nguyendu.com.vn
Loading...

Đền Gôi Vị nơi lưu giữ một số hiện vật quý.


Đền Gôi Vị (còn được gọi là Đền bà Tiết Nghĩa) thuộc tổng An Ấp, huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) được lập từ năm  Đinh Dậu (1717), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13, đời vua Lê Dụ Tông. Ngôi đền thờ 4 vị phúc thần dòng họ Đinh Nho: Tiến sĩ Đinh Nho Công, tiến sĩ Đinh Nho Hoàn, tổng binh hương nghĩa hầu Đinh Nho Côn, bà tiết phụ Phan Thị Viên, vợ thứ của tiến sĩ Đinh Nho Hoàn và đây còn là nơi lưu giữ một số hiện vật độc đáo.
 
 
 
Nơi thờ 4 vị phúc thần.
 
Đinh Nho Công (1637-1695), đỗ Đệ tam Giáp đồng tiến sĩ năm Canh Tuất (1670), niên hiệu Cảnh Trị thứ 8, đời vua Lê Huyền Tông. Từng giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam, sau về kinh giữ chức Thiêm đô ngự sử. Khi qua đời được nhà vua phong “Anh nghị Đại Vương, dưới triều Nguyễn  được gia tặng " Đoan túc dực bảo trung hưng phúc thần”

Con Trai thứ ba của tiến sĩ Đinh Nho Công là Đinh Nho Hoàn (1671-1715), tự Tồn Phác, hiệu Mặc Trai, ông đậu Đệ nhị Giáp tiến sĩ năm Canh Thìn (1700), niên hiệu Chính Hòa thứ 21, đời vua Hy Tông.  Ông làm đến các chức vụ: Hậu bổ hàn lâm viện, Tham chính xứ Sơn Tây, Đốc trấn phủ Cao Bình (Cao Bằng), Hữu Thị lang Bộ công, Thượng bảo tự khanh. Năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), ông được cử làm Phó sứ sang triều cống nhà Thanh (Trung Quốc), trên đường đi bị trọng bệnh mất, được truy tặng Lại bộ Tả Thị lang (hàm Chánh tam phẩm), được tấn phong “Đắc Đạt Đại Vương” và triều Nguyễn gia phong “Tuấn hưng lượng trực Đoan túc dực Bảo Trung hưng Phúc Thần”.

Người con trai thứ sáu của tiến sĩ Đinh Nho Công là Tổng binh hương nghĩa hầu Đinh Nho Côn (?-?). Ông làm  tri huyện phủ La Sơn, quản quân đốc lĩnh ở Đông Thành, Lương Sơn. Sau khi mất được nhà vua truy phong “Đoan túc dực Bảo Trung hưng Phúc Thần”.

Người con dâu của tiến sĩ Đinh Nho Công là bà tiết phụ Phan Thị Viên (?-1716), vợ thứ của Đinh Nho Hoàn. Chuyện kể rằng, thời Lê ở xã An Ấp có người thiếp yêu của Hoàng Giáp Đinh Nho Hoàn, dung mạo trong trắng trang nghiêm. Khi đang niên thiếu đã giỏi âm luật, thông thuộc văn chương. Năm 15 tuổi, Đinh Nho Hoàn cưới làm thiếp, mới vừa hai năm tình sâu chưa báo đáp thì một ngày Đinh Nho Hoàn vâng mệnh đi sứ Bắc quốc, nàng bịn rịn theo tiễn nguyện lấy chữ trinh giữ đạo làm vợ và ông cững lưu luyến nhớ nhung khôn xiết. Trước khi chia tay ông tặng nàng một tấm áo lụa. Hành trình thấm thoắt, ngày tháng thoi đưa Đinh Nho Hoàn bị trọng bệnh và mất trên đường đi sứ, được tin nàng muốn chết theo. Đến khi đưa linh cữu ông về táng, nàng dùng chiếc áo lụa ông biếu năm xưa mà tuẫn tiết. Việc bà tuẫn tiết, vua Lê  rất cảm phục trước sự thủy chung son sắt của bà nên đã phong Phúc Thần và cho lập đền thờ bà, ban bảng vàng khắc chữ “Tiết phụ môn” treo ở Đền Gôi Vị - Do vậy đền Gôi VỊ còn có tên gọi khác là Đền bà Tiết Nghĩa.
 
Một số hiện vật độc đáo.
 
Khánh đá Mặc Trai.
 
 
Khánh đá Mặc Trai do chính Đinh Nho Hoàn soạn khắc vào năm Nhâm Thìn (1712). Khánh được treo trên giá cột bằng đá, trên cột đá có lạc khoản ghi năm Cảnh Hưng thứ 17 (1756). Mặt khánh có bài minh của ông bằng chữ Hán, nội dung lược dịch nội dung: " Phàm mọi vật ở trạng thái yên tĩnh thì câm lặng nhưng gõ vào lại kêu, âm thanh phát ra mỗi vật mỗi khác. Âm thanh của khánh trong trẻo, có tiết tấu, tựa như có cái cao thượng của con người. Vì yêu thích những âm thanh ấy nên mới làm khánh Mặc Trai treo ở phía trái Am để tăng thêm ý chí".
 
Bia đá.
 
 
Có 3 bia đá làm theo hình trụ. Bia thứ nhất (bên trái) được khắc dựng năm Kỷ Sửu (1709), nội dung do ông Đinh Nho Hoàn soạn khi ông làm Đốc trấn Cao Bình (Cao Bằng) về quê để "huân mộc trùng tu" (trai giưới tắm gội đững ra trùng tu); bia thứ hai (bên phải), làm vào năm Nhâm Thìn (1712), khi ông giữ chức Thượng bảo Tự khanh và giao cho người vợ cả của ông (bà Lê Thị Vệ) khắc dựng. Nội dung ghi lại các thửa ruộng mà ông mua lại của người trong thôn để cúng cho dòng họ và thôn Gôi Mỹ để lo việc hương khói, tế lễ; bia thứ ba (chính giữa), cũng chính do ông Đinh Nho Hoàn soạn, nói về gia cảnh, việc học hành khoa bảng, chốn quan trường. Bia được dựng vào năm Mậu Tý (1708), nội dung được lược dịch trích đoạn như sau: " ... lọt lòng 12 người con, tôi là con thứ. Khoa thi Hội năm Canh Thìn (1700), tôi 30 tuổi, đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ, tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1702) được bổ làm Sơn Tây xứ, tháng 7 năm Giáp Thân (1704) được bổ làm Đốc trấn Cao Bằng ... vậy xin được khắc vào bia đá từ năm Vĩnh Thịnh thứ 4 (1708)...".
 
Về sau, con cháu khắc vào bia các nội dung đã được ông soạn thảo trước đó về quê lo việc nhà, lập người kế tự, dựng am...cùng bài răn dạy con cháu: " Trung hiếu, chất phác hiền lành, khi tiến thân thì thành kẻ sĩ có nghĩa khí, khi lui về thì người làm ruộng lương thiện. Những kẻ kiêu ngạo ham hố, những kẻ coi thường bề trên, những kẻ hay tranh giành kiện tụng, những kẻ hay cờ bạc thì không thể đến với am này". Và Con cháu cũng thuật lại việc ông đi sứ vào năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) cùng việc vua ban 2 bài ngự thi quốc âm... 
 
Voi đá.
 
 
Hai con voi đá trong thế chầu, đặt hai bên một bể cạn trước sân trời nhà thượng điện với chất liệu đá thanh xanh. Niên đại được đanh giá cùng thời kỳ với các hiện vật quý trên
 
Bức biển "Tiết Phụ Môn"
 
 
Bà Phan Thị Viên là người vợ thứ, nhưng cũng là người bạn thơ văn của ông, hia ngườ sống với nhau như tri kỷ. Trước khi tử tiết bà có làm một bài thơ khóc chồng bằng chữ Hán, lời lẽ đau xót mà khí khái (bài thơ ghi trong gia phả họ Đinh Nho). Sau khi mất, nhà vua ban bảng vàng với 3 chữ "Tiết Phụ Môn" đền thờ được lập vào năm Đinh Dậu (1717) - đó chính ngôi Đền Gôi Vị hay còn  gọi là Đền bà Tiết Nghĩa.
 
Đền Gôi Vị đã có gần 300 năm tuổi, những hiện vật độc đáo  được đánh giá là một trong những bộ sưu tập hiện vật quý trên địa bàn Hà Tĩnh. Năm 2006, đền Gôi Vị được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2016 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tiến hành khảo sát lập hồ sơ trích ngang xin ý kiến thỏa thuận của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch để lập hồ sơ khoa học trình Bộ thẩm định, xét duyệt di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2017.
  
 
Bách Khoa

 

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website