PHẦN II : HOA CHÂU NGHI TIÊN NGUYỄN GIA THẾ PHỔ


Duệ tôn Trung Cần công biên tập;
Nhĩ tôn Tú tài Y Giác Phủ tục biên,
Thứ nhĩ tôn Thục tục sao;
Thư nhĩ tôn Cơ bách bái cung sao.

ĐỜI THỨ NHẤT
Nam Dương Công , huý Nhậm

Các vị trưởng lão kể rằng ông là con nhà gia thế. Xưa truyền, nguyên quán của ông ở Canh Hoạch, Thanh Oai, Sơn Nam Thuỷ tổ Nguyễn Doãn Địch, tên huý: Nguyễn Thiện, Trạng nguyên năm Nhâm Thìn, Mạc Đai Chính (1532), quy thuận Lê triều, lam quan tới chức Lại bộ thượng thư – Ngự sử đài Đô Ngự sử - Đông các đại học sỹ - Thiếu phó Thư quận công.


Thân phụ huý Miễn, làm quan, được phong Phù quận công;

Bá phụ huý Quyện, làm quan được phong Thường quận công;


Ông Nguyên là Nhậm, làm quan, được phong Nam Dương hầu. Dưới thời Lê Thế Tôn (1573 -1600) Trung hưng sau khi mưu phục Mạc bị thua chạy vào Nam, đặc ẩn kỳ danh (dấu tên). Giữ khí tiết của dòng hào kiệt. Khi lâm sự thì quả đoán, mọi người đều kính - phục một thời suy trọng danh hiệu Nam Dương công – di vào định cư trên Giáp Đông, Thôn Yên Năng xã Tiên Điền – Nghi Xuân sinh 3 trai 2 gái.


Đến đời Tằng Tôn (chắt) Bảo lộc công nam chinh bốn tỉnh, (đã) hỏi han thế thứ thuộc tịch. Thời ấy, trưởng chi đã theo về cư tại Văn Chàng (cháu 5 năm đời là: Nguyễn Huyền). Chi út còn ở lại giáp đông (cháu 5 đời là lớp Nguyễn Lực). Bảo lộc công là chi thứ 2, trở về nguyên tịch.

 

ĐỜI THỨ 2:


Lệnh Thiện phong công

Hiệu xưng phủ quân; Nay cải Phong công. Các vị này đời sau cũng thế.

Theo các vị trưởng lão, ông là con thứ 2 của Nam Dương hầu. Bà là Hà thị, người cùng giáp. sinh 2 trai. Khi mất tên thuỵ là Lãnh Thiện.


Từng trải qua cơn binh lửa nên danh, tự, lý lịch, tuổi thọ, mồ mả, đều không khảo được – Các cụ già cũng có thuật lại nhưng vì sợ không chuẩn nên không giám tin vội. Xin ghi lại đời sau khảo tiếp.


Có thuyết, thiếu thời ông làm quan chốn Kinh sư (nay là Phủ Hoài Đức) khi chết, yên cữu nơi đất khách, cùng người cháu đang đánh nhau ở Hưng Hoá. May gặp được người phương Bắc (.) thương tình phóng thích (tháo gỡ). Khách vốn là nhà phong thuỷ chỉ cho nơi đất tốt trên núi Lạng Tạ, linh cữu của ông được nâng về táng tại đó. Nay chẳng thấy ghi. Hãy còn là một thuyết.


Chính thất Hà thị, hiệu Từ Am (nguyên hiệu là Áp Bà, người cùng giáp) ngày kị cùng ông, 15 tháng chạp.

  Năm Cảnh Hưng (niên hiệu đời Lê Hiên Tôn: (1740 – 1786)


Huyền Tôn (cháu 5 đời) là Nghị Hiên công, tức Trung Cần công, theo qúy lệ, được vinh phong “tứ đại”, phung di tặng công Võ Huân tướng công thần võ tứ vệ quân vụ sự Thâm đốc (Hàm tùng nhị phẩm) Khánh Trạch hầu

Chính thất được phong Chánh phu nhân- (ngày 21 tháng giêng năm Canh Thìn 1760)


Ông sinh Hạ:

1. Nguyễn Khôn tức Phương Trạch công

2. Nguyễn Chủng, tảo một.


ĐỜI THỨ 3:


Đức Hạnh Phong Công, huý Ổn

Ông tên huý là Khôn, tục xưng là Ổn. Là trưởng tử của Khánh Trạch công.

Thủa thiếu thời. Ông ở kinh sư làm môn khánh Khuê quận công (Người họ Phạm, được phong họ Trịnh, người Thạch Tuyền, Thanh Hoá. Dưới thời Dương Hoà Lê Thần Tông (1635 -1643) làm quan Đốc đồng tri, trấn thủ Nghệ An).


Ông lấy bà họ Lê, người cùng ấp. Sinh 2 trai, 1gái, tạ thế vào ngày 21 tháng 7. Thời Bảo Lộc công (tức Nguyễn Thể, thân phụ Nguyễn Quỳnh) còn nhỏ, lý lịch tuôỉ thọ không hay biết.


Cháu ông là Lĩnh Nam công (Nguyễn Quỳnh) lúc đầu phụng sự phần mộ của ông sau cải táng về xứ Văn Sự (tên cũ xứ này là Ao Vét, thuộc địa phận giáp Đông, (Bắc nghé Tây)


Nhâm long đông yết nhập thủ (đầu), chuyển cấn (B-ĐB) “nhập thủ” (vào tay), kết thành thế “hạc phi quy lộng” thừa cấn khởi “nhập yêu” (vào lưng) – dựng theo Ất sơn Tân hướng (đầu về phía Đông Nam (ghé Nam) – nhìn về hướng tây Bắc (ghé Bắc). Dùng Tân Dậu Tân Mạo, phân kim, phân theo Tân hướng...(đoạn này miêu tả tỉ mĩ về long thế của phần mộ).


... Đinh Dậu, Đinh Mão phân kim, nghinh tân thuỷ triều đường, quy Khôn nhi khứ, vi mộc cục suy hướng, Tử khẩu hợp Tam kỳ Tham lang Thuỷ cách. Tân hướng tân Thuỷ nhập Khôn lễ, hợp với lộc Mã thượng ngượng nhai cách; Nhâm Tân Khôn lễ – Theo sách, đây là cách: “ Nhất cử đăng khoa danh quán thế” (chỉ một lần đi thi là đậu tiếng tăm lừng lẫy cỏi đời).


 Năm Ất Dậu Lê Vĩnh Thịnh (1705), tháng Mậu Dần (tháng Giêng) ngày Canh Dần, giờ Canh Dần rước tôn phần về đây. Dùng vữa tam hợp vôi, đất...trị huyệt:


Chính thất là Bà Lê Thị Liên, người đồng giáp, sinh vào năm thứ 3 Vinh Tộ (Tân Dậu – 1621); tạ thể ngày 16/5 năm Đinh Sửu Chính Hoà 18(1697) thọ 77 tuổi, hiệu Đoan Dung.


Hợp táng tại Văn Sự (về phía bên phải, cách năm tấc, theo hướng cụ ông)

Năm Canh Thìn Cảnh Hưng (1760) tằng tôn là Nghị Hiên công quý Nguyễn Nghiễm vâng xin di tặng (1) ông; Chiêu nghị tướng quân thần võ tự vệ quân vụ sự Đề đốc phương Trạch hầu. Bà cả được phong Chánh phu nhân.

Ông bà sinh hạ: 2 trai , 2 gái.


1. Nguyễn Thể, tức Bảo Lộc công, (xem sau)

2. Nguyễn Yêu. sinh vào năm thứ 4 Thịnh Đức (Bính Thân, 1656) thiếu thời theo Bảo Lộc công luyện tập võ nghệ, theo việc quân làm đội trưởng Hùng tài hầu thuộc Hậu khuông cơ.

Lấy người bản huyện, họ Đinh, sinh 1 gái là Thị Bính. Tạ thế ngày 2/4 năm Tân Sửu Bảo Thái (1721) thọ 66 tuổi. Thuỵ Doãn Chất. Mộ táng tại xứ Gia Lỗi, địa phận xã Uy Viễn.

Thị Bính sinh năm Canh Thân, cháu ngoại họ Đinh sinh 2 gái.

3. Trưởng nữ: Thị Phi, kị: 11/12 lấy người Thanh Hoá, sinh 2 gái.

4. Tú Nữ: Thi Bao, kị: 1/9

ĐỜI THỨ 4:


Bảo Lộc phong công, huý Thể

Ông huý Thể, là con trưởng của Phương Trạch công – Sinh năm Giáp Thân, Phúc Thái (1644).

Dung mạo khôi vĩ, giỏi nghề cung mã, tài lực hơn người. Thời bọn giặc Hương Hoá cướp bóc quấy phá, ông có công dẹp giặc. Thời biên giới phía nam có động, ông hộ giá nam chinh, bình định Nghệ An. Ông được phong Quả cảm tướng quân hổ bí vệ phó võ uý, Phù Hưng bá. Chiến thắng khải hoàn tiện đường về quê, cưới bà họ Lê. Năm Ất Mão sinh Lĩnh Nam công.

Ông sớm thành đạt về binh nghiệp, trong doanh là thị túc vệ; ngoài theo đánh dẹp trải hơn 20 năm.

Tạ thế ngày 20/5 năm Mậu Dần, Chính Hoà 19 (1698) tai Kinh đô (doanh trại trong Kinh) thọ 56 tuổi.

Thụy Bảo Lộc táng tại đồng Cùng. (địa phần tiền giáp. Bính long chuyển Đinh “nhập thủ”, nhập Ngọ làm huyệt được thế thư “hùng giao độ” ...)


Chính thất, Lê Thị La, con gái thứ tư của Võ Uý Ngọc tài bá, thôn Võ Phấn, sinh năm Quý Tỵ Thinh Đức 1 (1653). Tính đoan tĩnh, lo việc nhà có phép tắc. Sau khi ông mất bà ở goá giữ chí tiết, chăm lo sản nghiệp làm kế lâu dài cho con cháu. Lại chu tất việc tế bần , họ hàng làng xóm được nhờ.


Bà tạ thế vào ngày 3/3 Bính Ngọ, Bảo Thái 7 (1726) thọ 74 tuổi, hiệu Tinh khiết. Mộ tại Võ Vi, bản giáp, Ty sơn Ngọ hướng (hướng Bắc- Nam) hạ huyệt (cát táng) vào giờ Canh Thìn ngày Nhâm Dần, tháng Nhâm Tuất (tháng 9) năm Quý Sửu (1733)


Năm Bính Dần Cảnh Hưng thứ 7 (1746) cháu nội là Nghi Hiền công quý di tặng: đặc tiến kim tử vĩnh lộc đại phu Đông các đại học sỹ Phú Hưng hầu. Bà cả được được phong Tự phu nhân


Năm Canh Thìn (1760) Cảnh Hưng, gia tặng thiếu phó Phù quân công; Bà cả: Quận phu nhân
 
ĐỜI THỨ 5


Lĩnh Nam phong công, huý Quỳnh

Ông huý Quỳnh, từ Phụ Dực, hiện Lĩnh Nam tiên sinh. Là con trưởng của Bảo lộc Công. Sinh năm Ất Mão, Đức Nguyên Lê Gia tông (1675).


Thiếu thời nổi tiếng cử nghiệp văn chương. Năm Quý Dậu Chính Hoà, (1693) 19 tuổi, thi Hương trúng Tam trường, sung Tú lâm cục nho sinh. Năm Mậu Dần, 24 tuổi, lo việc thân phụ, ông không ứng thí. Thời gian chờ đợi này ông lo chăm việc phụng thị (thờ phụng) nơi cung kín. Để rút cảnh ngộ, ông bèn lấy các sách thiên văn địa lý, lich, số, y, bốc... nghiên cứu khảo đính.


Thật kỳ diệu, thời Bắc du gặp Ngô phu Tử Giang Tây (nguyên là hâu duệ của Ngô Cảnh Loan quốc sư về môn địa lí của triều Tống, tên là Cảnh Phượng, tự Trọng Phúc, quán huyện Đức Hưng, phủ Nhiêu Châu, tỉnh Giang Tây) từ Nam hải phiêu bạt tới. Ông chăm sóc tận tình. Biết đây là nhà địa học chính tông, bèn tôn là thầy. Thầy cũng cảm cái đức của trò nên tận tình truyền thụ. Tiễn thầy về quê, ông cũng trở về quán tìm đất ở vùng Võ Vi, Văn Sự, đông Cùng...các nơi ấy đều phát tích đại địa về sau, nắm được bí quyết ông soạn thành đại hiếu chân kinh.


Năm Ất Dậu (1705) thị nội tả kỳ Diễn Hào hầu (con Khuê quận công) đổi phiên đồn trấn, Ông thuộc hiệu hành biên trấn tướng Trung quận công (người Phú Hào, Lôi Dương), là người tài giỏi, được nhà vua mến mộ. Đối với ông là chỗ tri kỷ.


Thời ấy, biên cương vừa mới định, nhưng (việc quân) chồng chất, không kể lớn bé mọi việc ông đều giải quyết trôi chảy. Mỗi khi biên thuỳ có việc, cần tới để tháo gỡ, được lệnh ông đi ngay. Đã đến là nhắm vào trọng tâm, xử lý mau lẽ, ứng đối kịp thời, yên ổn mới về, ai cũng tán thưởng. Ông lên giữ chức chánh đội trưởng quản thắng hữu đội. Mỗi khi rảnh rổi ông viết sách phân tích những điều huyền diệu, truyền thụ cho các con thành người.


Năm Quý Mão, Bảo Thái (1723) Trung quận công qua đời. Tắc quận công (Phạm Thế Trân) giữ trấn tuyển tân tá (trợ lý) thị vệ tên ông đứng đầu. Vì mẹ ốm, ông xin từ không lên nhậm chức.


Khi Siêu quận công (Nguyễn Gia Châu, quê Liễu Ngạn, Việt Loại) lên thay giữ trấn muốn quật lại sự việc, ông hạo nhiên ( thẳng thắn) Thơ rằng.


“Thế lộ hiểm hi thậm                                       
Nhân sinh hữu bách niên
Nhật sung tam hướng phạn
Dạ túc ngũ canh miên
Phú quý kinh thành khách
Thanh nhàn địa dưới tiên
Tĩnh thôi tiêu trưởng lý
Quy khứ lão lâm tuyền”

Đường đời nguy hiểm lắm
Ai sống đặng trăm năm
Ngày đủ ba bữa chén
Đêm trọn năm canh nằm
Giàu sang kinh thành khách
Thanh nhàn địa giới tiên
Lặng tìm ra lẽ lớn
Ta về suối rừng già
Nghĩ vậy bèn không tới trấn nữa.

Năm Bính Ngọ (1726) về lo việc mẹ, kị 3/3

  Năm Canh Tuất, Vĩnh Khánh (1730) Thiêm quận công Trương Nhưng lên thay giữ trấn, đủ lễ trưng sính (mời gọi) ông bèn miễn cưỡng một chút lên trấn vui với cảnh thú nước non.


Năm Giáp Dần (1734), 60 tuổi, nghỉ việc, bùi ngùi than rằng: Ta nghe Phu tử nói, giá như ta dành một số ít năm học dịch, ( khả dĩ) đã có thể không nhầm to. Nếu ta suốt đời dùng Dịch, theo đó mà nghiên cứu trắc nghiệm thì hầu như có thể tìm ra điều phải trái nên chăng những chổ còn ngờ. Nghĩ vậy, bèn soạn “quyết nghi tập” gồm 15 quyển, cùng “Đại hiếu chân kinh” “ Từ ấu chân thuyên” truyền lại cho đời sau. 28/5 Ất Mão vĩnh hữu nguyên niên (1735) Ông qua đời ở trấn sở. Thọ 61 tuổi mộ đồng Thung, địa phận xã Mỹ Dương.
Ông ban đầu lấy bà họ Nguyễn người làng Võ Phấn bà mất sớm.


Kế thất, người họ Trần (người làm Bảo Kệ), sinh con gái lại cho về rồi lấy người họ Phan (phu nhân) cùng nàng hầu mới sinh sản và nuôi nấng được con trai gái sau này.


Ngày 28/5/ năm Ât Mão – Vĩnh Hữu – Lê ý Tôn(1735), Ông qua đời ở trấn sở. thọ 61 tuổi. Thụy Trang tịnh. Mộ ở Đồng Thung, địa phận xã Mỹ Dương, thừa Mão nhập huyệt, Tỵ sơn Hợi hướng (ĐN (ghé)N- TB (ghé)B), dùng Tân Hợi – Tân Tỵ phân kim, do người cháu là Nguyễn Khản cát táng.


Chính thất Phan thị, huý Mình, người thôn Tặng Phúc, xã Uy Viễn, con gái trưởng của Tặng Lộc bá, sinh năm Quý Sữu Dương Đức (1673). Thời trẻ kén chọn...tới năm 29 mới sinh sản. bà sinh 3 trai 2 gái. Tính ôn hậu thương người; cần kiệm lo việc nhà; lấy thái độ ôn hoà đối xử với người dưới, họ hàng, làng xóm, người giúp việc...không ai không cảm cái đức của bà.


Thời có Bắc khách chuyên về địa lý, hầu chuyện. Nhân đó bảo: “các chàng trai rồi sẽ làm nghiệp lớn, bởi ông đã lo âm đức đến nơi đến chốn”. Ông nói, sinh con càn dở là đâu có đức, hoặc nói trẻ là nói mẹ. Vậy nên phải chăm lo tu đức thành thiện ra sức nội trợ.
Năm Ất Mão ông qua đời, bà ngày đêm thương xót, đến cả quên ăn ốm không giậy nổi. Ngày 15/7 bà qua đời thọ 63 tuổi. Hiệu Đoan Từ. Mộ táng tại Cồn Quang thuộc địa phận xã Phan Xá, thừa Hợi nhập thủ. Đinh sơn Quý hướng (hướng Nam ghé TN- Bắc nghé ĐB) do con là Nhã Hiên công cát táng.


Năm Nhâm Tuất Cảnh Hưng (1742) con là Nhị Hiên công quý di tặng (Cho thân phụ) Hoàng Tín đại phu Đại lý tự Khanh. Thân mẫu là chính phối cung nhân

Năm Bính Dần (1746) gia tặng đắc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ Nhận Trạch hầu:

Bà là: tự Phu Nhân

Năm Canh Thìn (1760) gia tặng lễ bộ thượng thư, Thái bảo Nhuận quận công - Chính phối quận Phu nhân.

Năm Quý Mão (1783), các cháu là Thuật Hiên công quý Địch Hiên công quý, gia tặng Thái Thái tể bao phong, khai tiên dụ hậu, Diễn huống đại vương Thượng đẳng phúc thần

Năm Đinh Mùi, Chiêu Thống nguyên niên (1787) gia phong “Vinh hỷ triều khánh xưng dận” chư mỹ tự

Năm Giáp Ngọ, Thành Thái lục niên (1894) trử phong Dực bảo Trung hưng bình phù chi thần.

Duy Tân tam niên Kỷ Dậu (1909) chuẩn y cựu phụng sự

Khải Định cửu niên, Giáp Tý (1924) gia phong Đoan túc tôn thần.

Nguyên trước, sau khi ông và bà qua đời người trong ấp cảm cái đức ông bà, dân làng đã tình nguyện phụng tự.

Bản tộc dựng đền và đặt ruộng tế, dân làng bản giáp lo việc tế tự.

Tới năm Cảnh Hưng Nhâm Ngọ (1762), con là Địch Hiên công Nguyễn Nghiệm đổi thềm làm đàn, dựng bia đá. Bề mặt khắc vị hiệu của ông và bà, trên khắc 4 chữ “HỒNG NGUYÊN TUẤN LƯU” (Nguồn lớn dòng mạnh). Bề lương khắc chữ “Phúc” lớn. Hai bên khắc câu đối “NIỆM THỜI TRUY NHẬT NGUYỆT – TRUYỀN NGỮ TẠI GIANG SƠN”


Nguyên trước đã có đặt điển lễ nhưng qua thời binh hoả tây sơn, giấy tờ bị thất tán (nay không còn nữa)

Ban đầu ông lấy bà họ Nguyễn tên huý là Học, hiệu Phương Viên, người thôn Võ Phấn. Bà mất sớm.

Trắc thất là bà họ Trần, huý Tô, hiệu Từ Thục, người Vĩnh Lưu, Thạch Hà.

Qua đời ngày 24/12 năm Mậu Tuất (1778) mộ tại chùa Trạo (còn đọc là điệu)

Nhã Hiên công là người thừa tự, thiếp là Hà Thi Luột, tự Tùng Nương, người thôn Võ Phấn. Sinh một người con

Thiếp là Dương Thị Thận, tự Kiêu nương, người Tân Thị - Kỳ Hoa sinh hai người con (1 gái)

Mất ngày 15/7 mộ tại Huyền Vũ - địa phận Tiến Giáp

Ông sinh hạ 6 trai 4 gái.

Trưởng: Nguyễn Huệ con bà Phan Phu Nhân (có bản riêng)

Thứ 2: Nguyễn Nghiễm con Phan phu Nhân (có bản riêng)

Thứ 3: Nguyễn Trọng con Phan phu Nhân (có bản riêng)

Thứ 4: Nguyễn Tín: con bà Tùng Nương sinh năm Canh Tý Bảo Thái (1720) theo anh là Nhã Hiên công di nghiệp (tập nghiệp). Thi Hương trúng tam trường, xuất thân bà tước qua đời năm Canh Tý Cảnh Hưng (1780), thọ 61 tuổi sinh một trai tên Thuỷ, 9 gái: Cửu, Nương, Diểm,Tự, Điền, Duyên, Tích, Chất, Luân.

Thuỳ có tật ở mắt

Sinh: 5 trai: Cát, Quy, Giai, Nhượng, Tam

3 gái: Thị Thái, Thị Hoa, Thị Kỷ.

Thứ 5: Nguyễn Sỹ con của bà Kiều nương sinh năm Ất Tỵ Bảo Thái (1725) huý: theo anh là Nhã Hiên công tập nghiệp, thị Hương trúng Tam trường, về sau theo anh Nghị Hiên công vào quân vụ. Có công, được phong Đông Nhạc bá, quản hữu hãn thuyền đội, hữu hậu đẳng thuyền. Thăng tổng binh sứ Đô tổng binh xứ. Tước hầu - Di quản thi hầu kinh hữu đội.


Năm Mậu Tuất Cảnh Hưng (1778) khi người cháu là Thuật Hiên công thống lĩnh các đạo dẹp bọn Tụ Long, ông phụng sai tới xứ Sơn Tây trấn thủ, kiếm quản lý lương hướng. Năm Kỷ Hợi Cảnh Hưng 40 (1779), ngày 17/11 ông qua đời thọ 55 tuổi – táng tại địa phận bản giáp đồng Vương Xứ


Sinh 5 trai: Tích, Khuê, Dận, Hoãn, Nhị;

  5 gái: Thị Thiêm, Thị Cửu, Thị Ngân, Thị Nam, Thị Châu.

Thứ 6: Nguyễn Huyền, con bà Kiêu Nương sinh năm Mậu Thân Bảo Thái (1728) giữ chức chỉ thụ về uý tước: Ban Nhạc bá

Tạ thế ngày 23/7 Ất Mão (1795) thọ 68 tuổi táng tại xứ đồng Bàu địa phận xã Tạ Ao

Sinh 4 trai: Bá, Vĩ, Toán, Nhất, Luân

Nữ: Độ, Toán, Kiền (tảo vong)

1, Bá, giữ chức trung uý, sinh 4 trai: Ngoạn, Đỉnh, Cẩn, Hài và 1 gái: Thị Thán

2, Vĩ, giỏi võ nghệ quản nhất đội

Sinh: trai Tuấn; gái Thuấn

3, Luân, sinh 2 trai: Kính, Kiệm; 2 gái: Chính, Đỉnh

Trương Nữ: Thị Hoàn, con bà họ Trần sinh năm Tân Tỵ

Con gái thứ 2: Thi Thanh, Con Phan phu nhân sinh năm Nhâm Ngọ gả cho Đặng Nhân xã Uy Viễn sinh 3 trai: Truyền, Dược, Liêu
5 gái: Thị Quý, Thị Cưu, Thị Nồng, Thụ Thính, Thị Hạt.

Con gái thứ 3: Thi Bích, con Phan phu nhân sinh năm Quý Tỵ gả Tri phủ Trần Bá Trí, người Bảo Kệ, sinh 3 trai, 5 gái
Con gái thứ 4. Thị Hằng con bà Kiều nương

Sinh năm Tân Hợi, gả cho nho sinh Nguyễn Dương, con Tiến sĩ Nguyễn Hành, Nguyệt Ao sinh trai: Viêm, Tuấn

ĐỜI THƯ 6:


Trưởng chi giới Hiên công, huý Huệ


Ông huý là Huệ, thủa nhỏ huý Dĩnh, tự Hy Hoà, hiệu Giới Hiên, con đầu Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh.

Sinh năm Ất Dậu Vĩnh Thịnh (1705) do Phan phu nhân sinh

Thời trẻ sáng suốt trí tuệ hơn người, có chí lớn, văn chương hoa lệ, mọi người kính nể.

Năm Quý Mão, Bảo Thái (1723) 19 tuổi, thi Hương trúng Tam trường. Năm Kỷ Dậu Vĩnh Khánh ( 1729) 25 tuổi, trung Tứ trường, Đệ tam danh năm Nhâm Tý. Long Đức (1732) 28 tuổi trúng khoa Hoành Từ, phúc thí Đệ tứ danh. Tuyển Thị nội Văn chức, bổ huyện lệnh La Sơn.

Mỗi lần “đong gạo bấm lưng” lấy làm xấu hổ, như thuyền trôi nỗi giữa dòng, khẳng khái tự răn: những mong một cú nhảy tới long môn chết cũng không hận. Tháng 3 năm Quý Sửu (1733) thi Hội trúng Đệ lục danh (khoa ấy trúng 18 người) thi Đình trúng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân đệ thất danh Vinh quy, cảm bệnh – tạ thế ngày 28/9 – thọ 29 tuổi – thụy Duệ Triết. Mộ xứ ông Sâm - địa phận thôn Võ Phấn. Truyên rằng, ngày đưa tang ông có hai con rắn xanh dẫn đường, người không giám gần, tới huyệt rắn biến mất.
Ông thiên tư cương nghị (rắn rỏi), dốc lòng theo đạo hiếu, dạy giỗ dìu dắt các em đến lúc nên người. Trong làng có nhiều học trò, đều từ cửa này mà ra. Sau khi chết thường có linh ứng. Người ấp Võ Phấn nguyện thờ phụng làm hậu thần, bèn lập bàn thờ ở gò Đông Nam. Người em là Xuân Quận công dựng bia ghi hành trạng và việc thờ tự. Tên ông trong triều đều có đề vịnh


Năm Đinh Tỵ Vinh Hữu (1737) phong tặng trung trinh đại phu Hàn lâm viện thừa chỉ Tiên lĩnh hầu

Năm Tân Mùi Cảnh Hưng (1751) chủ Soái Minh Vương tây chinh dẹp giặc ngũ

(Nguyễn Danh Phương người Yên Lạc Sơn Tây, tụ tập quần chúng chiếm căn cứ hiểm trở tự xưng là “thuận thiện khải vận đại nhận”)
Nằm mộng thấy ông hiện lên, xưng danh tính, vì nước giúp công, đã bắt được ngũ tặc.

Thấy linh sảng giúp nước, nhà vua đã bao phong Thượng đẳng phúc thần. Hiệu linh hiển ứng cọng Võ đại vương. Hàng năm tế lễ theo nghi thức nhà nuớc. Nhưng danh hiệu của ông đều có điển và có phụ tặng (có tập) ghi riêng trên 1000 bài phú vịnh về ông)
Năm Đinh Hợi, Cảnh Hưng 28 (1767) gia phong “Tế văn Hữu quốc Khuông vận” đẳng tự;

Năm Quý Mão, Cảnh Hưng 44 (1783) gia phong “Chiêu văn Tập khách phu hưu” đặng tự.

Dưới các triều Thành Thái (1889 – 1907) Duy Tân (1907-1916) Khải Định (1916 – 1925) gia phong: Quang ý Đoan túc Dực bảo Trung hưng trung đẳng tôn thần

Chính thất Nguyễn Thị Hảo, con út Nguyễn Công thiên hộ Uy Viễn sinh 2 gái;

1, Thị Xuyến, sinh năm Bính Ngọ, gả cho Tri huyện Hà Tôn Tuấn, người lăng Bảo Kệ sinh: Tri huyện Hà Nguyễn Tiêu và Tham biên Hải Dương Hà Nguyễn Thứ;

2, Thị Phiên, sinh năm Tân Hợi, gả cho tri huyện Nguyễn Huy người cùng xã.

Ông qua đời, bà ở goá nuôi con. Bà qua đời vào ngày 21/4 được phong tặng Liệt phu nhân và được phùng thờ cùng ông.

ĐỜI THỨ 6


Nghị Hiên công, huý Nghiễm

Ông huý là Nguyễn Nghiễm, lúc nhỏ huý Triệu, tự Hy Tự, hiệu Nghi Hiên, hiêụ Hồng Ngư cư sĩ. Con thứ hai của Lĩnh Nam công.

Lĩnh Nam công thường mộng thấy trăng, nuốt vào nghe mùi vị như sáp ong. Bà Phan phu nhân có thai, 12 tháng. Ông sinh vào giờ Tuất ngày 14 (Nhâm Thìn) tháng 3 nhuần năm Mậu Tý, Vĩnh Thịnh 4 (1708) tại vườn cũ ở thôn Võ Phấn. Ở đây xa núi, chưa bao giờ thấy dấu chân hổ. Ấy mà mấy đêm liền ở trước hồ lớn bổng thấy hổ đến, ba hôm rồi đi. Người trong ấp thấy làm lạ.


Lên 5 tuổi ông đi học, cùng anh là Tuấn Triết công tập nghiệp.

Lên 8 tuổi thuộc văn bài. Năm Canh Tý Bảo Thái (1720) lên tuổi 13 thi ở huyện đỗ đầu. Thời ấy, Tri huyện Mai công (người thiết giáp Nga Sơn – Thanh Hoá) điển khảo. Mệnh đề lấy “mộng thượng đế lại lương bật” trong bài thi phú của ông có câu”


“Phảng phất thâm tiêu thiên nhược tại”


Mai công rất trọng, nhân đó xuất đối. Anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm nên người.

Năm Quý Mão (1723) ông lên 16 tuổi đi thi ở tỉnh, đứng đầu huyện, thi Hương trúng Tứ trường

Năm Giáp Thìn 17 tuổi Quốc Tử Giám thi vào khoá “tứ trọng” tháng 11 trạng đông, đứng đầu bảng. Lần đầu tiên chốn kinh sử biết tên tuổi của ông.

Năm Đinh Mùi (1727) lên tuổi 20, thi Hội trúng Tam trường.

Tháng 10 năm Tân Hợi, Vĩnh Khánh 3 (1731) thi Hội trúng đệ bát danh (đứng thứ 8/20)

Tháng 12 thi Đình trúng Đệ nhị danh, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân ở tuổi 24, “Thiếu tuấn cụ Khánh” (trẻ khoẻ giỏi dang đều đạt)

Tháng 7 năm Nhâm Tý (1732) thụ Hàn lâm viện hiệu lý (chánh thất phẩm).

Thuần tôn lên ngôi, cải niên hiệu Long Đức (ông vâng lệnh nhà vua tới Nghệ An bàn chiếu Sứ)

Tháng 10, Khâm sai Thanh Hoá giám khảo thi Hương.

Tháng giêng năm Quý Sửu (1733) Long Đức 2 được dự thi bát cổ văn, dự trúng, được thưởng 3 quan tiền cổ (xem Giáp Tý khoá tích Khải).

Tháng 3, Khâm sai đồng khảo thi Hội, ông anh bác ứng thí viện lệ tài cách. Khoa ấy Tuấn Triết công đăng đệ - lĩnh chỉ hồi hương - cảm bệnh. Tháng 8 Giáp Dần (1734) khỏi bệnh, vào triều. Đi sứ Đại Thanh - suy ân huệ được thăng Hàn lâm viện thi chiếu (tùng lục phẩm). Năm ấy, khảo hạch, bản xứ có tờ “Khải bảo” (xem Giáp Tý khoá Tích Khải


Tháng 4 năm Kỷ Mùi (1739) phụng sai hiệp đồng Liễn quận công ( Võ Tá Liễn người Hà Hoàng Thạch Hà), đánh dẹp ngụy triều Khang Chính, chiêu dụ thổ dân bắt được bọn giặc. Địa phương yên tĩnh Huyện Thụy Nguyễn có khái Bảo phụng truyền biệt nghị có thưởng. (Xem Giáp Tý khoá Ttích Khải)


Tháng giêng năm Canh Thân Cảnh Hưng (1774) hồi triều, phụng sai hiệp đồng với Trì Trặc hầu dẹp bọn giặc Cẩm Giàng (phủ Thượng Hồng, Hải Dương). Tìm đến đường mạn Bắc không lợi, chuyển sai kiêm hợp đồng với hai đạo quân của Trị Trạc hầu và Trì Trạch hầu, thu phục được trấn sở Kinh Bắc – quan bản đạo có Khải bảo


Tháng 4 năm ấy, đổi sang hiệp đồng với Luật quận công tiến thảo đồn giặc Quế Ổ, thăng Quốc Tự Giám tư nghiệp.

Lại tiến thảo bọn Khang Chính, được giữ chức tham chính xứ Kinh Bắc (Tùng tú phẩm).


Tháng 5, phụng sai Quyền tán lý, hiệp cùng Thống lĩnh Sái quận công (Trịnh thâm vương) tiến đánh đạo Đông Bắc – Tháng ấy bọn giặc theo Văn Giang (thuộc phủ Thuận An, Kinh Bắc), tiến Đồng An (thuộc phủ Khóai Châu, Sơn Nam), chuyển hiệp đồng cùng Thôn Lãng hầu và hiệp cùng Cổn quận công (Trương Chuẩn, người Gia Lâm, Kinh Bắc, Vương tể (rể vương) luỹ phong Đại tư không, phong công thần, hội binh tiến thảo.


Tháng 7 cùng quan công các đạo đánh vào đại đồn Đoàn Lâm, Phạm Lâm, phụng chỉ, thiêm sai phủ liên tri thị nội thư tả lại phiên, triệu hồi phụng thị.


Tháng 8, phụng sai trở về Nghệ An chiêu mỗ chiến sĩ

Tháng 11, về kinh lĩnh chỉ. Thuở ấy Minh Vương nam chính Ngân gia (Tú Cao Sơn Nam)


Bọn Ngụy Tuyển (gồm Nguyễn Tuyển, Nguyễn Diên về sau thêm Tiến sĩ nguyễn Mai kiêu hoạnh tụ tập số người phiến loạn ở Ninh Xá, Chí Linh, Gia Lâm, Nam Sách), nhân lúc rảnh rổi, tắt qua bờ bắc Nhĩ hà quấy nhiễu kinh sư giới nghiêm, ông vâng lệnh suất ứng mộ binh bày trận ở bến sông bảo vệ kinh thành, giặc bèn bỏ chạy. Được thưởng tiền và đặt tên bản xã là xã Trung Nghĩa, khắc ba chữ lên tấm biển vàng, 2 bên khắc tám chữ: “Tự thiên tích sũng; Dữ quốc đông hưu” (tự trời ban ơn, cùng quốc gia yên ổn) treo giữa đình làng, (mùa đông năm Tân Hợi (1791) gặp binh hoả Tây Sơn nên bức chữ nói trên không còn).


Tháng 12, phụng sai hiệp đồng với Đốc lĩnh Cổn quận công, đánh dẹp đạo Đông Nam, dân huyện Đông An và quân bổn đạo có Khải bảo (xem Giáp Tý khoá Tích Khải)


Thủa cùng hội nguyên Tiến sĩ Như Công Đình Toản (tự Thượng Chân, người Hạch Trạch, Xứ Hải Dương) cùng sáng tác có: “Quân trung liên Vịnh Tập”


Mùa xuân tháng 3 năm Tân Dậu (1741) Tướng giặc Đông Nam quy mệnh, ông phụng chỉ khải toàn, lập được công, thăng Tham chính Sơn Nam cải thụ Quốc Tự Giám Tế tửu (Tòng tứ phẩm).


Tháng 7 phụng sai tham mưu đạo Khang Chính Kiêm Đốc đồng Thanh Hoa.

Tháng 9, cùng quan quân tả chỉ tới Quảng Bình dò đường đánh phá đồn giặc, cùng thống lĩnh Vịnh quân công (Đặng Đình Thuỵ, hiệu Sơn Trai, người Lương Xá, Chương Đức, Sơn Nam) tương hội, được thưởng ngân bài và ngân lượng.


Tháng 11, Sư hội Lãng Phong tiến phá các đạo Trung Hoàng, Văn Minh

Tháng 12, về lại Tây Đô

Tháng giêng Nhâm Tuất (1742) phụng xuất quan binh, cùng Vịnh quân công đánh vào sào huyệt Cỗ Lũng, rồi bị bệnh về trấn
Tháng 8, bọn Tư Không Hải quận xâm phạm tới Lôi Dương (thuộc phủ Thiệu Thiên), ông xuất thân trấn binh nghinh chiếm ở Thịnh Mỹ, Lich Trạch, đại phá quân giặc, đựơc thưởng 2 ngân bài.


Tháng 10 bọn giặc quậy phá các huyện Nông Cống. Ông xuất trấn binh đón phục, trên voi xung kích, ba hiệp ba thắng, tưởng Ngụy là Nguyễn Diên thoát thân. Quan lưu thủ có tờ khải bảo, trấn binh bản xứ cũng có khải Bảo. Dịp này, ông được thăng Hàn lâm viện thừa chỉ (Chánh tứ phẩm) tước: Xuân lĩnh bá - phong tặng cho thân phụ làm Hoằng tín đại phu Lý Tự Khanh (Chánh ngũ phẩm). Vợ là Đặng Thị được ấm phong nhũ nhân (Chánh tứ phẩm).


Năm Quý Hợi (1743), đặc sai hiệp sát xứ Thanh Hoa. Ở đây quan lại thối nát, dân gian khốn khổ, ông phải ra tay.

Mùa thu tháng 9, bọn giặc ở Sơn Nam hạ nổi dậy quấy phá các huyện bên (huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng) cử biển Đại Ấn. Ông phụng sai quân trấn tiền binh kiêm binh các đội Hải Vân. Ngũ Hùng công ngự đạo Trường An, qua mấy tháng, địa phương trở lại yên tĩnh, ông phụng chỉ hồi trấn.


Tháng 11, ông được triều vào kinh, sai thêm các công sự trong phủ làm Khâm sai giám thí Bắc Cử trường.

Tháng 2, Năm Giáp Tý (1744) phụng sai giữ chức Tham thị xứ Nghệ An, tham tri quân vụ kiêm quản Tịnh trấn cơ.

(Theo sứ ký, sau thời Trung hưng, ở các trấn có 1 viên võ quan Trấn thủ, cùng một viên văn quan Đốc đồng xem xét các giấy tờ kiện tụng. Riêng Nghệ An là phên dậu trấn ngự phía Nam, là nơi quan yếu, phó thác nặng nề, về văn thần phải dùng tới hàng tá, hữu thị lang (tương đương thứ trưởng) trở lên giữ chức Tham thị, có quyền cùng đốc suất).


Thời ấy, Trấn tướng là Siêu quận công tuổi già xin nghĩ, mọi việc trong trấn đều do ông thủ quyết.

Tháng 4 ông được thăng Thừa Chính sứ xứ Thanh Hoa, gia thăng Thiêm đô ngự sử Ngự sử đài.


Tháng 3 Năm Bính Dần (1746) có công trong việc bàn định phá giặc Cổ Lũng, được thăng Công bộ Hữu thị lang (Chánh tam phẩm) tước Xuân Lĩnh hầu. Phong tặng Tổ phụ Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu. Đông các đại học sĩ (Tòng tứ phẩm); Thân phụ đựơc phong tặng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu (Hàn lâm viện thừa chỉ, Nhuận Trạch hầu; Thân mậu được tặng Tự phu nhân; Trưởng tử được phong Hoằng tín đại phu; Thứ tử, Hiển cung đại phu).


Tháng 8, triêu hồi nhập thị bồi tụng, đặc khảo toạ đường.


Thời ấy bọn giặc Nguyễn Danh Phương (người An Lạc, Sơn Tây, oa chiếm Ngọc Bội chiếm giữ hơn 10 huyện vùng Tây Bắc, ông được phụng sai giữ chức, Dương Đạo (thuộc phủ Đoan Hùng, Sơn Tây) hiệp đốc lĩnh, quản hữu đội cơ, suất quân bản đạo cùng đốc lĩnh Thao võ hầu tiến công vào sào huyệt bọn chúng.


Tháng 10, phân sai thuộc tướng Đoan Nghiêm hầu (Bùi Thế Đạt, người Tiên Lý, Đông Thành, Nghệ An. 15 năm trấn xứ Nghệ An được thăng quan Đại tư đồ, phong công thần trí sĩ, phong phúc thần) lĩnh một chi binh giải vây Sơn Đông, được thưởng ngân bài 1 lá.
Lại sai ông giữ chức Tán lý đạo Sơn Tây hiệp cùng thống lĩnh Cần quận công (Đinh Văn Giai, người Hàm Giang, Cẩm Giang) Tiến vào sào huyệt giặc.


Tháng 12, nghịch tướng nống ra 2 huyện Thạch Thất, Yên Nam (thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây) tiến sát gần chốn Hoàn Kỳ (nơi Vua ở) ông được chuyển sang tiến đánh đạo Yên Sơn.


Tháng ấy, được sai làm Chánh sứ Bắc quốc rồi được triều hồi phụng thị (bên Vua)

Mùa hạ năm Đinh Mão (1747) phụng chỉ có cảnh bảo biên cương, không tiến đi xa, đổi Hữu thi lang bộ Hộ Nguyễn Tống Thất đi thay, chuẩn cho ông giữ chức Hữu thị lang bộ Binh.


Tháng 4 năm Mậu Thìn (1748) bọn Nguyễn Diên, Động tặc cùng bọn Ngô Trí Xương, Bắc tặc nống tới các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Đông Thành, chiếm giữ chổ ách yếu của đất Hoan Diễn. Nhận thư cáo cấp, ông phụng sai làm Đại sứ tuyên phủ xứ Nghệ An kiêm Tán lý quân vụ, quản trấn nội binh cùng Tham Lĩnh Lệ quân công hội phá các luỹ Quỳ Lăng (Đông Thành), Lãng Điền (Nam Đường) dẹp yên bọn chúng.


Tháng 10, hội triều thăng Hình bộ hữu thị lang.


Tháng 12, bọn giặc vùng núi Thanh Hoa nống xuống các huyện Nga, Tống, Thụy An xâm bức các vùng trọng yếu. Ông được sai hiệp trấn xứ Thanh Hoa hiệp cùng Thống quản lĩnh trấn nội cơ hội phá


Tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1749), bọn Ngụy Lãng Trung công chiếm cứ núi Tam Điệp, đặt các đồn Quang Chiêm, Hoà Bình, ông suất một chi thúc quân đánh bạt. Đựơc lĩnh chỉ phong thưởng.


Tháng 3, Ông cùng thống lĩnh Lân Trung hầu tiến phá Mục Sơn, Bái Thưởng – Tháng 4, hồi phá đại đồn. Khai Hoàng, bọn giặc bỏ chạy, chém đựơc nhiều tên


Tháng 7, bọn Ngụy Diên từ Quỳ Châu, Trà Lân (Nghệ An) nóng ra Nông Cống Lôi Dương, quan quân tướng tiền bộ đuổi chạy, Ngụy Diên lùi về giữ Thọ Xuân


Tháng 10, cùng Thống lĩnh Lâm Trung hầu tiến đánh Mông Sơn. Quảng Đĩa, gặp đại dịch chướng, lùi về Khai Hoàng, Ngụy Diên trở lại chiếm phá Thanh Hoa lưu thủ Kiêm trung hầu bỏ chạy. Ông cùng Lân Trung hầu đang đêm sao tới cứu viện, gặp giặc ở Phú Lý, Đông Sơn. Suốt ngày cài răng lựơc đánh nhau, đến đêm Ngụy Diên chạy trốn.


Tháng giêng năm Canh Ngọ (1750), triều hồi vì để thất thủ Thanh Hoa, bị biếm Đông các đại học sĩ


Tháng 11, Minh Vương tây chinh, ông được đặc sai Tán lý quân vụ hiệp cùng việp quận công (Hoàng Ngũ Phúc người Phụng Công, Yên Dũng, Kinh Bắc giám ban, làm quan Đại tư đồ, phòng công thần, hiệu Quốc lão , bao phong phúc thần) hộ giá tiên đánh đại đồn Đô Kỳ


Tháng 2 năm Tân Mùi (1751) tiến phá Ngọc Bội, tới bắt giặc Ngũ, được thưởng hai lá ngân bài, lại đựơc sai giữ chức Tán lý các đạo Hưng, Tuyên hiệp cùng thống lĩnh Thái tể Vực quận công (người Tương Trúc, Thanh Trì, Sơn Nam) giám ban trù hoạch chiêu thảo. Đựơc việc, tháng 10 phụng sai hiệp cùng Trấn thủ xứ Sơn Tây Đốc lĩnh Đoan Nghiêm hầu tiến đánh bọn Tương – Vâng bàn việc binh tây có công thắng Đô ngự sử Đô đài.


Tháng giêng năm Nhâm Thân (1752) cùng Vực quận công tiến đánh Vĩnh Đồng, hồi phá sào huyệt giặc, thu được thủ cấp Tưởng. Trở lại đánh phá Nguỵ Phủ Ngọc Lân, truy đuổi tới 2 châu Mai, Mộc ( thuộc phủ Gia Hưng) 3 tháng khải hoàn. Triều đình nghị sự, chuẩn phục chức Hữu thị Lang bộ Hinh


Năm Quý Dậu (1753) phụng chuẩn Thiêm ngự sử, lại lấy công giép giặc Tương thănh Phó đô ngự sử Ngự sử đài, đặc bàn dân lộc, điền lộc, thành lộc nối đời; Gia ban sắc mệnh 34 đạo – thưởng công tuỳ tùng.


Tháng 8, phụng sai Đốc lĩnh tướng quân đạo Thanh Hoa đi giẹp giặc, quản hữu dực cơ (cánh quân bên phải) xuất thị nội quan binh 17 đội, 9 cơ, 4 hiệu tiến đánh bọn cướp núi; phụng ban (được phát) 3000 quan tiền, 30 vạn hộc thóc.


 Tháng 9, được cấp chiến thuyền, theo đường thuỷ tiến vào Cao Mật.


Tháng 10, chia quân xuất 5. Đội 1 tả thắng cơ Đề trung hầu xuất tiên phong; Đội 2, Tiền dực cơ Phan Triều hầu, tả đội; Đội 3 Chính trung quân; Đội 4 Thị nội hầu cơ Vương Mộ hầu, hữu Đội 5, Tả dũng cơ Yên Minh hầu, hầu hiệu


Tiến vào Cẩm Thuỷ, Nguỵ Cừ chạy trốn trước. Quan quân truy đuổi qua Quan gia Tàm Châu, Mộc Châu, Mai Châu, ngang qua địa giới Lao Lung. (Quan Gia, Tàm Châu thuộc phủ Thành Đô, Thanh Hoa; Lao Lung thuộc Ai Lao; Man Lao có 5 xứ đều có vua, không có tướng thống soái – Từ xưa đã chưa thông chức cống; Ngôn ngữ, y phục đều khác với các mán khác.


Tháng giêng năm Giáp Tuất (1754) đến núi Tràng Lam (nhập Lao Lung đã 7,8 ngày) Đường núi hiểm trở, voi ngựa khó đi. Lại nghe tin bọn Nguỵ Cừ chạy trốn xa, bèn trở lại Mai Châu, trình bày với Tỉnh khải Phan Phái hầu cho người thay việc quân của bản đạo, rồi về cửa khuyệt trình diện (xem tờ khải điều trần về việc biên phòng).


Tháng 3, được lệnh vào cung phụng thị, được sai giữ chức giám thí thi Hội

Tháng 7, hộ tụng Minh vương xem xét dân tình.

Tháng 11 cùng quan binh hộ giá nhà vua đích thân giám thí Bắc cử trường.

Tháng 12, phụng khảo trấn pháp ở sông Nhĩ, được thưởng 20 lạng bạc.

Tháng 2, Ất Hợi (1755) hộ tụng Minh vương tới làm lễ ở Sài Sơn.

Tháng 5, Được sai giữ chức Hiệp trấn thủ Châu Bộ chính, xứ Nghệ An


Tháng 10 năm Bính Tý (1756) được triều hồi kinh, lại giữ chức Tán lí quan vụ hiện cùng Thống lĩnh Vực quận công tiến đánh giặc Vinh.

Tháng 1 năm Đinh Sửu (1757) cùng quan quân hộ giá nhà vua làm lễ tế Nam Giao

Tháng ấy, đem quân tới trấn giữ Lục Ngạn (thuộc phủ Lượng Sơn, Kinh Bắc) cùng Vực quận công giặc Hô Lao, tên Nguỵ Vinh bị bắt.

Tháng 2 ban sư khâm sai ‘tuần xước” (dạo quanh) trường thi Hội.

Tháng 10 thăng Hữu thi lang bộ Lễ

Năm Mậu Dần (1758) thăng Tổng tài quốc sử kiêm Quốc Tự Giám Tế tửu. Đổi quản thị hầu Kính tả đội. (Ông phụng mệnh Tổng tài, thấy sử cũ bề bộn, đã trứ tác “Việt sử bị lãm”, “Lịch triều hiến chương”, Đối xứng danh bút...đến nay thất truyền.

Mùa Xuân Canh Thìn (1760) thăng Lễ bộ Hữu (?) thi lang.

Tháng 3 thi Hội, con trưởng là Thuật Hiên công đậu Tiến sĩ. Con thứ là Đinh Hiên công trúng Tam trường

Tháng 12, cùng các quan trong bản văn của triều đình (từ Tả Hữu thị lang đến Đô cấp sự trung) vào Nội các ứng chế, chỉ bài phụ vinh Quan phu tử ( dung liên châu cách) chỉ có ông hợp cách.

Năm ấy, thắng Ta thi lang bộ Hộ được chuẩn vào bậc Nhập thị Kinh diên

Tháng 3 năm Tân Tỵ (1761) phụng luận thảo về công đánh giặc núi, thăng Độ ngự sử Ngự sử đài.

Tháng 7, thăng Công bộ Thượng thư, phụng chuẩn nhập thi tham tụng cùng Binh bộ Thượng thư Phan Trạch hầu (tức Nhữ Đình Toản giữ chức tham tụng từ năm Kỷ Mão) cùng chấp chính. Đổi quản thị hầu Nghiêm hữu đội.

Tháng 10 tiết trời ấm áp, phụng chỉ cùng Phan Trạch hầu khảo sát chính sự, sau khi trở về để xin “thiên ý” (ý trời – tức ý chỉ của vua chúa).

Tháng 11, đặt tả hữu chấp nhấp, ông được giữ chức Tả chấp pháp cùng Diễn Phái Bá ( tức Lê Trọng Hỗ, người Sơn Tây, là thân phu của Lê Quý Đôn, Tiến sĩ năm Giáp Thìn, làm quan tả thị Lang bộ hộ, về hưu, sau trở lại giữ chức Thượng thư bộ Hình, thọ trên 90 tuổi, tặng Hà quận công) coi xét việc triều chính.


Phụng phong tặng Cao tổ khảo Võ huân tương quân thần võ tư vệ quân vụsự tham đốc Khánh Trạch hầu;

Cao tổ tỉ, Chánh phu nhân Tằng tổ Chiêu nghị tướng quân thần võ tuấn về quân vụ sự Đề đốc Phương Trạch hầu Tỉ Chánh phu nhân;

Tổ phụ, Đặc Tiến kim tử vinh lộc đại phu hộ bộ thượng thư Thiếu phó Phụ quân công, Tổ mẫu, quận phu nhân;

Thân phụ, Đặc tiến kim tử vĩnh lộc đại phu lễ bộ thượng thư, Thái bảo Nhận quân công; Thân mẫu: Quân phu nhân;

Ngoại tổ, Đặc tiến phu quốc thượng tướng quân Tả Đô đốc đô đốc phủ Tăng quận công, bà là Quận phu nhân;

Nhạc phụ, Đặc tiến kim tử vinh lộc đai phu Đô đài ngự sử ngự sử đài, thiếu bảo, liên quân công, Nhạc mẫu, Quận phu nhân .

Tháng 12, sứ nhà Thanh đến sách phong, ông được lệnh đến Lạc Giao công quán tiếp đón. Ông lấy thơ tặng. Chánh sứ Đức Thận trai (Đức Bảo, đông Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, quận Đại lý tự khanh) cùng thưởng rất hậu, cả hai ông đều có : “hoá thiêm” (Danh tiếp , đề tên) và đề tặng 4 chữ “Dịch thế thủ hương”.


Tháng 4 nhuần năm Nhâm Ngọ (1762) Phan Trạch hầu xin từ võ chức, được chuẩn tả hiện điểm. Ông bèn giữ trọn hai chức một mình.


Tháng 10, phụng chỉ lấy sứ tịch các đời. Thủa ấy đã thống nhất, được lệnh cùng Huy quận công (người Kim Thành, An Định, Thanh Hoa, Đình Nguyễn Bẳng nhãn năm Giáp Thìn Bảo Thái (1724), Tham tụng Binh bộ thượng thư thiếu bảo Huy quân công. Trí sĩ. Trở lại làm quan, vào hàng “Ngũ lão”) sưu tập Cương mục, Cương gián cùng các nhà nho binh luận, hợp đính “Thiếu huý cực bản”, chuẩn bị ban hành nhưng chưa làm đã bỏ.


Năm Quý Mùi (1763) ông được thăng tiếu bảo. Tháng 6 xẩy ra một số tai biến lạ ông vâng lệnh cùng Viện quận công tới nơi xác minh, sức cho các ty thưởng phạt rõ, chọn 100 “chấp lượng” phát liễm. Ban nhà bài vào nghị chính đường. Tháng 3 Năm Ất Dậu (1765) Lập miếu Hữu cung. Ban đầu, An vương lập chính, theo cá tiền tổ khảo từ Lương Mục công Tấn Quan vương đều chưa nghĩ lập chính vương vì thờ tại Hữu miếu, để tham tụng Liêm quân công (Nguyễn Quý Đức, người Thiên Mỗ Tự Liêm, Sơn Tây, Đình Nguyên Thán hoa khoá Bính Thìn Vinh Trị (1676), lam quan tới chức Thiếu phó thượng thư, danh hiệu Quốc lão, tri sĩ, tăng Thái tể phong phúc thần) can gián định lại. Đến nay phục vị. Ông cùng bồi tụng Trụ Nhạc hầu (người Bảo Gia Định, Kinh Bắc TS khoa Tân Hợi Vĩnh Khánh, 1731, cùng anh là Trần danh Ninh trúng Hoàng giáp đồng bảng, làm quan tới chức Bồi tụng – Tri sĩ – tụng Thiêu bảo) Xin bỏ việc ấy.


Tháng giêng năm Đinh Hợi (1767) Minh vương qua đời, ông giữ chức Thượng thư Bộ Lễ kiêm Tri trung thư giám.

Tháng 5 Khâm sai đem kim sách ngọc tỉ tiến phong Tiết chế Tĩnh quốc công làm Nguyên soái Thống quốc Chính Tĩnh Đô vương.

Mồng 1 tháng 6, phụng chuẩn Nhập thi Tham tụng, tuyên 6 điều, cảnh giới thần dân.

1, Thân huân đại thần đường Thể quốc phụng công đều phải tuân quy củ;

2, Nội ngoại các ty, không được thờ ơ công việc, tham nhũng hà khắc.

3, Võ thân cần nghiên cứu phượng lực, vỗ về dân binh.

4, Các quan nội giám phải lo chu toàn việc kinh cẩn, trung thực, hiền hoa;

5, Quân sĩ nội ngoại nhất loạt tuân theo kỹ luật

6, Tất cả mọi tầng lớp nhân dân tuân theo lễ giáo, chăm lo chức nghiệp).

Ông được thăng Thiếu phó tước Xuân quận công; Chính thất được phong Quận phu nhân - Các con được mang danh hiệu Hoàng tín đại phu.


Thời ấy, bọn giặc Trấn Ninh nhân dịp cướp bóc các hạt Hương Sơn, Thanh Chương. Tướng coi đồn Hà Lẫm bỏ chạy. Tin từ biên phòng báo về. Ông tìm bắt Trấn tướng đã hành sự quái nghi, kéo về trấn doanh. Vua đặc mệnh cho ông ra làm Hiệp đốc đạo Nghệ An xuất Trung thắng quân doanh cùng trấn tướng Đoan quận công, dốc quân tiến đánh.


Để binh tây, quân lệnh tuyên rõ cho tướng sĩ, nhân đó xem xét địa thế tình hình vùng biên Nam Hà, chia lập đồn phòng ngự. Mọi việc cơ mật trong quân nhất thiết rõ ràng đâu vào đấy, cứ phép mà theo đó, thưởng phạt.


Soái tới Hương Sơn, giặc Cứ nghe tiếng, trông thấy chạy trốn Bắt đựơc Nguỵ quân công, tên là Côn, giam giải về Kinh sư - địa phương từ đó yên ổn.


Lại có bọn quấy nhiễu ở thượng du Hưng Hoá, ông phụng chỉ đưa các bộ về kinh.


Tháng 7, thăng Thái tử thiếu bảo, phụng khảo tư liệu, sử sách các quan văn, võ ở Trạch Các đình, lấy Lê Quý Đôn vào bậc 3. Qua tháng 9 tái khảo lấy Nguyễn Trọng Đang vào bậc 6.


Tháng ấy, phụng chuẩn coi Quốc Tử Giám xuât Tế tỉu, tự nghiệp. Ngày tới Thái học, họp mọi học sinh tới giảng kinh sử, lấy các ngày sóc, vọng (Mồng một, Rằm hàng tháng) làm bài.


Các ngày “tứ trọng” (15/2, 15/5, 15/8,15/11)/ÂL là ngày khảo thi ( làm bài thi). Đứng trên cao nghe tên biết được sự cân nhấc. Nho phong từ đó được khơi dậy. Ông được ban: “Tưởng tự danh lệ, Hàn lâm viện thị giảng”, các con đều được phong tước bà.


Tháng 8 năm Kỷ Sửu (1769) khâm sai cùng Bồi tụng Lại Bộ thượng thư Thuỵ Trạch hầu (tức Nguyễn Khánh người Lan Khê, Nông Cống, Thanh Hoá, con của Nông quân công Nguyễn Hiệu, Hội nguyễnTS khoa Quý Sửu Cảnh Hưng (.) . Sau khi ông qua đời, Nhập thị Tham tụng, quan Đại tư không Kháng quân cộng được phong công thần) dâng tặng Kim sách ngọc tỉ tiến phong Tỉnh Đô vương làm Đại nguyên soái Thượng Đô vương, phụng chuẩn huệ thăng Thái tử Thiếu phó.


Tháng giêng năm Canh Dần, được ban bốn chữ: “Phức khánh vĩnh tuy”


Tháng 5, phung chuẩn Tri Đông các.

Tháng 10, thăng Thái phó.

Tháng 12, thăng Thái tể tái thăng Đại tư không.


Tháng 10, năm Tân Mão (1771), ông giữ chức đốc tướng (một mình lãnh quyền hành) 10 năm, quyền vị rất lớn, xin trên cho nghĩ.


Nhiều lần dâng lên, mãi rồi trên cũng chuẩn cho nghỉ ngơi 3 tháng. Khi trở lại, gia tăng Đại từ đồ (Đại từ đồ, Đại ứ khấn, Đại tư không là ngôi đứng đầu nhất phẩm) ban một chương ngự chế và 12 cặp cơ thiếp. Tĩnh Vương tặng một bài thơ. Gia tử nhân lộc điền lộc 12 xã. Đồng triều văn võ tặng thơ tiền hơn 70 thiên. Lại được ban ba chiếc thuyền hải mã, quan quân theo đường thuỷ đưa tới. Ân điển rất hậu


(.) Niên hiệu này e chép nhầm. Bởi triều Cảnh Hưng (1740 – 1786) không qua năm Quý Sửu: 1733 hoắc 1793.

Tể tướng ban triều là Đại tư đồ trí sỉ, trước đây chức thường có

Tháng giêng Nhâm Thìn (1772) Phụng chỉ trở lại làm vịêc giữ chức nhập thị tham tụng, đổi sang Thượng thư bộ Hộ.
Tháng 10, Hộ bộ tả thị lang là Phụng đình bá (Võ Đức Thiệu) Tiến sĩ người Đan Luân, Đường An, Hải Dương) theo lệnh từ cửu khẩu biên giới về, Trình báo tình hình thổ dân Lạng Sơn tao loạn, ông lập tờ khải “dĩ tích pháp” (phương pháp cấp báo theo trạm gác nối nhau – liên hoàn) (từ Nghệ An – Thanh Hoa - Sơn Nam đến Kinh Bắc, mỗi trạm 18 tên lính, 1 phố hiệu 2 ngựa chuyễn tiếp công văn. từ Lạng Sơn về Kinh Bắc cũng vậy)


Tháng 4 năm Quý Tỵ (1773) Phụng sai Chưởng đốc dân chính.


Thời ấy, dân lâu ngày đựơc dịp, bình yên nhà vua muốn biết rõ dân số năm dân tình lệnh cho ông lo việc ấy.

Ông xin theo cách lập niên bộ thời Cảnh Trị (1663 – 1671) thi hành. Mấy tháng sau làm xong, từ đó tiện lợi cho việc theo dõi

Tháng 5, phụng chuẩn con trưởng giữ chức Phó Ngự sử Kiều Nhạc hầu nhập thị bồ tùng. Cha con đều ở trong chính phủ được ban bức đại tự gồm 4 chữ “ Nhi thần phụ tử” (Hai cha con vào hàng đầu các văn thư). Thật là vinh dự.

(Trước đấy, có Thân Nhân Trung, người Yên Ninh, Yên Dũng, Kinh Bắc Hội nguyên TS khoa Quang Thuận Kỷ Sửu (1469) đựơc tặng danh hiệu phó nguyên soái tao đàn; Trưởng nam là Thân Nhân Thân, TS khoa Canh Tuất Hồng Đức (1490), đựợc sung nhi thập bát tú (28 ngôi sao). Tạo đàn. Nay lại có 2 cha con đồng chính phủ).

Tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774) Trấn tướng Nghệ An Đoan quân công tấu lên: Thủ trại Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc xưng binh, chiếm cứ phủ Quy Nhơn, tiến vào Quảng – Thuận tình hình nguy cấp. Vương lệnh cho Hoa viện quận công làm Thướng tướng quân thông suốt tướng sĩ tới trứơc.

Tháng 11, Vương nam chinh, chia đại đội quân làm 4 đội. Ông vâng lệnh làm Tả tướng quân đem trung tiếp cơ và xuất các cơ đội Hữu về Hậu tướng Tả dũng hộ tụng cùng quan quân tập trận “Ngô – huyền – sinh – giác” vào dinh Tiến Sơn, đựơc thưởng 50 lạng bạc thỏi.

Tháng 12, đựơc sai tới Trấn doanh Nghệ An đốc xúc quỷ vận. Lại hiệp công công báo tin mừng, được sai tiến tiếp, đặc ban cho mở doanh, đổi Trung tiệp cơ làm Trung tiệp doanh và cấp cờ, ấn. Xuất 10 hiệu thuỷ binh tới Thuận Hoá làm quan Hiệp tán quân cơ cùng Hoa viện quận công tức khắc tiến thủ – và lãnh chỉ uỷ lão tướng sĩ.

Tháng 3 Ất Mùi (1775) cùng Việp quận công tiến đánh Quảng Nam. Vì đường núi Hải Vân hiểm trở phải theo thương đạo tiến vào.
 Tháng 7, qua đoạn hiểm trở. Thời ấy, quân Nguyễn Nhạc và quân của Bắc binh Tập đình hầu hợp chúng chống cự chung quanh sông Cẩm Lệ.

Ông cùng Viện quận công đốc xuất quan binh giáp kinh đại phá. Lại tiếp vào Cẩm Sa, quân giặc thua chạy. chết đuối rất nhiều. Quân quân thừa thắng triệt phá dinh Quảng Nam. Tập đình ra cửa biển Hải Chiêm, Nhạc trông Quảng Nghĩa về hiến 3 phủ Phú Yên, Quy Nhơn, Quảng Nghĩa.

Tháng 7, tiến đến Châu Ô, lại bị cảm bệnh Xin hồi quan điều dưỡng. Được nhà vua sai Hồng Trạch bá Võ Huy Đỉnh (người Mộ Trạch, Đường An, Hải Dương, vốn là môn thuộc của ông, Đồng Tiến sĩ khoa Giáp Tuất Cảnh Hưng (1754) về quán thăm nom và chuyển lời thăm hỏi của nhà vua.

Ngày 17 tháng 11 qua đời ở chính Tẩm thọ 68 tuổi.

Trước đó, đã có điều “Khánh tình phạm nguyệt”( ngôi sao khánh phạm cung trăng), nhà chiêm trình bảo, tướng tại ngoại đường ở quán phòng. Ông qua đời ai cũng bảo đó là điềm vậy.

Cáo phó: Triều đình coi ông là công thần ngôi cực phẩm, gia tăng tên Thuỵ là Trung Cần. Bao phong trung đẳng phúc thần, Huân du độ hiến đại vương. Hàng năm tế lễ theo hàng nhà nước (quốc tế). Vua Lê sai quan du tế; Tỉnh vương sai quan uỷ tế. Cấp tiền tuất 1000 quan.

Ngày 25/12, táng tại xứ Đồng Đài (thuộc địa phận Bảo Kệ, thừa Tốn khí (Đông Nam) nhập thủ (tay) theo Giáp sơn Canh hướng (Đông nghé ĐB- Tây ghé TN)

Thời ông còn tại thế đã đặt ruộng tế tự và dựng “sinh từ” (đền thờ khi còn sống) ở phía Tây làng Bảo Kệ) Năm Bính Thân (1776) được ban “quốc tế” (do Nhà Nước chủ viện thờ tự) cho ta chỉnh lớn, cấp dân 4 xã lo việc phụng sự.

Tính ông nghiêm trang, ai trông cũng kinh sợ: Thời trẻ có câu xuất đối:


“Bình đán ẩm trà nhấc bát”
 (Tẩng sáng uống một chén trà)

Ông đối ngay


“Lại niên thực lộc vạn chung”
(lớn tuổi hưởng muôn chung lộc)


Trong khi tập sự, từ chương của ông đều có khí thế đài các. Các nhà trí thức đều cho là có nhiều hứa hẹn.

Buổi đầu vào triều nhận lệnh, đánh dẹp các đạo trong ngoài đều có tiếng tăm “Xuất tướng - nhập tướng” Ra chiến trường là tứng võ – vào triều là tướng văn) hơn 20 năm. Từ đó, người đời coi trọng. Học vấn văn chương, người coi là “thủ chính” (đúng đắn). Triều đình có đại chế, nhiều hơn xét chọn tôn làm bậc thân sĩ; Họ ta, ông là vị đứng đầu Đại khoa, tướng văn kiêm tướng võ. Trước tác của ông có “Trung quân liễn vịnh” “Xuân đình tạp vịnh”, “Việt sử bị lãm”

Năm Canh Tý Cảnh Hưng (1780) con trưởng thứ của ông đầu có công với nươc nên đã gia phong (trung tặng) 4 chữ: “Khoan – Hoà - Mẫu - Đạt”

Năm Quý Mão (1783) đặt ban ngân sách, tấn phong “Nhị tự công vị xuân nhạc công” gia phong “Thượng đẳng phúc thần” và 6 chữ;
“Kinh – Luân – Khang – Tế - Đức – Vọng” và cấp thêm “Dân tạo lệ” – (dân phu dich)

Chiêu Thống nguyên niên (1787) gia phong 6 chữ

“Tài - Trí -Anh - Đặc - Cảnh -Lượng”

Năm Thành Thái thứ 6 (1894) trứ phong;

“Đoan túc Dưc bảo trung hưng chỉ thần”

Năm Duy Tân thứ 3 (1909) chuẩn y phụng sự như củ.

Năm Khải Định 9 (1924) gia tặng quang ý trung đẳng tôn thần

Chính thất, bà Đặng Thị Dương con gái thứ 2 cụ Tri phủ Đặng Nhã Trực người xã Uy Viện.

  ( Cụ huý là Vinh, thi Hương trúng Tứ trường; Thi Hội trúng Tam trường, tái trung Hoành Từ, đã trải qua chức Tri huyện, Tri phủ, thọ 82 tuổi).

Bà sinh năm Quý Tỵ Vinh Thịnh (1713) tháng 10, ngày 11, giờ Tỵ. Người đoan trang nhan sắc tính thông mẫn làm thứ sử, nữ công trinh xảo – lên tuổi 16 sinh

Hoàng Mẫn công Nguyễn Khản

Nữ; Thị Cẩm (Lên 14 tuổi qua đời, ngày 24/3 kí tại chùa)

Bà Chính Thất, năm Mậu Tuất đựơc phong Nhụ nhân, năm Bính Dần, đựơc phong phu nhận; Năm Định Hợi (1) giả phong quân phu nhân.

Bà lo việc nhà có phép. Việc tế tự tiếp khách bà cực kỳ tiêm tất sạch sẽ. Thường yêu chăm sóc con cháu. Sau khi ông qua đời bà thay ông dẫn dắt con cháu đến thành người. Làng xã, họ hàng đều trọng cái đực của bà

Năm Kỷ Hợi. 1779, 67 tuổi, trên lấy Quân Mẫn công và Trung Mẫn công đưa quân ra ngoài. Đặc biệt, Quang Mẫn cộng đựơc triều kiến, uỷ lao ban thưởng rất hậu.

Tháng 11, Bà cảm bệnh, được ban thuốc thang bổ quý điều trị, lại sai Trung sứ thăm hỏi ngày vài ba lần.

Ngày 24/12 (năm ấy bà qua đời)

Phó văn:

Nhà vua cất ngân tiền gấm lụa sai quan chế y khâm lượng quan quách và làm các lễ trọng. Và cấp tiền cúng. Lại ban cho trưởng tôn, công quản hầu giữ chức Kinh tiền đội, tức trực tang thứ.

Mùa xuân năm Canh Tý (1780), Hoàng Mẫn công phụng chỉ về kinh, trình xin về lo việc chôn cất. Bà đựơc ban tên ban thuỵ Trang Đôn; Được cấp quan thuyền cùng quan binh thắng trung ngũ đội theo đường thuỷ hộ linh về an táng. Ngày đưa lính cửu xuất thuyền, trong thi từ các phi tần, ngoài thì tới văn võ quan binh 13 đạo, đều đặt lễ phúng viếng.

Ngày 03/7 táng vào xứ Đan Phổ

Ngày ấy, được vua ban tế phẩm thái tể theo vinh điển (cấp nhà nước) mà đương thời chưa có lệ ấy.

Năm Quý Mão (1783) đặt tứ bao phong ôn thục từ dụ quận phu nhân, được tế theo lễ bậc Trung đẳng phúc thần. Ấy là một đặc ân.
Năm Tân Tỵ Minh Mệnh (1821) cải táng đưa bà về bên trái của phần mộ ông, cùng hướng.


Á thất Đặng Thị Đười (Đoài) là em ruột của bà cả sinh năm Ất Tỵ Bảo Thái 6 (1725) năm 15 tuổi đã sinh nở “ Năm Ất Sửu Cảnh Hưng (1745) sinh Trung Đình Công (Nguyễn Điều) sinh vào giờ Ngọ ngày 18/5/ Ất Sửu (1745) sau khi sinh bà bị bệnh qua đời vào ngày 11/8, năm 21 tuổi Mộ táng ở Đông Hung địa phận Trung Xá, Đan Hải, Thừa Ngọ khí (chính Nam) theo Đinh Sơn Quý hướng (Nam nghé TN – Bắc nghé ĐB)


Bà được phong tặng Tự phu nhân. Năm Quý Mão nhận có con là Trung Định công quý lập công, bà được gia tặng Quận phu nhân.
Trắc thất, Trần Thị Tần con gái thứ 3 của Trần công, làm Câu kệ ở Hoa Nhạ (Lộ) Đồng Ngạn, Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)
Sinh vào giờ Giáp ngày 3/7 năm Canh Thân Cảnh Hưng nguyên niên (1740)


Bà sinh 4 trai:


Nguyễn Trụ

Nguyễn Nễ

Nguyễn Du

Nguyễn Ức


Và 1 gái:

Thị Diên gả cho Võ Trinh, quan Hữu tham tri Hình bộ, Chánh sứ Bắc quốc, Thái Sơn Hầu.

Tháng 6 năm Ất Mùi, Tuấn Nhã công Nguyễn Trụ con trưởng của bà, rỗi tới tháng 11, Trung Cận công nối tiếp nhau qua đời. Bà ngày đêm thương xót bổ bệnh

Ngày 6/7 năm Mậu Tuất (1778), bà qua đời, ở Kinh thành, năm 39 tuổi.

Bà đựơc tặng Đoan nhân (tòng nhật phẩm) thuỵ Trang tiết.

Năm Đinh Mùi Chiêu Thống 1787, con trai thứ của bà là Quế Hiền công Nguyễn Nễ có công, bà đựơc gia tặng Liệt phu nhân (chánh nhất phẩm)

Con rể đồng thời quý hiển, Phúc ấm sánh bằng chúng bạn anh em. Phúc bà thiếp thật hậu, hiến thấy.

Trắc thất, Nguyễn Thi Xuyên, người Hoàng Mai, Yên Dũng, Kinh Bắc.

Sinh năm Quý Tỵ Cảnh Hưng 1773.

Sinh 1 trai: Nguyễn?

2 gái..

Thị Yên gả Thái Sơn hầu, làm thứ thất:

Sinh trai tên là Bính

Tư Viên gã cho Lý Trần Thức, sinh 1 con tên là Nha. Tái giá giải nguyên Tào xá, sinh 1 con tên là Cơ.

Bà tạ thế ngày 21/12/ Ất Mùi thọ 57 tuổi

Trắc thất Nguyễn Thị Xuân, con gái ông họ Nguyễn, giữ chức Câu kê ở Tiên Sơn, Yên Nông, Kinh Bắc

Sinh năm Tân Dậu cảnh Hưng (1741)

Bà sinh 2 trai;

Nguyễn Trứ

Nguyễn Nghi

1 gái; Thị Trinh gã cho Lý Trần Quỹ, Tri phủ phủ Thượng Hồng, người Vân Canh, Tự Liêm , Hà Nội

Bà tạ thế năm Ất Mão, Cảnh Thịnh thọ 55 tuổi.

Trắc thất, Phạm Thị Diễm, sinh năm Quý Hợi Cảnh Hưng (1743) người Hải Lộ, Nam Chân, Sơn Nam.

Sinh 1 trai Nguyễn Kinh và 4 gái

1 Thị Chỉnh, gả cho Lê Quý Tá, giải nguyên, người Diên Hà, Sơn Nam.

2, Thị Ngoạt (Nguyệt) gã cho Đặng Quốc Đống con trưởng của Thái Nhạc bà người Uy Viễn. Sinh 7 trai: Kính – Nhược – Việt – Nga – Mông – Tiêu – Miêu.

3, Thị Tuyết, lúc đầu làm cung nhân của Đoan Vương, sau gã cho Định Công Trinh phiên thần Hưng Hoá.

4, Thị Ninh gã cho vệ Uý Võ Thạch

Trắc thất, Hồ Thị Ngạn, sinh ngày 21/1 năm Quý Hợi, Cảnh Hưng (1743) con gái thứ 2 của Huấn Đạo Hồ công, người Hoa Viên.
Sinh 1 trai: Nguyễn Nhưng.

Bà qua đời 10/2/ nam Giáp Tuất thọ 72 tuổi. Hiệu là Mẫn Huy nhân. Táng ở xứ Cồn Trửa, địa phận xã Tạ Ao.

Trắc thất Hoàng Thị Cẩu, Sinh Nam Quý Hợi Cảnh Hưng, 1974 người Giáp Đông - Đan Hải, sinh 1 trai: Nguyễn Soạn.