nguyendu.com.vn
Loading...

ĐỌC VĂN CHIÊU HỒN CỦA NGUYỄN DU


Trong nền thơ Việt-nam ta từ trước, có một tác phẩm rất độc đáo về đề tài, hầu như là duy nhất, nói đến những người chết, nói đến cái chết dưới trăm nghìn tình thế, chưa có bài thơ nào mà lại tập trung nói đến những hồn người chết như vậy — và thực chất lại là sự ôm trùm rộng rãi những người sống — đó là bài Văn tế thập loại chúng sinh, hoặc gọi là Văn chiêu hồn, của Nguyễn Du.

Nguyễn Du đã biết dùng cái phong tục «tháng bảy ngày rằm xả tội vong nhân» có đã lâu đời, dùng cái tục lệ cúng tế người chết trong ngày Rằm tháng bảy rất quan trọng cả năm được một rằm tháng bảy, cả thấy được một rằm tháng giêng — đề nhân đó làm một bài văn tế cúng âm hồn; Nguyễn Du hầu như là làm hộ cho các thầy phù thủy; bởi trong dịp ấy người ta rất cần một bài đề đọc và cúng; nhưng thực chất là mượn một yêu cầu của phong tục làm cớ để nói cái chủ nghĩa nhân đạo của mình, nói sự quan tâm của mình đến vấn đề chết sống, đế một lẫn nữa lại đặt cái cầu hỏi day dứt mà thời đại ấy không trả lời được: "Kiếp người ! kiếp người ! kiếp người ! ".

Một câu thơ, theo cảm nghĩ của tôi, bao trùm lấy tất cả bài Văn chiêu hồn là : "Đêm trường dạ tối tăm trời đất" ; cái lớn lao của bức tranh Nguyễn Du họa, cũng là ý ấy; toàn bài toát ra : "đêm trường dạ tối tăm trời đất"; trời đang chuyển vần mưa gió bão như trong một số đoạn kịch bi tráng nhất của Shakespear; đến cả trời đất cũng đặt lại vấn đề kia mà! Shakespear nói: " trải đất bị lay đến tận gốc" , mỗi đầu bài thơ đã « mưa dầm sùi sụt», một cơn rét thổi về toát, buốt đến cao độ:

Toát hơi may, lạnh buốt xương khô

rồi trong bài thơ gió mưa sấm sét đùng-đùng, trời xâm xam mưa gào gió thé, khi âm huyền mờ mịt trước sau; hình tượng "cảnh buồm mây chạy xé gió đông" dựng lên trước mắt ta một mặt biển sóng cồn lên dữ dội như núi, một chiếc thuyền chạy rất nhanh trong gió cuốn, buồm nghiêng hẳn như sát xuống mặt nước, và thực tế chiếc thuyền ấy đã (câu thơ tiếp theo):

Những câu trích dẫn trong bài này, tôi đã chọn trong tất cả những bản Văn chiêu hồn tôi đã sưu tầm dược, và gặp những trường hợp lời văn khác nhau, thì ở mỗi bản tôi đã lấy những câu nào, theo ý tôi, tôi thấy là hợp lý nhất, hay nhất còn riêng tôi thì không tự minh  sáng kiến  ra một câu mới nào.

Gặp cơn giông tố giữa giòng,
Đem thân chôn rấp vào lòng kình ghê !

Trên cái nền mưa gió sấm sét tối tăm âm huyền ấy của trời đất, thì xã hội cũng đang xáo trộn để đặt trở lại vấn đề, mà đặt một cách không ai ngờ trước được :
 

Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở,

chỉ trong phút chốc mà đã lay đổ, ngả vỡ rầm rầm, rồi tên rơi đạn lạc, góc bề bèn trời, vào sông ra bề, mạng người như rác, một lần nữa lại « đạn lạc tên rơi », trôi nước lũ, lây lửa thành...; trong khi trời đất và xã hội đang xóa đi để làm lại, và chẳng biết sẽ làm ra cái gì? Chẳng thấy làm lại cái gì cả, chỉ thấy xóa đi !  thì những con người bị nghiến đi trong cái máy khổng lồ mù và điếc : máu tươi lai láng, xương khô rụng rời, thịt nát máu trôi, nắm xương vô chủ, ngọn lửa ma trơi, tiếng oan văng vẳng, đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc, trăm loài ma mồ nấm chung quanh! Màu sắc thì xám, mờ, và tối; âm thanh thì thét, khóc, và than ; động tác thì thất thều lang thang, lôi thôi bồng giắt...; một lũ «quỉ không đầu đón khóc đêm mưa»; đây là một bức tranh, một tình cảnh rất có tính cách sếch -xpia, trong đó một trái tim lớn, trái tim Nguyễn Du, đang đập. Giá trị tích cực của Văn chiêu hồn chẳng phải ở cái câu ghê gớm đó sao: <Đêm trường dạ tối tăm trời đất! », hiểu nghĩa gần trong đoạn văn, thì là cái đêm của âm phủ chẳng có đầu cuối ; nhưng nếu đã chẳng có đầu đêm, cuối đêm, chẳng có lúc đậm đêm lúc nhạt đêm, chỉ là một màn tối tăm duy nhất, thì làm gì có trời có đất nữa? cho nên cái nghĩa xa của câu thơ là cái đêm của dương gian có đất có trời, cái đêm của xã hội, cái đêm của thời đại . Câu thơ này, bài thơ ấy cỏ giá trị tích cực đối với chúng ta, vì nó triệt đề nói cái tối tăm của những xã hội cũ người bóc lột áp bức người, do đó rút ra một kết luận : là phải triệt để toàn tâm toàn ý xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa của chúng ta; cằn phải diệt cái « đêm trường dạ tối tăm trời đất» ấy của để quốc Mỹ muốn gieo rắc ở những nơi chúng còn tạm chiếm ở miền Nam ; rộng hơn nữa chúng ta là những kẻ tử thù hiện nay của cái «đêm trường dạ tối tăm trời đất» ấy bất kỳ nó còn cố kẻo dài ở đâu trên trái đất này! Chúng ta đây kiên quyết đánh đế quốc Mỹ, vi ta đã giác ngộ chân lý, được Đảng ta giáo dục, và có thể nói thêm : kiên quyết vì chúng ta đã đọc Nguyễn Du, không thể nào quay trở lại với những đen tối, tối tăm mà Nguyễn Du đã nát ruột xẻ gan tố cáo đến tột cùng đau đớn hơn ai hết !

Lại nổi bật trong Văn chiều hồn bốn câu thư lớn rộng Nguyễn Du tổng kết những đau khổ vô tận của những người lao khổ xưa nay; họ sống đói, đến ruột héo khô, họ sống rét, mà cứ sống đói rét một chiều mãi như vậy, và như vậy không phải là ngắn, mà là trong mấy muôn năm (nói theo chúng ta, thi là từ khi xã hội loài người bắt đầu có giai cấp):

                                                                                           Sống đã chịu một bề thảm thiết,
                                                                                           Ruột héo khô, da rét căm căm,
                                                                                           Dãi dầu trong mấy muôn năm
                                                                                           Thờ than dưới đất, ăn nằm trên sương...

Chúng ta cảm ơn Nguyễn Du trong cái hạn chế ở thời đại minh, đã vượt lên nhìn với cái tầm lịch sử loài người, từ một vị tri thông cảm với quần chúng như vậy.

Nguyễn Du là người đã viết những bài thơ chữ Hán Phản chiêu hồn-Thái bình mại ca giả, sở kiến hành. Tâm hồn Nguyễn Du không hề xa lạ với những đói khổ, chết chóc, đau đớn, tủi nhục ở trên đời. Văn chiêu hồn là mượn dịp cúng người chết để thổ lộ những gì Nguyễn Du canh cánh trong trái tim, một lòng nhân đạo sâu sắc, rộng lớn đến cỡ của kiếp người, của số phận con người, loài người. Văn chiêu hồn mang cái hồng tâm của Nguyễn Du, và cũng mang những hạn chế của tâm trí Nguyễn Du ở thời đại của ông.

Ta hãy lần xem từng hạng một trong « Mười loài là những loài nào » của Nguyễn Du (thực tế là Nguyễn Du đã nói riêng đến mười ba loài, và sau đó nói gộp chung đến rất nhiều người chết khác.

Nguyễn Du đã nhìn theo cách nhìn của Phật, mà không thể nhìn theo con mắt của giai cấp đấu tranh; ông đã nhìn một cách từ bi hỉ xả, tất cả đều là «chủng sinh » so với Phật là đức Phật); chúng sinh thì đều ở trong biến trầm luân, vòng luân hồi, đứng về giòng giống lưu truyền ở trên đời, thi « con vua lại làm vua, con nhà chùa thì quét lá đa », nhưng vào trong cái chết rồi, thi lại theo một trật tự khác, một trật tự khắt khe theo qui luật nhân quả, vua có thể tùy theo đức, tội, mà đầu thai làm ăn mày, thậm chí làm súc vật.

Mặt khác, trong bài Văn này, Nguyễn Du không chiêu tế tất các người chết, mà chỉ chiều tể những người chết cô hồn, những «hồn mồ côi », không có ai cúng lễ, ví dụ không nói đến hồn tất cả các vua chúa, mà chỉ nói đến những vua chúa chết thất thế, thành cô hồn vô tự ; đổi với các giới khác, cũng như vậy.

Bốn loại nói đầu là vương gia, công nương, quan văn lớn, quan võ lớn; Nguyễn Du không coi được họ là giai cấp thù địch của quần chúng, mà chỉ mới giơ cái gương lịch. sử cho họ soi, nhưng có thể nói rằng Nguyễn Du cũng đã lấy cái chết má cảnh cáo họ. Trước nhất là loại mưu bá đồ vương; không phải là vua từ trong trứng, mà « trí những lăm cất gánh non sông », đang còn tranh hùng; tự nhiên chúng ta nghĩ đến trường hợp điền hình của Sở Bá vương Hạng Võ, hiền hách vô địch một thời, tranh thiên hạ với Lưu Bang, đến khi vận cùng thất thế đã phải tự đâm cổ chết trên bờ Ô-giang, bọn tướng Hán cắt lấy đầu, và giành nhau năm người được năm phần xác Hạng Vương, chắp lại thấy ăn khớp, và đưa đi lĩnh thưởng !

Giàu sang càng nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rụng rời;
Đoàn vô tự lạc loài nhéo nhóc,
Quỉ không đầu đón khóc đêm mưa,
Chọ hay thành bại là cơ,
Mà cồ hồn biết bao giờ cho tan !

Lối hành văn của ta xưa thiếu gãy gọn rõ ràng, lại thêm ở trong thơ phải dìm bớt chữ, làm hại cho mạch lặc, nên đoạn này đã gây ra một cách hiểu là : những người mưu bá đồ vương bị thất bại, bị chết chém, thì hóa làm "đoàn vô tư" và "quỉ không đầu". Theo ý tôi, đoạn này nên hiểu : chữ làm chủ cho cả đoạn là chữ "cô hồn", ngươi mưu bá đồ vương bị chết chém đã hóa thành, một " cô hồn biết bao giờ cho tan ", cô hồn ấy lúc sống giàu sang đã mang oán với hàng vạn người bị chết vì cuộc tranh đoạt núi sông của y; y đã gây ra hàng đoàn người chết không cỏ ai nối dõi: " đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc " là cũng vì y, và " quỷ không đầu đón khóc đêm mưa " là đón y, đón cái cô hồn của y mà đòi đầu, đòi mạng, đòi nợ; cho nên cô hồn của y không thể đi đầu thai đôi kiếp được. !

Loại thứ hai là những nàng công chúa lá ngọc cành vàng. Tại sao cũng là con vua cháu chúa mà không nói đến hoàng tử, lại chọn công nương ? Vì nói đến công chúa, điên hình thê thiết hơn cho sự mỏng manh yếu đuối; khi họ vua này lên thay họ vua khác.

                                                                                             Một phen thay đổi sơn hà
                                                                                            Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu ?
                                                                                            Trên lầu cao, dưới dòng nước chảy,
                                                                                            Phận đã đành trâm gãy bình rơi.

Từ trên lầu cao nhảy xuống chết, đó là một cách quyên sinh của phụ nữ nhà quyền quí, người ta còn nhắc đến cái chết theo lối ấy của nàng Lục Châu ; còn trẫm minh theo dòng nước chảy thì trong các truyện có nhiều. Đau đớn nhẽ không hương không khói

                                                                                             Luống ngẩn ngơ trong cõi rừng sim.
                                                                                             Thương thay tay yếu chân mềm.
                                                                                             Càng năm càng hẻo, một đêm một rầu

Những người con gái « thiên kim » ấy, nếu tước bỏ cái địa vị xã hội của họ đi, thì họ chẳng còn làm nên gi tốt; trong Kim cổ kỳ quan có kể chuyên một người con gái đẹp bị một tên công tử lưu manh chòng ghẹo không được, chơi khăm lột mất đôi giày nhỏ như đôi chim sẻ của cô ta chúng ta hãy nhớ tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc (nhà quyền quí) xưa; thế là mỹ nhân khóc ròng ờ giữa đường, không đi được một bước nào nữa  sống mà bị loạn lặc, mất cương vị  xã hội, thì những người con gái ấy cũng chỉ đến «luống ngẩn ngơ trong quãng rừng sim » khóc không biết lối ra; chết trong cảnh loạn lạc, hồn của bọ cũng chỉ đến « luống ngần ngơ trong cõi rừng sim»; chữ cõi biến khoảng rừng thành mênh mang và từ rừng sim thực hầu như thành rừng sim hư, rừng sim để cho những cô hồn lạc vào tha thần; rừng sim chứ không phải rừng khác, vì "đói lòng ăn nửa trái sim" (ca dao), hái sim ăn cho đỡ đói.Ở trên nói " mảnh thân chiếc lá ", ở dưới nói  "càng năm càng héo, một đêm một rầu", lá héo đi, lá rầu thêm ; nhưng câu thơ tám chữ này còn vượt phạm vi số kiếp của một người hay một giới người; vô hình trung, nó nói đến số phận của một xã hội dưới một chế độ, chỉ có càng ngày càng tàn suy, khép lại và giam hãm mọi người trong cái lồng chết kéo dài của nó. Đoạn thơ này có thể nói về những công chúa, cũng có thể nói về những đại tiểu thư.

Loại thứ ba là quan văn lớn.

Loại thứ tư là tướng võ lớn. Chữ  " bài binh bố trận" đã được nhân dân đem ra dùng để nói đùa những trẻ con bày bịện trò chơi choán rất nhiều chỗ; Nguyễn Du đã gọi các tướng võ phong kiến là như thế; họ tham cái ấn nguyên nhung nguyên soái đến có thể đổii mạng mình; trừ nhưng vị đánh giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, còn thi chẳng qua :

Rãi thây trăm họ làm công môt người.

Tuy nhiên đối với các tướng võ cũng như đối với những hạng mưu bá đồ vương, Nguyễn Du chưa ố ghét bằng đối với các quan văn to. Chúng ta còn nhớ tảc giả Truyện Kiều đa mở màn   cho Hồ Tôn  Hiến vào sân    khấu một cách trịnh trọng oai vệ đến thế nào :

Có quan ứng đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài
Đẩy xe, vâng chĩ đặc sai,
Tiện nghi bạt tiễu việc ngoài đổng nhung.

 Hai câu dưới chất đầy nói chữ, như lá Hồ Tôn Hiến tự xưng và trưng bày tất cả danh hiệu, chức vị của hắn ; càng oai lộ hết ra ngoài lời, thi lại càng: lố bịch; thật là Nguyễn Du cù không cười. Ở đây:

                                                                                                 Kìa những kẻ mũ cao ảo rộng
                                                                                                 Ngọn bút son thác sống ở tay,
                                                                                                 Kinh luân găm một túi đầy
                                                                                                 Đã đêm Quản, Nhạc, lại ngày Y, Chu.

 Hai câu sáu tám đường bệ khoe khoang, nhưng câu bảy mơ đoạn đã đổ trước đi tất ca bằng một cái vái chào ngay « những kẻ mũ cao áo rộng».

Bọn này là một duộc với con cái của Tần Cối, kẻ đã dùng cái « ngục bằng chữ » để giam hại Nhạc Phi; muốn cho ai chết thì chết, cho ai sống, thì sống, chỉ cần vẩy ngòi bút chấm soa phê mấy chữ ! — Đối với bọn mưu bá đồ vương dẫu sao những kẻ này cũng còn phải tranh hùng, xây dựng ra một « sự nghiệp » nào đó ; còn bọn Quản, Nhạc, Y, Chu giả vờ này thì chỉ lợi dụng mũ cao áo dài mà làm bậy, trong lòng Nguyễn Du đặc biệt ghê tởm bọn quan văn gian thần nhiều mưu chưởc này; cho nên đối với hạng trên, Nguvễn Du mới nói ở mức :

Giàu sang càng nặng oán thù

còn đối với bọn dưới, tác giả nói lên đến mức tố giác nặng nề, cảnh cáo gay gắt:    

        Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm
              Trăm loài ma mồ nấm chung quanh.     

Chung quanh nhà cua bọn quan văn lớn này, toàn nổi lên những sóng mồ nấm. mả của những kẻ chúng giết bao vây lấy chúng! Đối với hạng trên, Nguyễn Du còn cho họ một cái thể thống «thành bại là cơ»(cơ trời); đối với bọn dưới thì chẳng có thề thống gí, chỉ thấy chúng «lầu cao viên hát tan tành còn đâu », chúng đã xa xỉ cao sang hưởng thụ. Đối với hạng trên, chỉ nói :

Mà cô hồn biết bao giờ cho tan.

Đối vời bọn dưới:

Cô hồn thất thểu dọc ngang
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh,


Nguyễn Du bắt cô hồn bọn chúng phải đeo nặng những oan uổng chúng gây ra, đến nỗi phải đi ngả nghiêng thất thểu, như chúng bị xích vào tội ác !

Loại thứ năm là hạng làm giàu, «tiền chảy bạc ròng ». Rõ ràng là Nguyễn Du đã coi nhẹ bọn này. Nguyễn Du đã không đứng được ở vị tri những, nông dân bị bọn đại hào phú bóc lột tô tức đến trơ xương, hoặc ở vị trí những  người dân thường, những tiểu thương, tiêu chủ, trung nông..., bị bọn cho vay nặng lãi, bọn chủ hiệu cầm đồ (hãy nhớ hiệu cầm đồ của Tiết phu nhằn, mẹ của Tiết Bàn và Tiết Bảo Thoa trong Hồng lâu mộng') bóc lột cũng đến bần cùng hóa; mà Nguyễn Du đã đứng nguyên ở vị trí « nhà quan » cùa mình, n hìn bọn «trí phú » này bằng một con mắt trên nhìn xuống, vẫn thấy họ nhỏ bẻ đi, không thấy hết những tội ác của bọn này ; đây đúng là một hạn chế của Nguvễn Du. Ngụyễn Du thương hại cho họ, mà không thấy cần phải thù họ. Nhưng mặt khác, tác giả‘cũng đã lấy cái chết là chỗ lớn của Nguyễn Du ; tuy là tiểu nhi, nhưng Nguyễn Du cũng coi như một đơn vị người, một cả thể người, một linh hồn người như mọi linh hồn người khác; càng yếu đuối trứng nước, Nguyễn Du càng thương. muốn bồng bế xót xa ; theo xúc cảm của Nguyễn Du, cái mầm linh hồn ấy hãy còn u ơ tiếng khóc; tay còn u ơ tiếng khóc mà đã biết vui sướng khổ đau!

Văn học là một trường đời, đọc thơ văn hay, tự nhiên ta liên hệ với những kinh nghiệm bản thân đã thu lượm được, do đó mà những tác phẩm lớn mới lộ được hết cái sâu sắc. Bài Văn chiêu hồn của Nguyễn Du không phải đợi ta đầy lùi trí tưởng tượng vào quá khứ, , đến  hàng trăm năm trước của xã hội cũ thì mới thấy hay; riêng tôi, chi mới biết một số cảnh đời hai ba chục năm trước Cách mạng, mà mỗi khi đọc, hoặc nhớ lại Văn chiêu hồn, càng thấy thấm thía. Tôi không quen ai mưu bá đồ vương hay quan văn, quan võ lớn, nhưng thời còn nhỏ, tôi đã được biết những người làm giàu. Dọc theo bến sông và vạn Gò-bồi và quanh một vùng xã Tùng-giãn, huyện Tuy-phước (Bình-định), thuở ấy sao mà những người làm giàu lại chuyên là những người đàn bà góa : trên Xa có bà Sáu Nhen, được Khải Định thưởng kim tiền ; dưới chợ có bà công, trước lấy Khách ; ở một cái nhà tối om om và nổi tiếng hà tiện, ăn mắm mủt dòi là bà Tám Thương, bao nhiêu tiền để cho con là ông xã Kỷ cất nhà lầu ở bên kia sông; nhưng <điền hình nhất là bà Bảy Mận, trước lấy một ông chủ có tàu sà-lúp chạy, nên cũng gọi là bà Chủ tàu, và do đó được gọi chệch là bà Chúa tàu; con mụ này béo chảy mỡ, mở hiệu cầm đồ và cho vay nặng lãi; những năm đói kém, bao nhiêu văn khế ruộng, bao nhiêu mâm thau, nồi đồng là chui vào nhà nó; của cải một vùng cứ tìm đường mà đến bà Bẩy Mận; mụ ta bỏ tiền dựng một cái chùa thờ Phật, khi mụ ta chết, không có con.

Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên, để dành phần cho ai ?

Cả một vùng, trong mấy năm liền vẫn cứ còn kể chuyện không phải giai thoại mà xú thoại về đứa con nuôi và thằng cháu gọi cô ruột của mụ tranh «cướp gia tài, kiện cáo không dứt:

Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được môt đồng nào đi.

Những câu thơ Nguyễn Du làm sống lại trong trí nhớ tôi những kẻ làm giàu như thế.— Tôi lại nhớ lại những nhà nho, thầy đồ nghèo ở Nghệ — Tĩnh đeo khăn gói đỏ đánh đường vào tận Bình-định, đến Gò-bồi tìm thăm thầy tôi, ông tú dạy học trò nhỏ nhưng bữa cơm thầy tôi đãi khách. cỏ muối vừng, rau luộc, dưới một ánh đèn tôi tối, —- sao cái xã hội cũ buồn thế ! —- các nhà nho ấy vào Nam làm thầy dạy học, thầy thuốc, thầy địa lý, có khi ca thầy phù thủy nữa biết bắt quyết vẽ bùa ; có người làm cả bốn nghề ấy mà không đủ sống ; thỉnh thỏang lại ngâm với thầy tôi : « Nam nhi đảo thử thị hào hùng !», hoặc « Nhất nhật thanh nhàn nhai nhật tiên!». Nhưng Nguyễn Du ở chỗ này đây : một lần, có một nhà nho như thế chết ở xóm dưới, thầy tôi đi lo tang ma; từ xứ Nghệ khách văn chương ấy « mấy thu lìa cửa lìa nhà», vì không đù tài đề cắm rễ được một chỗ cho sâu, lấy được vợ đẻ được con, nên cứ ở được ít lâu lại đi «tri thân » nơi khác, đúng là «dọc hàng quán phải tuân mưa nắng», trong xã hội cũ, đúng là «bãi tha ma kẻ dọc người ngang» ; những người như vậy có Nguyễn Du thương, có những kẻ như thầy tôi thương.             

Sau khi nói riêng từng kẻ một về mười ba loại «chúng sinh», Nguyễn Du tiếp đến nói dồn về những kẻ chết khác, và bút pháp thay đổi,, cho ta một cảm nghĩ về nhiều sự rỏi ro tai nạn trên đời, chuyện xảy ra như bỡn, mà người chết thì chết thật  càng gây cho ta một nỗi tức tối: sao mạng người lại rẻ đến thế :

                                                                                             Kia những kề chìm sông lạc suối
                                                                                             Cũng có người sẩy cối sa cây,
                                                                                             Cổ người leo giếng đứt giây,
                                                                                             Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành ;
                                                                                             Người thì mắc sơn tinh thủy quái,
                                                                                             Người thì vương nanh khải ngà voi;
                                                                                             Có người hay đẻ không nuôi,
                                                                                             Có người sa sẩy, có người khốn thương...

Trong Văn chiêu hồn, toàn nói về những ngườì chết, nhưng thật ra những người chết rồi ấy vẫn sống, và thật ra là Văn chiêu hồn nói về cảnh đời. Do tín ngưỡng ngày xưa, cha ông ta cho rằng thế phách chết, chứ linh hồn vẫn còn, vẫn cần ăn uống, vẫn biết thương yêu; nàng Cúc Hoa trong truyện Phạm Công Cúc Hoa còn từ dưới mộ hiện lên bắt chấy cho đứa con gái nhỏ của mình, khi hai anh em nó trốn nhà ra đi, đến ngồi bên mộ mẹ.—Măt khác, tôi muốn hiểu rằng trong Văn chiêu hồn những người chết rồi vẫn cứ còn sống, bởi vi họ đã sống uất ức, sống không được thỏa, cho nên chết rồi, họ vẫn cứ như.sống; cha ông ta xưa nói: « oan hồn, hồn hiện », họ còn oan, còn ức, còn chưa giải quyết được cho họ, cho nên họ kêu oan, họ đồi mạng, họ đòi đền! Họ chết đói, cho nên họ còn đòi ăn > họ chết rét, cho nên họ còn đòi ấm; họ chết cực khố, cho nên họ còn đòi sung sướng 1 Đó là món nợ mà xã hội, hay là Trời, là Đất gì đó còn phải trả cho họ !.

Những cô hồn ấy ở khắp nơi đều có, miễn là nơi ấy vắng vẻ đìu hiu; nếu là chợ, thì là đầu chợ, và lúc chợ không có ai họp, cầu nọ quán này cũng vậy, lúc không có ai qua, không có ai ngồi, lúc bơ vơ  nhất. Tác gỉa gợi cái man mác, dật dờ; những nơi hoang vu, những thời gian lạnh vắng, hay những cô hồn lạc lõng thì cũng là một thể thống nhất :

                                                                                        Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
                                                                                        Hoặc là nương ngọn suối chân mây
                                                                                        Hoặc là điếm cỏ bóng cây,
                                                                                        Hoặc là cầu nọ quán này bơ vơ.
                                                                                        Hoặc là nương thần từ phật tự,
                                                                                        Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông,
                                                                                        Hoặc là trong quãng đồng không,
                                                                                        Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau che.

Người thi sĩ có một thứ giác quan nhìn những cái tưởng tượng như là cổó thật, nhìn cái vô hình hóa ra hữu hình; mấy câu thơ nói về người chết mà lại rất sinh động, như họ đang giắt đang đi thành một dãy dài ;

                                                                                         Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn
                                                                                         Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra
                                                                                         Lôi thôi bồng trẻ giắt già...

Những phụ âm "L" đều có trong ba câu thơ (lánh, lặnt lẩn, lôi)  thêm hai phụ âm «TH» đi theo hai phụ âm "L" (lần thẩn, lôi thôi) phối hợp với hai vần «ẩn» và hai vần"a" làm cho ba câu thơ có một cấu tạo âm thanh thống nhất, liền nhau như một câu dài; từ lôi thôi lại vẽ ra hình tượng quần áo xộc xệch, người cao kẻ thấp, ho lại bồng bế dắt díu nhau, như dính với nhau thành một thôi ; từ lẩn thẩn vừa nói nhịp chân đi chậm chạp vừa nói tâm trạng thần thơ ngơ ngần. Rõ ràng là họ đi như họ đã từng đi khi còn sống, chỉ có khác là bây giờ họ sợ tiếng gà gáy, báo hiệu khi dương thịnhr mặt trời lên. Không những- họ đi như thế trong không gian mà tác giả còn muốn nói họ đi như thế trong thời gian, «trong mấy muôn năm » họ đã khổ như thế. Nhưng họ bồng trẻ giắt già, họ yêu thương đùm bọc lấy nhau, họ có tình có nghĩa, ho đầy tình ngườì, rõ ràng là họ đang sống !

Phần cuối bài thơ trở lại nhớ đây là một bài văn tế một  bài  văn cúng, cho nên phải làm nhiệm vụ đó. Tôi tưởng tính chất của bài thơ đã nằm tất cả trong những lời gợi cảnh thê lương dương gian, thê lương âm phủ đoạn đầu, rồi trong thân bài nói đến chúng sinh ; tất cả hồn vía bài thơ là nằm ở đó ; « văn tế » chẳng qua là mượn cớ, mượn trường hợp rằm thảng bảy, đó là dịp tốt nhất có thể nói đến những cô hồn, và mượn những cô hồn đề nói đến những kiếp người. Cho nên những câu như :

                                                                                       Tiết đầu thu, lập đàn giải thoát
                                                                                       Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi.
                                                                                       Muốn nhờ đức Phật từ bi
                                                                                       Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương.

Thực chất là đóng một vai trò đưa đẩy. Nguyễn Du có tin đạo Phật chăng nữa — điều này không thấy rõ lắm trong Truyện Kiều, mặc dầu trong ấy có nỏi nhân duyên v.v.; Nguyễn Du, theo tôi nghĩ, cũng tin đạo Phật như một thứ tôn giáo đã hóa thành của bình dân .trong xã hội, như một thứ triết lý mà một nhà trí thức phong kiến không thề nào không nghiên cứu, suy nghĩ, chứ chưa đến mức thành phật tử, tin đồ ; nhưng giả sử như Nguyễn Du có sùng Phật chăng nữa, thì vấn đề chính đã được diễn đạt bằng mực đen giấy trắng trong Văn chiêu hồn vẫn là vấn đề kiếp người, vẩn đề những con ngươi, hơn nữa, vẫn. là vấn đề đời sống của những con người : tạị sao họ phải chết khổ thế? họ làm thế nào đề sống đây? chứ không phải đặt vấn đề bản thân sự chết, ví dụ như trong văn học Âu châu thường đặt.

Ba lần « Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ — Nhờ đức Phật   thần  thông quảng đại — Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh » láy lại như một lời tụng kinh ; cả mười sáu câụ đầu của phần cuối là nói những lời mà ai vào cửa Phật cũng đều nói như vậy ; « vạn cảnh đều không », dường như không có cách giải quyết, giải thích nào hơn thế nữa trong một xã hội không tìm thấy đường ra. Trong đoạn này, có hai câu mà càng nghĩ càng thấy đau xót:

Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương
Linh kỳ mộit lá dẫn đường chúng sinh.

Theo tín ngưỡng, thì có một vị bồ tát cầm một lá cờ dẫn đường cho chúng sinh, đó là Tiêu Diện đại vương. Trong cả bài thơ này, bàng bạc một yêu cầu, là yêu cầu được dẫn dắt, được đưa đựòrng chỉ lối cho đi, cho ra ; yêu cầu ấy khần thiết đến nỗi, nếu không giai quyết đươcc thật sự, thì cũng đành giải quyết một cách vu vơ vậy! Chúng sinh cần một lá cờ- để trông đó mà bước, thì không có gì hơn là linh kỳ một lá cờ của Tiêu Diện đại vương !Riêng tôi, ngày còn là học trò tôi đã thấy lá linh kỳ ấy ỏ' những; đám « xô giàn » của Hoa thương, lập lên những ngày rằm tháng bảy ở trước Chùa Bà tại Qui-nhơn hơn ba chục năm về trước. Các thày sư tụng kinh, gõ chập cheng trước tượng một người mà đồng bào gọi nôm na là ông Tiêu Diện, bằng giấy rất cao lón, mặt đen rằn ri, trên đầu có hai cái sửng, miệng có một cái lưỡi rất dài, rơi xuống đến chân, và trong tay — tropg tay cằm một linh kỳ ! Đồng bào khảo nhau, đặt giá trước, lúc « xô giàn » đem hóa vàng ông Tiêu Diện, ai mà giật được cải lưỡi ấy đem bán thi sề được trả giá cao, vì cải lưỡi ấy đã có phép ở trong, chữa được bệnh. Ấy cái ông Tiêu Diện đó về sau tôi được biết là ông cầm cờ dẫn đường cho chúng tôi, cho chủng ta ! Thật đau xót biết chừng nào, nếu không phải là buồn cười. Đau xót đến thê lương, đến uất ức, đến chết là cái yêu cầu được dẫn đường, mà không có ai dẫn đường cả, phải đặt ra Tiêu Diện đại vương, và người tưởng tượng ấy lại cứ « nhơn nhơn » như là thật !

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo

Nguyễn Du đã nói rõ đây là «vâng lời» của tập tục mà lập đàn chẩn tế; nhưng trước cái đàn đã lập, thi người đứng khấn là cả một tấm lòng thành, một tấm ỉlòng thương:

                                                                                         Của có chi bát cháo nén nhang
                                                                                         Gọi là manh áo thoi vàng
                                                                                         Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên

Diễn đạt người chết như họ đang còn sống thật, Nguyễn Du đối với họ cũng thật ân cần như đối với những con người biết xúc cảm : « Của có chi... .Gọi lả... Giúp cha làm của.. », và nếu của sơ sài tượng trưng quá, thì xin «.phép thiêng biến ít thành nhiều » ! Nguyễn Du xin lỗi mãi về sự it ỏi quá của bát cháo, trước hằng hà sa số những cô hồn đói ăn trong bao đời: « Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu! ». Ớ đây, cái tính giai cấp trong bản thân Nguyễn Du vô tình buột ra lời, hầu như tác giả không đề ý, tác giả đã bị gia đinh, xã hội giáo dục về tôn ti trật tự phong kiến đến thành một thiên tính:

Ai đến đấy dưới trên ngồi lại

Dù là cô hồn rồi, vẫn cứ còn kẻ dười người trên, ngồi theo trật tự dưới trên ; nhưng ở dưới, Nguyễn Du lại nói:

Trên nhờ Tôn giả chia đầu chúng sinh, đến lúc ăn, thi lại « chia đều » ; thật là mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn vô tình ấy phải chặng là mâu thuẫn giữa câu trên là quan niệm Nho giáo : trật tự xã hội khắt khe, với câu dưới là quan niệm Phật gỉáo : chúng sinh đều bình, đẳng trước Phật ?

Đọc Văn chiêu hồn, vời sự lập đàn chẩn tế ngày rằm tháng bảy, theo cái lối liên hệ của tôi, tôi đã nhớ những « xô giàn » ở Qui-nhơn, trước Cách mạng. Hoa kiều cúng Phật, cúng Bà ở trước Chùa Bà, và dựng một cái giàn, trên ấy đặt rất nhiều cỗ cúng : cả mực khô, bánh mì, bánh rùa, bún tàu... được bày biện trưng lên rất nổi ở trên giàn, cỏ cả một con lợn sống ở trên nữa. Hàng ngàn người ở dưới nhao nhao chờ xem và có những người chuần bị chờ cướrp, trong đó có thằng em ruột của tôi, do hoàn cảnh gia đình, nó bỏ « đi hoang ». Mấy hồi trổng dỏng lên, các cỗ của Phật ở trên xô xuống, ở dưới này chúng sinh cướp, cướp đi giật lại ở trong tay nhau. Em tôi kề lại : — «Mấy ngày trước hôm đó, em, thằng Bằng và mấy đứa nữa (cũng  đồng cầu bơ cầu bất với em tôi) đã bảo nhau: «Chúng mình là cô hồn sống !" Trống đã tùng ! tùng! tùng! Lúc đó em nhắm mắt lao vào như nhảy xuống biển , không còn kể ai đánh mình , cố dành giật thật nhiều chẳng biết là thứ gì nữa, cứ vơ lấy, rồi em và mấy đứa đi trước thằng Bằng đi sau cản hậu, chạy ra khỏi đám xô giàn... ». Ai đâu xa, em tôi đã là một cô hồn sống; chính em tôi cũng đã sáng mắt lên nhìn cái lưỡi của ông Tiêu Diện, lấy được thì cổó tiền mua cơm !— Văn chiêu hồn đã khiến tôi nghĩ giây mơ rễ má ra nhiều cảnh đời như trên tôi đã kể.

Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu

Ở thời đại ấy, trước ta ngót hai trăm năm, Nguyễn Du thành thật không bỉểt tại đâu mà đàn bà lại đặc biệt khổ tập trung khổ đến thế. Rộng hơn, Nguyễn Du không biểt tại sao mà xã hội khổ đến thế. Bây giờ chúng ta không trách Nguyễn Du về sự mù mờ ấy, bởi vì Nguyễn Du còn sinh trước cả cách mạng tư sản dân quyền (1789) ở châu Âụ.

Cái mù mờ, cái hạn chế của Nguyễn Du trước, chính là cái vui sướng của chúng ta hiện nay ; chúng ta sáng suốt do được chủ nghĩa Mác — Lê-nin soi đường; nào có phải nhờ’ đến Tiêu Diện đại vương mò mẫm cho nữa ! Nguyễn Du kêu gào ở trong bóng tối, cũng là phát hiện bóng tối cho ta ; Nguyễn Du nói đến cái đêm trường dạ ấy làm khổ người ta đến củng cực rồi ; đó là hiện thực phê bình; đó là một bản tố cáo gắt gao về đói rét, tật bệnh, chiến tranh phong kiến giành giật đất đai, mưu ma chước quỉ cua bọn quan lớn, về thân phận người đàn bà, về số phận của người bình dân ; do sự phong phú của đề tài, mà cả một xã hội người diễn qua trước mắt ta ; có thể nói mỗi tiếng đau thương cũ của Nguyễn Du hiểu ngược trở lại, là một lời chúng ta ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa của mình. « Anh em thiên hạ, láng giềng người dưng », cái xã hội cũ ghê gớm biểt chừng nào, mỗi người chỉ biểt mình và thân thích, bà con, láng giềng mình ; ngoài nữa là người dưng, là « bàn dân thiên hạ », ai chết mặc ai, nói theo tiếng khu Năm, là « mặc kệ nẫu ». Câu thơ ẩy chẳng dùng được đề ngược lại ca ngợi làng xóm hợp tác hóa của miền Bắc nước ta hiện nay sao?

Còn trái tim lớn của Nguyễn Du, một tấm lòng chứa được bấy nhiêu tinh thương nhân loại ! Tinh thương ấy có chỗ xô bồ, lẫn lộn như đối với vài loại kẻ thuộc giai cấp bên trên ; nhưng phần lớn, căn bản là dành cha những người bị cực khố, oan ức, đói rẻt, đau đờn, từ người bị bọn vua quan bắt lính, đến ngưòi mắc oan ờ tù rạc thân, đến ngưòi hành khất « cũng một kiếp người », từ người đẻ non đến con bé chết yểu, từ người đứt giây rơi xuống giểng chết đến người bị cọp ăn...

Bài thơ này có nhiều câu thơ đúc lại một tư tưởng, hầu như một châm ngôn: «Giàu sang càng nặng oán thù», « Rãi thây trăm họ làm công một người», phần lờn câu thơ đều tạc trong ngôn ngữ dưới khía cạnh nổi bật nhất:

Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng v-v...

Ta hãy thử đọc mà xem, đọc như một lời tố cáo cái xã hội hiện nay ở miền Nam của Mỹ—Diệm, Mỹ — Khánh, Mỹ—Ký và Mỹ — gì nữa; ôi! quả khứ bóc lột áp bức vẫn chưa chịu chết một cách dễ dàng, vẫn còn cố mọc thêm đầu mới sau khi đã chết; những tội ác của Mỹ — ngụy, những cảnh khổ của đồng bào ta dưới ách của chúng còn gấp mấy lần ở trong Văn chiêu hồn. Chúng ta là những hảo hán, những chiến sĩ đi đánh bóng tối của -đế quốc Mỹ cái « đêm trường dạ tối tăm trời đất» của đế quốc Mỹ cố kéo dài cũng không thể kéo dài được mãi; đấu tranh gay go, quyết liệt, ghê gờm, nhưng nhất định «đấu tranh này là trận cuối cùng! » trên đất nước miền Nam. Thắng lợi của chúng ta là điều mơ ước hàng trăm năm trước của Nguyễn Du; Nguyễn Du đòi hỏi ánh sáng ! ánh sáng!


Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website