nguyendu.com.vn
Loading...

Đóng góp của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm với nền giáo dục thời Lê - Trịnh.


Trong lịch sử giáo dục Việt Nam thời phong kiến, đã có nhiều vị đỗ đại khoa từ Phó bảng, Tiến sĩ đến Bảng nhãn, Trạng nguyên người Hà Tĩnh từng được cử giữ chức Tế tửu Quốc tử giám như Nguyễn Khản, Hà Công Trình, Phan Ưng Toàn ... Một trong những bậc thầy danh tiếng đó là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm.
 
Đền thờ Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm
 
Nguyễn Nghiễm đỗ nhị giáp tiến sỹ vào năm Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3(1731). Bước đường hoạn lộ thăng tiến rất nhanh đến tột cùng chức vụ dưới triều Lê - Trịnh. Với sự nghiệp giáo dục ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng nền giáo dục giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, góp phần đào tạo ra nhiều thế hệ hiền tài cho đất nước.
 
Năm 1744, ông vào Nghệ An, sung chức Tham thị. Tham tri quân vụ và kiêm Quân cơ Tĩnh Trấn. Trong thời gian này, ông mở trường cho sĩ tử tập bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) cũng có đến tập bài trường Nguyễn Nghiễm. Vì thế, sau này La Sơn Phu Tử luôn coi mình là học trò của ông.
 
Về giáo dục khoa cử Đàng Ngoài đương thời cũng còn nhiều bất cập, do thể thức thi cử thường xuyên bị thay đổi, quan trường không nghiêm túc, tệ “ nộp tiền thông kinh”, thuê người thi hộ, tham lam hối lộ...vẫn tồn tại dai dẳng khiến cho khoa cử thế kỷ XVIII thực sự rối ren, bất kỳ ai, dù là “ người làm ruộng, người đi buôn, cho chỉ người hàng thịt, người bán vặt, cũng đều làm đơn nộp tiền xin thi cả. Ngày vào thi đông đến nổi giày xéo lẫn nhau, có người chết ở cửa trường. Trong trường thi, nào mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy, không còn biết phép thi là gì. Những người thực tài, mười phần không đỗ một” (Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, tr31).
 
Chúa Trịnh Sâm từ khi kế vị, với sự thông minh, quyết đoán, tinh tường và tầm nhìn chiến lược, tiến hành đợt cải cách sâu rộng về giáo dục khoa cử bảo với bầy tôi:
 
Trường học là nơi giáo dục nhân tài. Đế vương đời xưa không ai không cho việc học là việc trước mắt. Nước nhà ta, các bậc thánh vương nối tiếp trị vì, phép giáo dục rất đầy đủ, chọn người hiền, dùng người đức hạnh, thu được khá nhiều nhân tài. Ít lâu nay, thể văn dần dần biến đổi, học trò đục gọt tô điểm câu văn đã thành thói quen. Nay cần nghỉ cách thay đổi tệ cũ, khen thưởng, bồi dưỡng cho học trò trở thành người giỏi để thu lấy công hiệu được nhiều người có tài” (Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 43,tr13).
 
Trịnh Sâm đã chọn cử trọng thần Nguyễn Nghiễm là người có kiến thức sâu rộng, công tâm, mẫu mực có tâm huyết tham gia chấm các kỳ thi hương, thi hội và tuyển chọn, đề bạt các quan lại dùng người tài.
 
Theo “Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả ghi” tháng 7 năm  Đinh Hợi (1767), ông được thăng Thái tử thiếu bảo và vâng lệnh sát hạch các quan văn võ ở Văn Trạch Các, chọn lấy bọn Lê Quí Đôn ba người. Tháng 9, chúa Trịnh Sâm cử Nguyễn Nghiễm giữ chức Tri Quốc tử giám, giúp các quan Tế tửu tư nghiệp, Vũ Miên kiêm chức tế tửu, Lê Quý Đôn, Phan Lê Phiên đều giữ chức tư nghiệp” hàng ngày tới nhà Thái học tập hợp các sinh viên giảng dạy kinh sử. Quy định: cứ ngày mùng 1, ngày rằm thì tập làm văn, cứ đến bốn tháng “Tứ trọng” (tức tháng 2- Trọng Xuân); tháng 5(Trọng Hạ), tháng 8 (Trọng Thu), tháng 11(Trọng Đông), thì khảo duyệt y theo phép thi, ai trúng cao thì kê tên kêu lên, cân nhắc bổ dụng. Chúa Trịnh Sâm sai Nguyễn Nghiễm phải đích thân ra bài cho học sinh luyện tập. Hỏi về đạo cai trị xưa nay không được chuộng lời văn mới lạ, cốt lấy người biết thuật kinh luân chính sự, chứ không cần văn chương đẽo gọt”…vì thế mà việc học hành trong thời gian này rất phát triển.
 
Đối với quê hương mỗi khi thầy Nguyễn Nghiễm về thăm quê, đều tổ chức giảng văn, bình thơ, dạy học tại nhà Văn Miếu, học trò xứ Nghệ đến nghe giảng rất đông.
 
Xuất thân từ khoa bảng, làm quan to đến chức tứ trụ triều đình (Tể tướng) của triều Lê - Trịnh, Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm là nhà giáo, nhà sử học, địa lý, bưu điện...đã để lại những trước tác như: “ Việt Sử bị lãm” là một trước tác chuyên biệt và nổi tiếng về lịch sử nước ta có giá trị về sử liệu, có tính bách khoa để lại cho đời sau, giúp cho công tác nghiên cứu về văn hóa, chính trị xã hội nước ta thời phong kiến.” Trung quân liên vịnh”; “ Xuân đình tạp vịnh”; “ Cổ lễ nhạc chương thi văn tạp lục (bài nhạc chương: Chiêu tổ Khang vương); Với kiến thức sâu rộng về địa lý có “Lạng Sơn Đoàn thành đồ chí (Địa chí); “ Khổng Tử mộng Chu công”(Phú)... cùng các tập thơ văn được lưu trữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm như: “Lê triều bát vận phú”;Thịnh thế giai văn tập”;” Việt thi tục biên”...
 
 Xuân Quận công là bậc “sư biểu” góp công không nhỏ trong việc dạy dỗ và đào tạo nhiều nho sinh xuất chúng cho nước nhà như: La Sơn Phu Nguyễn Thiếp, tiến sỹ Ngô Phúc Lâm, Phan Kiểm Thụ, Nguyễn Huy Quýnh, Vũ Huy Đinh, Nguyễn Khản…đặc biệt ông còn là bậc huân thần danh vọng, bậc thầy của vua Lê Hiển Tông. Ông đảm nhiệm nhiều cương vị ở trường Giám, từ Quốc Tử Giám Tư nghiệp, Quốc Tử Giám Tế tửu, Tri Quốc tử giám, Nhập thị Kinh Diên. Bằng sự tâm huyết, nổ lực cùng quyết sách xác đáng mang tầm chiến lược của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, Nguyễn Nghiễm đã góp phần không nhỏ trong việc chỉnh huấn lại truyền thống học hành khoa cử yếu kém trước đó. Sự thay đổi một cách triệt để và mạnh mẽ, dứt khoát của triều đình Lê-Trịnh giai đoạn này thực sự đã đem lại nhiều thành quả tích cực cho nền giáo dục khoa cử, tuyển chọn nhân tài đương thời. Có thể khẳng định thành tựu ấy có được, không thể không ghi nhận vai trò của người đứng đầu Quốc Tử Giám là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm.
 
 
Lê Vân

 


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website