
Mừng gặp được người y hợp, long như say
Sâu không muốn nói, hứng lên cũng thôi thúc
Luộm thuận như đàn chuột đồng có kẻ y thù tạc
Không bàn tới chữ nghĩa đã mấy năm nay
Ông qua đời vào năm Ấy Tỵ Thiệu Tri 5 (1845) thọ 73 tuổi.
Người Châu Trấn (nơi ông kiều cư – Nguyễn Du) nhớ tới ông, hàng năm phụng sự.
Chính thất là trưởng nữ của Lê Hoàng tử nhạc quận công y Tôn Trưng, cháu của Hoàng đế sinh 2 trai. Nguyễn Thiết, Nguyễn Lữ và 3 gái
(Nguyễn Thiết từ Hảo Phủ, hiệu Cẩm Đình, sinh năm Giáp Tý Gia Long (1804) thiếu thời tại năm mẫn cán – Năm Ất Dậu Minh Mệnh; 22 tuổi nhập tịch quán vợ ở Cẩm Chương, Đồng Ngán, Bắc Ninh, ứng thi trường Tây Bắc Ninh trúng Tú tài năm Mậu Tý, trúng Cử nhân, đệ lục danh.
Năm Nhâm Thìn, thi Hội, trung cách đệ tam danh điện thí trúng đệ tam Giáp đông Tiến sĩ ấy là năm 29 tuổi. Được phép cải theo quan cũ, nhậm chức Viên ngoại bộ Lại
Mùa xuân năm Bính Thân, để đương Huỳnh Tri phủ Vinh Tường là Đào, mắc lỗi. Sự đã trình bày, được cho Hội quan – Lại bị lâm bệnh, qua đời ngày 18/12 năm ấy, Thuỵ Triệt An.
Năm Thiệu Trị 4 (1844) các ông (?) cùng án sát sứ Nguyễn Khắc Trạch đặt ruộng cúng, giao bản xã nhận cúng – (?) hiện tại xứ Đông Giếng thôn Bảo Kệ)
Thiếp sinh 1 trai: Nguyễn Dản
Trước tác của ông có: Châu kiều di cảo.
Đệ thập nhất: Nguyễn Nhưng
Ông là do bà Trắc Thất Hồ thị, người Xuân Viên sinh sa, thủa nhỏ huý Toàn, tư Vân Nham, hiệu Tôn Trai. Sinh vào giờ Sửu, ngày 24/9 Quý Mùi, Cảnh Hưng (1763)
Thu ấm Hoằng tín đại phu, Trung thành môn về uý xuất thân. Viên Nhạc bá. Thiếu thời gắng công học tập. Năm Quý Mão (1783). Huyện khảo á khôi, Tỉnh khảo đứng đầu thi Hương trúng Tứ trường; trí Phu thi hợp cách. Khoa ấy cùng đậu với anh là Tiến phủ, với cháu Nguyễn Thiện sau đó ở nhà thụ giáo, hơn 10 năm phụng dưỡng sinh mẫu, kho khăn không quản.
Mùa xuân Tân Dậu (1801) quản huyện Tân Dương từ tuổi già giải nhiệm. (Tân Dương tử tức Nguyễn Tấn, người Uy Viễn, Lĩnh Hương tiến thời Lê, thi Hội trúng Tam trường. Làm quan Tri huyện Quỳnh Lưu, Tri phủ Tiền Hưng là thân phụ của Nguyễn Công Trứ) Trần tướng lấy ông thay cho Tấn Dương tử. Ông miễn cưỡn nhận chức. Bạn đồng ấp, đồng niên Hà Như Tiên, có thơ:
“ Bận nhi tựu sĩ ninh hiễn giản
Lộc khả cung thân tiện giác vinh”
(Nghèo mà làm quan yên ổn nhưng hiềm vi giản dị qúa
Lộc có thế đủ nuôi thân cũng thấy vinh)
Ông làm việc giản dị, trong huyện ai cũng tin yêu.
Năm Nhâm Tuất Gia Long (1802) từ chức, lấy các nghề nho, y, lý làm vua.
Mùa xuân năm Nhâm Thân (1812) Trấn tướng đô thống chế Toản Tự hầu (Hoàng Viết Toản, người Quảng Đức - nay là Thừa Thiên) hiệp cùng Hộ bộ Tham tri Nhuân Trach hầu (Nguyễn Tường Vân Quảng Nam, làm quan tới Binh bộ thượng thư, có con trưởng Tường Vinh trúng Phó Bảng, con thứ là Tường Phổ trúng Tiến sĩ) mới tới trấn đường dạy dỗ con em.
Năm Giáp Tuất (1814) có tang mẹ, bèn về quê
Mùa đông năm Canh Thìn Minh Mệnh (1820) chính thần Liên quận công viết giấy tiến cử với nhà vua, ông gửi thư cho Sóc Nhạc hầu nhờ xin từ hộ.
Năm Canh Tỵ (1821) mở ấn khoá thi Hương có chiếu cựu Hương cống thời Lê vào thi, ông vào kinh, lấy rằng tuổi già xin về.
Tháng 6 năm Giáp Thân (1824) lâm bệnh ông qua đời ngày 18 thọ 62 tuổi Thuỵ Thanh Nhạ.
Thời ấy có câu viếng ông:
“Thượng hải tang điền thương thế cục
Hồng vân lam nguyệt nhận tiên tung”
(Biển xanh ruộng dậu thương cuộc đời
Mây Hồng Lĩnh, trăng Lam Giang nhận ra dấu chân tiên ông)
Và câu:
“Cố quốc quan thân thành mông ảo
Từ Văn lĩnh tụ thất kỳ uyên”
(Là vì đứng đầu thân sĩ của triều củ thành mộng ảo
Là lĩnh tự tư văn mất bậc kỳ cựu uyên thâm)
Mộ ông táng tại địa phận Tiền Giáp
Chính thất Đặng Thị Nãi, con gái thứ 4 Tổng Binh Thái Nhạc bá; Người Uy Viễn. Sinh 3 trai; 3 gái
3 trai: Nguyễn Y, Nguyễn Truyền (tảo 1), Nguyễn Hợp
1. Nguyễn Y tự Hy Giác, hiệu Văn Giang. Tú tài khoa Mậu Tý Minh Mệnh (1828) năm 44 tuổi
Sinh 1 trai: Nguyễn Tố
5 gái: Ý, Vĩ, Đắc, Trị, Hiệp
3. Nguyễn Hợp. Hiệu Miễn Trai. 4 khoá Tú tài: Tân Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Dần thời Minh Mệnh.
Năm Quý Mão Thiệu Trị (1843), bổ Huấn đạo huyện Lệ Thuỷ.
Qua đời ngày 19/11/ kỷ Dậu (1849) ở học xã hưởng 49 tuổi.
Sinh 3 trai, 2 gái)
3 gái: Thị Hiên gả về Phan Xá, công sinh Phan Đảng, huyện Thừa huyện Kiên Hưng.
2. Thị Đỉnh, gã về xã Uy Viễn
3. Thị Đích, kế thất của Phan Đảng.
Chính thất hưởng tuổi 40, ấm phong Nghi nhân, hiệu Từ Thục.
Lại cưới bà em Đặng Thị Thân sinh 3 trai: Viên, Tựu, Tịnh và 1 gái: Ánh
Nguyễn Tựu: Tú tài khoá Mậu Ngọ, Tự Đức. Thọ 63 tuổi, sinh 2 trai: Phẩm, Giá.
Nguyễn Tịnh sinh 2 trai: Hoằng, Việt
Đệ thập nhị: Nguyễn Soạn
Sinh năm Đinh Hợi Cảnh Hưng (1767) do bà Trắc Thất Hoàng thị, người Trung Đông sinh hạ. Thu ấm Hoằng tín đại phu, Trung thành môn vệ uý xuất thần Vinh Nhạc bá
Qua đời 24/1 năm Nhâm Thân Gia Long (1812) hưởng thọ 46 tuổi
Chính thất Đặng Thị Điểm, Trưởng nữ Thái Nhạc bá, Uy Viễn
Sinh 2 trai: Hào, Duật
1 gái: Thị Diếu
Bà hưởng thọ 45 tuổi