nguyendu.com.vn
Loading...

Bia Sùng Chỉ được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia


Ngày 27-6, Ủy ban nhân dân  tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 4209/UBND-VX  đề nghị  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Bia Sùng Chỉ thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc là Bảo vật quốc gia.
 
 

 

Bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc và Hựu Phúc thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với quê hương, đất nước và tôn vinh hai vợ chồng Ông làm Tổ Ông, Tổ Bà của làng.

 
Hà Tông Mục sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, 36 tuổi đậu Tiến sĩ, được bổ chức quan Đốc đồng 2 xứ Tuyên - Hưng. Thời gian này, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kéo dài. Nhà Lê suy sụp, các phe phái phong kiến xung đột tranh giành quyền lực đã dẫn đất nước vào thảm hoạ phân tranh và nội chiến. Nhà Thanh (Trung Quốc) thay thế nhà Minh đang lớn mạnh chờ cơ hội lấn chiếm xâm lược nước ta. Trong bối cảnh lịch sử đó, Chúa Trịnh -  người nắm quyền điều hành đất nước một mặt đưa ra chính sách ngoại giao hoà hiếu với nhà Thanh, mặt khác ra sức chống lại các đợt quấy phá xâm lấn vùng biên giới phía Bắc nước ta giữ vững chủ quyền biên giới. Người thực hiện được chính sách đó là tiến sĩ Hà Tông Mục, một danh tướng tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc và Chúa Trịnh đã cân nhắc ông lên làm Tự Khanh (1699) và Tả Thị Lang bộ Hình, Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm 1703, Hà Tông Mục nhận lệnh làm Chánh sứ đi Trung Hoa, do đối đáp thông minh, nên ông được vua nhà Thanh là Khang Hy rất trọng nể và tặng 3 chữ "Nhược - Xung - Hiên" (tuổi trẻ, tài cao). Sau khi về nước, ông được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình ngày nay). Ông mất vào năm 1707, hưởng thọ 55 tuổi. Hà Tông Mục không chỉ là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc mà còn là một nhà sử học uyên thâm. Bộ Đại Việt sử ký tục biên là một bộ sách quý do ông tham gia biên soạn còn được lưu truyền.
 
Danh nhân Hà Tông Mục không chỉ được triều đình trọng dụng mà còn được nhân dân kính trọng, ghi công ơn và lập đền thờ. Đền thờ Hà Tông Mục tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận di tích Quốc gia năm 1998.
 
Bia Sùng Chỉ được làm bằng đá thanh, chân đế 3 cấp, bia hình trụ vuông, mái che hình chóp, trán bia trang trí hoa văn hình chữ V cách điệu, diềm bia có họa tiết mây lửa. Nghệ thuật trang trí đậm nét thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII - Bia Sùng Chỉ  là hiện vật tiêu biểu trong hệ thống văn bia hiện còn được bảo lưu ở tỉnh Hà Tĩnh.
 
Bách Khoa

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website