nguyendu.com.vn
Loading...

Cụ Nguyễn Du từng sinh sống ở vườn An Hiên (Thừa Thiên - Huế)?


Đại thi hào Nguyễn Du có một thời gian sống và làm việc ở Huế. Nơi đây cũng là nơi ông trút hơi thở cuối cùng và được các bạn đồng liêu an táng, trước khi được con cháu cải táng về xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
 
Tượng nhà thơ Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)
 
Nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nơi tạm trú ở Huế của Nguyễn Du trong khoảng thời gian 1805 - 1820, trong đó nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về nhà vườn An Hiên (nay ở số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế).
 
Năm 1802, sau khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh đã mời Nguyễn Du về làm quan với chức tri huyện Phù Dung (Hưng Yên) rồi chuyển làm tri phủ Thường Tín (Hà Tây). Được hai năm, Nguyễn Du cáo bệnh, từ chức về quê sống ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
 
Đến đầu năm 1805, nhà vua lại có chỉ mời ông vào kinh đô Huế làm chức Đông các điện học sĩ. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Du được triều đình bố trí ở tại một ngôi nhà công.
 
Trong bài thơ bằng chữ Hán Ngẫu hứng công quán bích (Thơ ngẫu hứng đề trên vách nhà công) nằm trong tập "Nam Trung tạp ngâm", Nguyễn Du có đề cập đến nơi ở này, với quang cảnh xung quanh còn hoang sơ:
 
Bế môn tạ tri giao
Khai song kiến kinh kỉ
Song ngoại kinh kỉ mạn thả trường
(Đóng cửa tạ người quen
Gai góc mọc ngoài song
Bên ngoài gai góc bám đầy đường)
Và từ ngôi nhà công ấy, Nguyễn Du có thể nhìn thấy núi Ngự Bình:
Xương hạp môn tiền xuân sắc lan
Cách giang diêu đối Ngự Bình san
(Cửa chính cung vua xuân sắp tàn
Ngự Bình bến nước đứng nhìn sang)
 
Trong bài thơ Ngẫu Đề, Nguyễn Du tiếp tục nhắc đến nơi ông đang tạm trú nằm ở góc đông hoàng thành:
 
Thập khẩu đề cơ Hoàng Lĩnh bắc
Nhất thân ngọa bệnh Đế Thành đông
(Phía bắc Hoành Sơn, mười miệng kêu đói
Góc đông thành vua, một thân nằm bệnh)
Và đặc biệt, ngôi nhà ấy phải nằm ở một vùng quê mới:
Đinh đông châm xứ thiên gia nguyệt
Tiêu tác ba tiêu nhất viện phong
(Dưới bóng trăng của nghìn nhà, tiếng chày dập vải nghe rộn rã
Một viện gió thổi, tàu chuối khua xào xạc tiêu điều)
 
Năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chính điện học sĩ và cử làm chánh sứ đi Trung Quốc. Cuối năm 1814, trở về Phú Xuân, nhà thơ được vua Gia Long đặc cách phong hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, vu Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột ở kinh đô Huế vào mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 16/9/1820). Nguyễn Du được an táng tại nghĩa trang xã An Ninh (tức làng An Ninh Thượng và An Ninh Hạ, thuộc phường Hương Long, TP Huế bây giờ). Bốn năm sau (năm 1824), con cháu mới cải táng về xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. 

 
Cây hồng tiến trồng trong nhà vườn An Hiên, giống hồng này được Nguyễn Du mang về từ Trung Quốc trong một lần đi sứ
 
Tin tức thêm, trong những lần đi sứ, Nguyễn Du có mang từ Trung Quốc về một cây hồng tiến trồng ở làng Tiên Điền. Loại hồng này có vị ngọt thanh, không có hạt và là một vật phẩm tiến vua. Sau này, cụ Nghè Mai (chắt nội của Nguyễn Du) mang giống hồng tiến này từ Tiên Điền vào tặng ông tuần phủ Nguyễn Đình Chi trồng ở nhà vườn An Hiên.
 
 
Quang cảnh nhà vườn An Hiên
 
Từ những cứ liệu trong những bài thơ của Nguyễn Du, cũng như chứng tích cây hồng tiến trong vườn An Hiên được cụ Nghè Mai tặng chủ nhân vườn và nơi an táng của Nguyễn Du, nhà thơ Mai Văn Hoan, quê ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình), một người nhiều năm nghiên cứu về dấu tích của Nguyễn Du trên đất Cố đô, phỏng đoán: Ngôi nhà mà Nguyễn Du từng ở giai đoạn 1815 - 1820 là ngôi nhà trong vườn An Hiên. Bởi, theo nhà thơ Mai Văn Hoan, ngoài quan hệ tình cảm với chủ nhân vườn An Hiên, chắc cụ Nghè Mai còn muốn ghi lại dấu ấn những tháng năm Nguyễn Du sống trên mảnh đất này nên mới tặng cây hồng tiến cho chủ nhân vườn An Hiên. Và nghĩa trang xã An Ninh, nơi an táng Nguyễn Du cũng cách không xa vườn An Hiên, đó cũng là cơ sở để phỏng đoán vị trí ngôi nhà mà Đại thi hào từng sống trong những năm tháng cuối đời. 
 
Nguyễn Du mất đến nay đã hơn hai thế kỷ. Những nơi mà ông từng sống giờ đã bị thời gian xóa nhòa. Vì thế, việc đi tìm dấu tích của người hai trăm năm trước thật sự gặp rất nhiều khó khăn. Chính những tìm tòi và suy luận như của nhà thơ Mai Văn Hoan là một kênh thông tin tham khảo cho những nhà nghiên cứu xác định được khu vực và định vị được những dấu tích chính xác.
 
Theo Lê Kông /doisongphapluat.com

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website