nguyendu.com.vn
Loading...

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

NGÂN HÀNG DỮ LIỆU VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Truyện Kiều mãi là dòng chảy văn hóa nhân văn trong tâm thức người Việt

Để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng tìm hiểu, nghiên cứu làm phát lộ những giá trị tinh túy của tác phẩm Truyện Kiều. Đồng thời để quảng bá, tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Đại thi hào Nguyễn Du.

Từ đầu thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh đã có câu nói nổi tiếng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Trải qua hàng trăm năm với biết bao dâu bể từ khi Đại Thi hào Nguyễn Du viết ra, Truyện Kiều vẫn mãi lay động tâm trí hàng triệu triệu người trên khắp thế giới. Có thể nói chưa có một áng văn thơ nào của Việt Nam được truyền tụng, thấm đẫm nhân văn trong đời sống xã hội như Truyện Kiều.

Hơn 200 năm qua, Truyện Kiều với vị trí là "tập đại thành của văn học cổ điển nước nhà" đã tồn tại xuyên suốt với chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc. Đúng như suy nghĩ của bạn, Truyện Kiều gắn bó với mỗi người dân Việt ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời trong tiếng ru à ơi của bà, của mẹ…

Truyện Kiều cũng là tác phẩm không phân biệt người đọc, vừa mang tính bác học, hàn lâm, vừa dân dã, gần gũi. Người nông dân vừa cày cấy vừa say sưa trích đoạn ít câu Kiều; chàng lính trẻ chao mình trên cánh võng Trường Sơn ngâm Kiều trong những năm chiến tranh lửa đạn; bao thế hệ giáo viên, học sinh vẫn miệt mài giảng dạy, học tập Truyện Kiều…

Có một câu chuyện hết sức cảm động là trong nhà lao trước ngày xử án, Lý Tự Trọng đã xin một cuốn Kiều để đọc, để ngâm; gần đây, tại Bình Dương có một người làm nghề chăn nuôi lợn đã dành dụm vốn liếng xây dựng một "Vườn Kiều" "có cây cổ thụ, có hoa bốn mùa"…

Có thể nói, cho đến nay ở nước ta chưa có một tác phẩm văn học nào có tầm ảnh hưởng sâu rộng như Truyện Kiều. Do yêu Truyện Kiều mà nảy sinh nhiều loại hình nghệ thuật, văn chương như tập Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều...; thậm chí còn dùng Truyện Kiều để bói toán vận hạn tốt xấu (bói Kiều). Truyện Kiều được dựng thành phim, đưa lên sân khấu tuồng, chèo, cải lương và cả hợp xướng nữa; một số họa sĩ, kiến trúc sư còn minh họa bằng thiết kế, tranh vẽ; lại có cả một cuốn từ điển để học giả, người đọc tra cứu điển tích, ngữ nghĩa…

Mặc dù Truyện Kiều ra đời cách đây mấy trăm năm nhưng các nhà xuất bản hàng năm đều in với số lượng lớn và được nhân dân đón đọc thích thú. Truyện Kiều đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc... Năm 1926, dịch giả người Pháp Rơ-ne-cry-sac khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào" và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc".

 

VIDEO TƯ LIỆU

Di sản văn hóa