Nói cho đầy đủ thì Chữ nghĩa Truyện Kiều là công trình nghiên cứu nghiêng về văn bản học, bao gồm các thao tác sưu tầm, tập hợp, đối chiếu tiu liệu; khảo chứng và chú giải các từ ngữ, điển tích; khào sát ngữ nghĩa của từng từ, từng cụm từ và đặt trong phong cách Nguyễn Du - văn cảnh Truyện Kiẽu sao cho khoa học, chính xác nhất.
Xét trên phương diện kết cấu, tập sách được triển khai ở ba phần chính. Phần thứ nhất "Tìm hiểu chữ nghĩa Truyện Kiều qua bản quốc ngữ đàu tiên của Trương Vĩnh Ký" chính là việc khảo chứng lại bàn phiên âm sớm nhất sang chữ Quốc ngữ (bản in Nhà nước. Sài Gòn - 1875). Ở đây học giả Nguyễn Quảng Tuân chỉ ra những sai làm về lỗi chính tả, về cách phiên âm (đặc biệt do lựa chọn âm sai ở những chữ tự dạng giống nhau nhưng âm đọc lại khác, chẳng hạn sự nhầm lẫn giữa Trăng - lưng, ngài - người, bụi- vùi), và những chữ phiên âm sai hẳn, hoặc hiểu sai ý thơ, chú thích sai lạc các điển tích, điển cố ... Phàn thứ hai "Tìm hiểu chữ nghĩa Truyện Kiều qua quyển Tự điển Génibre”chù yếu khảo sát việc chuyển dịch thi phẩm sang tiếng Pháp. Nguyên cớ việc dịch sai thường do không hiểu đúng các tiếng đồng âm, do việc phiên âm sai chữ Nôm, đo viết sai lỗi chính tà, do chép lầm chữ trong câu thơ hoậc hiểu sai nghĩabóng (tr.65-82)... Phần thứ ba "Tìm hiểu chữ nghĩa Truyện Kiều qua các bản Nôm và Quốc ngữ từ đàu thế kỷ XX đến nay" có thể được coi là phần trọng tâm của cuốn sách (tr. 83-206), vừa nêu lược sử những chữ đã phiên âm sai, bị giải thích sai, và quá trình hiệu đính ở nhiều văn bản sau này cũng làm lẫn theo.
Có thể khẳng định được rằng, vấn đề "chữ nghĩa Truyện Kiều" đã được luận bàn sôi nổi ngay từ khi tác phẩm mới xuất hiện trên vãn đàn; cho tới ngày nay còn tiếp tục được tìm hiểu, và chác chắn sẽ không bao gỉờ có được lời giải cuối cùng. Điều này có nguyên cớ bòi văn bản thủ bút của tác giả không còn, các bản chữ Nôm lại "tam sao thất bản" nên chữ nghĩa khác xa nhau, cho đến khoảng ba chục bàn phiên âm, biên soạn, chú giải bằng chữ Quốc ngữ lại càng nảy sinh những khác biệt lớn. Nếu đem so sánh tất cả các văn bản này lại với nhau thì dễ chừng không có một câu nào trong tổng số 3254 câu thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du là không có dị biệt lớn nhỏ, kể từ một tới vài ba chữ. Chính vì lẽ đó , để tiếp cận "trận đồ bát quái" chữ nghĩa Truyện Kiều sao cho đạt hiệu quả, học giả Nguyễn Quảng Tuân đã lao động khoa học nghiêm túc, tập hợp đầy đủ mọi nguồn tư liệu văn bản. Trên cơ sở đó, ông phân lập thành từng khu vực đối tượng > bản Quốc ngữ đầu tiên cửa Trương Vĩnh Ký, bản dẫn theo Tự điền Génibrel và các bản Quốc ngữ thuộc thế kỷ XX - từ đó xử lý vấn đề chữ nghĩa theo các loại hình kiểu dạng sai lầm khác nhau. Với kiến văn sâu rộng, ngoài việc chỉ dẫn lại những câu chữ sai ở một số văn bàn - đặc biệt ở những bản phiên âm khai phá như của Trương Vĩnh Ký - mà sau này phần lớn đã được khắc phục, ông Nguyễn Quảng Tuân còn sử dụng các nguồn tư liệu bổ trợ khác (như soi sáng nội dung từ nguồn gốc Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, các loại từ điển và kiến thức khoa học chuyên ngành...) giúp cho cách hiểu, cách đánh giá của mình có cơ sở vững chắc. Tiêu biểu cho cách làm này là việc ông biện giải chữ "hức" trong câu thơ "Thú quê thuần hức bén mùi" (tr. 103-107) thật hết sức sinh động, có lý có tình (một chữ mà học già uyên bác Đào Duy Anh cho rằng phải là chữ "vược" mới đúng; điều này được cụ Đào xác nhận thêm một lần trong tập hồi ký Nhớ nghỉ chiều hôm, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh - 1989, tr. 167; rồi đồng thời lại được cụ tiếp nhận và sửa sai; xin xem Từ điển "Truyện Kiều", Nxb. KHXH, Hà Nội - 1989). Hơn nữa, qua việc soi dọi lại các trường hợp phiên âm sai, lý giải sai câu chữ Truyện Kiều, Nguyễn Quảng Tuân đã giúp bạn đọc hình dung rõ hơn nguồn gốc kiểu cách sai, tức là giải quyết lại một vấn đề cho kỹ lưỡng, cho đầy đủ ngọn ngành, chỉ ra cái hay của sự hiểu đúng theo cách lập luận riêng. Nhiều khi qua những kiến giải thú vị, ông còn bất ngờ phát hiện ra những câu chữ mới, nằm ngoài phạm vi khảo sát của nhiều người khác. Chẳng hạn, ở câu thơ 1092 thường chỉ có các dị bản: Đóa trà mi đã ngậm trăng nừa vành, Đóa đồ mi đã ngậm trăng nửa vành Đóa đồ ‘(hay trà) mi đã ngậm gương nửa vành, đã được ông biện giải sáng tỏ chữ "đồ" đúng hơn chữ "trà", chữ "tráng" chuẩn xác hơn chữ "gương" như nhiều người khác, nhưng ông lại đi xa hơn hẳn ở chỗ xác định rõ chữ "đóa" đích thực phải là "giá", và đi tới kết luận "Nếu muốn chép cho câu thơ thật đúng chúng ta phải viết là: Giá đồ mi đã ngậm trăng nửa vành" (tr.87-93). Chung quy, có thể coi 141 đơn vị "chữ nghĩa Truyện Kiều là 141 bài tiểu luận, nghiên cứu công phu cũng không có gì là quá đáng. Xét trên phương diện văn bản học, tập sách quá là một đóng góp học thuật lớn trong xu thế tiếp cận thi phẩm Truyện Kiều đặc sắc nói riêng, trong cố gắng xây dựng chuyên ngành khoa học văn bản học nói chung.