nguyendu.com.vn
Loading...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3


Ngày 25/02/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 597/BVHTTDL-TCDL về công tác chuẩn bị phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3.

 

Du khách tham quan không gian trưng bày di sản văn hoá Nguyễn Du (ảnh: Tư liệu) 

 

Theo đó, triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp bàn về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022, nhằm đảm bảo mở cửa lại hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả và chất lượng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở quản lý du lịch các tỉnh/thành phố thực hiện các nội dung.

 

Một là, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch, phương án mở cửa du lịch phù hợp với địa phương trên cơ sở tiếp tục thực hiện Hướng dẫn 3862/HD-BVHTTDL của Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP trong hoạt động VHTTDL... và các chủ trương, văn bản hướng dẫn liên quan đến mở cửa lại hoạt động du lịch; đề xuất các phương án xử lý đối với trường hợp rủi ro trong quá trình triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch. Tuyên truyền về kế hoạch mở cửa lại du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

 

Hai là, tiếp tục triển khai Chương trình Phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần văn bản số 4698/BVHTTDL-TCDL của Bộ VHTTDL. Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch sau 2 năm dịch COVID-19. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá điểm đến, liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương và doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

 

Ba là, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành các chính sách kích cầu thu hút khách như giảm giá vé tham quan, tặng thêm dịch vụ trải nghiệm cho khách du lịch. Phổ biến, thực hiện các chính sách giảm phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động của Trung ương và địa phương để khuyến khích các chủ thể tham gia tích cực phục hồi hoạt động du lịch.

 

Bốn là, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn chuẩn bị cho mở cửa lại hoạt động du lịch, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.

 

Năm là, chỉ đạo, hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch trong đó có các phương án phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định. Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tự kiểm tra, rà soát chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ; đầu tư cải thiện, nâng cấp các khu vực xuống cấp; tăng cường, mở rộng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ phục vụ khách, đáp ứng yêu cầu theo các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành. Căn cứ theo tình hình mới và dự báo nhu cầu thị trường, chủ động tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kịp thời đáp ứng mở cửa lại du lịch.

 

Sáu là, định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình mở cửa lại hoạt động du lịch và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Du lịch) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Nguyễn Nga


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website