Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được nhiều thư từ các nơi gửi đến, góp ý kiến về việc hiệu đính Truyện Kiều. Mặt khác, chúng tôi cũng đã đền gặp nhiều vị am hiểu vấn đề đó đề xin ý kiến. Đặc biệt ngày 16 tháng 6 năm 1961, Viện Văn học lại tổ chức một cuộc tọa đàm, trưng cầu ý kiến một cách rộng rãi về mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp hiệu đính văn bản Truyện Kiều. Khoảng 30 vị quan tâm và am hiểu vấn đề đã đến dự tọa đàm và góp cho nhiều ý kiến quỷ báu. Trên cơ sơ những ý kiến đó, tổ Cổ đại và cận đại cua Viện đã tổ chức nhiều cuộc họp thu hẹp đề quyết định tiêu chuẩn hiệu đính và vận dụng tiêu chuẩn vào việc giải quyết các trường hợp dị đồng cụ thề. Nhờ thế, quan niệm, phương châm và tiêu chuẩn hiệu đính Truyện Kiều càng sáng tỏ thêm.
Trong bài này, dựa trên những ý kiền được chỉ giáo, kết hợp với tình hình thực tế về văn bản Truyện Kiều đã nghiên cứu được, chúng tôi xin trình bày thêm một số ý kiến cả nhân, xoay quanh vấn đề quan niệm và yêu cầu hiệu đính. Vì đây là một vấn đề hết sức quan trọng, cỏ xác định quan niệm được đúng đắn, có đặt yêu cầu được sát, thì công việc hiệu đính mới có thể thu được kết quả tốt.
I - BẢN THÊM VỀ VIỆC KHÔI PHỤC NGUYÊN TÁC TRUYỆN KIỀU
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng: trong công tác nghiên cứu cổ văn thì việc đầu tiên là phải tra cứu cho được văn bản chỉnh xác nhất của từng tác phầm một. Tiêu chuẩn cao nhất của tính chính xác là phải đúng với nguyên tác. Vấn đề xác định nguyên tác có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu cổ văn. Xác định được nguyên tác thì mời có căn cứ đúng đắn để đánh giả tác phẩm. Nguyên tác của một tác phẩm cổ với những hình tượng nghệ thuật, những phương thức biểu hiện có tính chất lịch sử, vời những cổ ngừ, thổ âm, từ vị và ngữ pháp của một thời đại đã qua, chẳng những là đối tượng nghiên cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, đặc biệt là của bộ môn nghiên cứu sự phát triền của ngôn ngữ văn học một dân tộc.
Việc xác định nguyên tác các tác phầm cổ không phải chỉ vì yêu cầu của công tác nghiên cứu, mà còn vì yêu cầu thưởng thức của quần chúng. Chúng ta không nên đối lập, mà trái lại phải thấy sự thống nhất giữa vêu cầu nghiên cứu và yêu cầu thưởng thức. Việc xác định nguyên tác hoàn toàn có quan hệ với việc cung cấp một văn bản chính xác cho nhu cầu thưởng thức của quần chúng, có thể có người sẽ cho rằng : nguyên tác không hay hay bằng văn bản hiện đã thông dụng và đã được trí tuệ tập thề trác tuyệt của quần chúng bồi bổ vào, cho nên đem nguyên tác cho quần chúng thưởng thức thì chẳng khác gì đem cho họ một món ăn cồ, trong lúc khẩu vị của họ đã thay đổi! Nhưng chúng tôi nghĩ rằng: khi thưởng thức nghệ thuật một tác phầm cổ, chúng ta cũng cần đứng trên quan điểm lịch sử mà nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Cần tránh thái độ dựa vào trình độ thầm mỹ, và ý nghĩa của từ vị hiện đại đề cho một cách hành văn, một chữ nho nào đó trong một tác phẩm cổ là không hay . Mỗi kiệt tác là đỉnh cao của nghệ thuật một thời đại. Nguyên tác một tác phầm có cái hay, cái đẹp riêng, không có gì có thể sánh kịp, khi nó vẫn giữ được nguyên vẹn bộ mặt lịch sử của tác phẩm, với phong cách ngôn ngữ và bút pháp riêng biệt của thiên tài một thời đại. Việc hiệu đính Truyện Kiều cũng cần theo nguyên tắc đó. Yêu cầu lý tưởng nhất của việc hiệu đính Truyện Kiền vẫn là phải khôi phục lại nguyên tác.
Vấn đề cần bàn thêm ở đây là hiện nay chủng ta cỏ thể khôi phục lại nguyên tác của nó chưa ?
Để giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng, chúng ta cần nhận thức cho đầy đủ hoàn cảnh riêng biệt, cụ thể của văn bản Truyện Kiền. Trong hai bài viết trước đây, chúng tôi đã có dịp phác lại, một cách sơ lược. quá trinh diễn biến và nguyên nhân khiến cho Truyện. Kiều bị sai lạc với nguyên tác. Ở đây chỉ xin bô sung thêm một số ý kiến cần thiết.
Đề có thề khôi phục lại nguyên tác Truyện Kiều, trước hết chúng ta cần đặt rõ vấn đề: liệu ngày nay chúng ta còn có hy vọng tim lại bản thào của tác giả hay không ?
Về vấn đề này, cụ Nguyễn đình Ngân, nguyên giám đốc Văn hóa viện Trung bộ (tên thư viện Huế hồi đầu Cách mạng) hồi1945-1946, có cung cấp cho chúng ta một số tài liệu rất đáng lưu ý. Chúng lôi xin phép trình bày lại ở đây đề chúng ta cùng tham khảo: Khi Cách mạng thành công, cụ được cử làm giám đốc thư viện và được phép tập trung tài liệu của 11 cơ sở thư viện lớn, nhỏ lại. Trong số sách lấy ở Ngự tiền thư quỹ (tên tủ sách riêng của nhà vua) trong hoàng cung ra, cỗ một cuộn tròn giấy và sách chữ Nho, lớn bằng cột nhà. Mở ra xem thi là một số tài liệu riêng cua Nguyễn Du. Một số đã nhàu nát. Trong đó, gồm có: Một số thư từ riêng của các bạn bè gửi cho Nguyễn Du. Đến nay cụ Ngân không còn nhớ là của những ai; chỉ nhớ, nhiều nhất là thư của Phạm quý Thích. Một số ghi chép, có tính cách như là nhật kỳ của Nguyễn Du. Trong số này cự Ngân nhớ có một bài viết bằng chữ Hán, xen bốn bài thơ nôm, nhan đề là Tình hận, trong đó Nguyễn Du ghi lại mối tinh đầu, hồi niên thiếu của mình và đặc biệt nhất trong đó còn có một bản thảo Truyện Kiều, với những chỗ xóa chỗ này, thay chữ kia. Có một vài chỗ sửa chữa đặc biệt khiến cụ Ngân chỉ xem một, hai lần mà rồi nhớ mãi.
Thí dụ hai câu :
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
thì trong bản thảo lại là :
Một ngày lạ thói quan nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Trong bản đó lại còn thấy chép :
Thướt tha tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành líu lo.
với hai chữ «thướt tha» và «líu lo» bị xỏa bỏ và thay bằng hai chữ «lơ thơ» và «mỉa mai» ở bên cạnh.
Hai câu :
Hỏi nhà, nhà dã dời xa .Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân. thì thấy ở giữa chữ « với» và chữ « cùng là » có đề cách một khoảng trắng, như là lối chấm lửng trong chính tả quốc ngữ ta sau này.
Một điều có thể cho ta tin được tài liệu đó là của Nguyễn Du là ở chỗ ngoài thư từ ra, thì tất cả các giấy tờ khác đều do một người viết. Nét chữ xương xương, cao cao và già dặn. Các tài liệu lại được chép trên nhiều loại giấy khác nhau: cỏ tờ là giấy quỷ nôi tiếng cua Trung-quốc; có tờ là giấy nội thông thường; thậm chí có tờ lại là giấy moi gói thuốc bắc, một mặt còn ghi tên các vị thuốc và cách sao chế, còn mặt kia thì lại chép một hai bài thơ chữ Hán, có bài đương nháp dở.
Cụ Ngân đã đem những tài liệu đó hỏi một số thân sĩ ở Huế hồi đó thì được biết rằng: Triều Nguyễn tuy bề ngoài trọng dụng Nguyễn Du, nhưng bền trong thi vẫn nuôi lòng nghi kỵ, cho nên khi được tin Nguyễn Du mất, liền cho người đem lễ vật ra phúng viếng, đồng thời, tịch thu toàn bộ giấy tờ riêng của nhà thơ đem về cung để kiểm duyệt, rồi dấu luôn ở đấy.
Tập di cảo đó mãi đến hơn 100 năm sau mới tình cờ được phát hiện, nhưng rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tập di cảo đó cùng một số tài liệu khác được tản cư ra Phong điền, Quảng trị, nhưng chưa kịp chuyền xe lửa thì mặt trận đã vỡ, nên không mang đi kịp. Đến nay, không hiểu số phận tập di cảo đó ra sao?
Chẳng những bản thảo Nguyễn Du không còn, mà cả đến bản Phường gốc của Phạm quý Thích đến nay cũng chưa ai tìm thấy. Chúng ta cũng không còn một bản Kiều nào ghi rõ là đã khắc theo bản thảo của Nguyễn Du, hay sinh thời đã được Nguyễn Du duyệt lại.
Ở đây cũng cần đánh giá cho vừa phải giả trị một số bẳn Kiền tự nhận là đã căn cứ vào bản chép tay của ông nghè Nguyễn Mai, cháu Nguyễn Du, còn giữ lại được. Vi dụ bân Kim Tủy tình tự của Phạm kim Chi, xuất bản lằn đầu ở Sài gòn năm 1917 hay ban Truyện Thày Kiền của Bùi Kỷ và Trần trọng Kim, do Vĩnh bưng long thư quản xuất bản lần đầu ở Hà nội năm 1925.
Theo những người có được thấy bản Kiều chép tay này cho biết thi đây là một bản sao. Tất nhiên, là một bản sao rất đáng lưu ý, nhưng dù sao cũng không thể thay thế bản thảo được. Nhất là ừ bản đó cho đến các bản quốc ngữ nói trên, thì đã cỏ sự pha trộn các bản khác và sự sửa chữa tùy tiện của chủ quan người hiệu đính.
Truyện Kiền lại là tác phẩm được đặc biệt phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Mặc dầu đã có những bản khắc Nôm khá sớm, Truyện Kiều, trong thời gian đầu, vẫn dược lưu hành trong quần chúng như là một tác phẩm truyền miệng. Nếu giả thuyết rằng bản Nôm đầu tiên được xuất bản vào khoảng 5 năm sau khi Nguyễn Du mất (1820) thì mãi đến 50 năm sau, bẳn quốc ngữ đầu tiên mới ra đời (1875). Trong quãng thời gian khả dài đó, Truyện Kiều chủ yếu được lưu hành bằng phương thức truyền miệng. Sở dĩ như thể là vì tính cách rắc rối và không tiện dụng của chữ Nôm. Ngay cả sau khi các bản quốc ngữ đã được phổ biển rông rãi, thì do tình trạng đại đa số nhân dân ta ở dưới thời Pháp thuộc vẫn bị mù chữ, nên Truyện Kiều cũng chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng lưu hành truyền miệng. Trong thời gian đó văn bản Truyện Kiều không ngừng bị thay đổi.
Cũng theo cụ Nguyễn Đình Ngân cho biết thì năm 1945, sau lúc tập trung và kiềm kê tài liệu, thư viện còn tất cả 21 bản Kiều Nôm, gồm 4 ban Kinh, 17 bản Phường, trong đó có bản Phạm quý Thích in khổ lớn, loại khô sách kinh truyện xưa.
Ông Ca văn Thỉnh cho biết : Phạm kim Chi, người Bà rịa, Nam bộ, cỏ một thời gian là thư ký tòa sử Hà tĩnh, khi vào Nam thì xuất bản bản Kiều này, có ông nghè Nguyền Mai, cháu Nguyễn Du đề tựa. Theo Phạm kim Chi, bản này dựa theo bản chép tay của ông nghè Nguyễn Mai. Sau bản Trương vĩnh Kỳ, thì dày là bản đảng lưu ý nhất trong nhăng bản Kiều đã xuất bản ở Nam bộ trước đây.
Bản này còn tham khảo cả một số bản Phường và bản Kinh khác nữa. Đổi với bản Kiều Bùi Kỳ còn phân biệt 3 bản in khác nhau : bản in lần thứ nhất năm 1925, bản in lần thứ hai có sửa chữa lại, năm 1927 và bản của nhà xuất bản Phổ thông in năm 1958. Ở đầu bản in năm 1958 tuy Bùi Kỷ có viết : «Bản mà nhà xuất bản Phổ thông in ra bây giờ là theo bản chữ Nôm của ông Nguyễn Mai, cháu cụ Nguyễn Du...» nhưng sự thực thì khi hiện đính bản này, cụ không còn bản Kiều chép tay đó để tra cứu mà chỉ dựa vào ban quốc ngữ của cụ để xuất bản, tham khảo thêm bản Nôm tiện sửa chữa theo ỳ riêng.
Rất tiếc là bản sao này đến nay cũng không còn.
Nhân dân đã dựa theo ngôn ngữ ca dao, tục ngữ để « nhuận sắc » lại áng văn «bác học" đó. Nhờ sự gọt rữa của tri tuệ quẫn chúng, Truyện Kiều một phần nào cũng thành nhuần nhị hơn, gần với tiếng nói của nhân dân hơn ; nhưng một mặt khác, do truyền miệng, do nhiều địa phương thuộc, nên nguyên tác cũng bị biển đổi đi một cách phức tạp theo thổ âm, thổ ngữ địa phương.
Ở chỗ này, trường hợp Truyện Kiều thật khác với trường hợp của thơ Pút-sơ-kin, Thơ Pút-sơ-kin cũng được phổ biến sâu rộng trong nhân dân Nga, khổng kém gi Truyện Kiều của ta, nhưng hơn 150 năm qua, chỉ trừ một vài bài ca nhất định, nói chung nguyên tác của Pút-sơ-kin vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Khác với Truyện Kiều, thơ Pút-sơ-kin đã được phô biến theo những văn bản chinh thức, in bằng tiếng Nga, thông đụng đối với toàn thể nhấn dân Nga. Ở Truyện Kiền thì vì lý do chữ Nôm và vì không có một bản « chính thức » nên văn bản vẫn tiếp tục biển đổi một cách phức tạp.
Một sự thực là trong những người hiệu đính Truyện Kiều ở đầu thể kỷ này mà có được một trình độ học vấn, một phương pháp nghiên cứu tương đối khoa học thì thật là hiếm, còn phần đông, trình độ văn hóa đã kém, mà tinh thần thận trọng lại càng kém hơn.
Các bản Kiều của Xuân Lan và nhiều nhà xuất bản khác trước đây vẫn tự nhận là bình dân , hiệu đinh cũng không lấy gi làm chu đáo, nhưng lại đã in ra với số lượng rất lớn, tải bản đi tái bản lại nhiều lần (có bản tái bản đến ngoài 20 lần !) và đem bán rất rẻ khắp chợ cùng quê, hoặc đem phát không trong khi đi quảng cáo thuốc rong. Những bản này, nếu như một mặt cố công phồ biến sâu rộng Truyện Kiều trong nhân dân, thi một mặt khác, cũng đã có tội là đă làm nặng nề thêm nạn tam sao thất bản.
Tóm lại, tình trạng văn bản Truyện Kiều đến nay thật phức tạp.
Đề có thể lập ra lại một văn bản tương đối đúng với nguyên tác cần phải có những bản Kiều cỏ giá trị chuần xác làm căn cử. Những bẳn Kiều hiện đã sưu tầm được chưa thể đảm đương trách nhiệm đó- Nhưng nếu căn cứ vào những ban đó đề tra cứu thì đã có sự đụng chạm khá lớn đến văn bản hiện đương thông dụng. Trong hoàn cảnh chưa có một bản cồ có giá trị chuẩn xác làm căn cứ, mà đã đụng chạm nhiều quá đến văn bản hiện đương thông dụng và nhân dân đã quen thuộc, thì đó là một việc làm thiểu thận trọng. Kết quả là sẽ làm cho văn bản Truyện Kiều, vốn dĩ đã khả phức tạp, lại trở thành phức tạp thêm.
Nhờ các ý kiến đã được chỉ giáo và qua thực tế đối chiếu giữa các bản Kiều tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy yêu cầu hiệu đính do chúng tôi đề ra trước đây chưa được sát với cơ sở tài liệu hiện có (mặc dầu chủng tôi cũng chỉ đặt yêu cầu là tương đối đúng với nguyên tác). Trong tình hình tài liệu hiệu nay, đề ra một yêu cầu hiệu đinh như thề chỉ làm cho việc nghiên cứu gặp thêm nhiều khó khăn.
Đề có thề thực hiện được yêu càu đó, trước mắt cần phải tiềp tục công việc sưu tầm, phát hiện cảc bản Kiều có một cách có hệ thống và sâu rộng hơn nữa. Trong hoàn cảnh công việc phát hiện, sưu tầm di sản văn hóa có mới được bước đầu tiến hành miền Bắc, chủng ta không nên mặc nhiên coi rằng đã hoàn toàn hết hy vọng tìm lại mội số bẳn Kiều cổ khác. Rất có thể là ở trong nhân dân ta, vùng Nghê Tĩnh, quê hương Nguyễn Du, vùng Hải dương, quê hương Phạm quý Thích, hoặc ở một thư viện trong nước ngoài nước nào đó... còn có thề tim được những bản Kiều quý. Ví dụ một ban Phạm quý Thích chẳng hạn.
Việc khôi phục lại nguyên tác Truyện Kiều, hay ít nhất là lập lại một ban Kiều tương đối đúng với nguyên tác vẫn là công việc nghiên cứu có ích và cần thiết. Việc đó sẽ là một công trinh nghiên cứu lâu dài, nhưng vẫn cần đặt ra từ bấy giờ.
Hiện nay, trong lúc chờ đợi một công trinh nghiên cửu như thể, trước mắt chúng ta vẫn cầu phải bước đầu tiến hành việc hiệu đính Truyện Kiều. Yêu cầu khách quan của xã hội vẫn đòi hỏi cần phải cỏ một băn Kiều mới, có tư cách «chính thức » và tương đối chinh xác hơn các bản hiện có, đề đáp ứng nhu cầu học tập, thưởng thức và nghiên cứu ờ trong nước và ngoài nước.
Đề thực hiện việc hiệu đính bước đầu đó, chúng ta cần đề ra những tiêu chuẩn hiệu đính mới, phù hợp với tình hình thực tế. Việc hiệu đính văn bản các tác phẩm cổ là một công tác khoa học. Nó đòi hỏi phải có nguyên tác tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, chứ không thề tùy tiện đưa theo cảm tính chung chung được.
II — XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN HIỆU ĐÍNH TRUYỆN KIỀU LẦN NÀY
Như trên đã trinh bày, lần này hiệu đính Truyện Kiều chúng ta chưa đặt yêu cầu lập lại một văn bản tương đối đúng với nguyên tác. Chúng ta lại tiến hành việc hiệu đính trong hoàn cảnh chưa có một bẳn nào tương đổi có giá trị làm chuẩn, mà chỉ mới có một số bản tương đối tiêu biểu và có giá trị phổ biến đối chiếu và so sánh, vì vậy cần phải có thái độ hết sức thận trọng đối với văn bẳn hiện đương thông dụng. Nói chung, chúng ta sẽ chưa đụng chạm nhiều quá đến văn bản hiện đã quen thuộc với quần chúng.
Dựa trên yêu cầu và phương châm đó, chúng tôi xin đề nghị hai tiêu chuẩn sau đây, đề làm cơ sở cho việc hiệu đính Truyện Kiều lần này:
— Một là, tiêu chuẩn hợp lý
— Hai là, có khả năng gần với nguyên tác
Tiêu chuẩn thứ nhất đòi hỏi chúng ta phải tìm cho được cách giải quyết thỏa đáng nhất trong từng trường hợp hiệu đính. Nói một cách cụ thể, trong trường hợp có sự sai khác giữa các bản Kiều tiêu biểu, hoặc giữa các bản tiêu biểu với lời văn đã thông dụng trong quần chúng, thì cần phải có sự cân nhắc thận trọng mà toàn diện, xem trong câu đó, đặt chữ nào vào là hợp lý hơn cả : nghĩa là một mặt, thi làm cho câu văn vừa có ý vừa có nghĩa lý thông suốt, lại vừa phù hợp với yêu cầu vần điệu, niêm luật, âm hưởng của đoạn thơ; một mặt khác, vẫn bảo đảm được tính cách lô gich và nhắt quản trong sự phát triền của văn lý và tình tiết tác phẩm. Lại phải xét xem chữ được hiệu đinh có phù hợp với tiếng nói thông thường của nhân dân không. Phải quan tâm đầy đủ đến tinh khoa học, cũng như tính nghệ thuật của tác phẩm.
Tất nhiên là mọi việc cân nhắc, lựa chọn đó không phải tùy tiện theo cảm tính mà phải dựa trên cơ sở tài liêu khách quan, rút tử trong lời văn, trong cách viết chữ Nôm của các bản Kiều tiêu biểu, hoặc trong truyền miệng thông dụng của quần chúng. Và để thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn này chúng ta sẽ không sang tác thêm một số chữ mới mà chỉ làm công việc lựa chọn chữ thích đáng nhất trong các bản Kiều tiêu biểu và lời văn truyền miệng đã sưu tầm được.
Tiêu chuẩn thử hai cố gắng đảm bảo cho văn bản Truyện Kiều đã được hiệu đinh một phần nào có khả năng gần với nguyên tác, chủ yểu cố gắng bảo đảm được ý vị của một tác phẩm cổ và phong cách văn chương của Nguyễn Du.
Khi đặt yêu cầu và tiêu chuẩn hiệu đinh như trên thì có một số vấn đề cụ thể cần được giải quyết lại cho thích hợp.
Thực tể việc đối chiểu giữa các bản Kiều tiêu biều đã chứng tỏ rằng: có nhiều trường hợp các bản tương đối thống nhất với nhau bởi chữ nào đó, nhưng chữ đó lại rất xa lạ với lời văn đã thông dụng.
Ví dụ câu 631, hầu như mọi người đã thuộc lòng là Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, nhưng các ban Trương vĩnh Ký (1875), A-ben đề Mi-sen (1884), Quan văn đường (1906) lại chép thống nhất là Ghe trên ngồi tót sẵn tàng. Chỉ có một mình bản Kiều Oánh Mậu (1902) chép là sỗ sàng và chú thích rằng : « Bản Kinh và bản Phường đều chép là sẵn sàng. Không đúng. Sỗ sàng là cỏ vỗ bạo dạn, không hổ thẹn như đáng chú rề mới ». Như vậy phần chắc chữ sỗ sàng là do Kiều Oánh Mậu chữa lại, nhưng chữ đó đã được phô biến rộng rãi và đã trở thành thông dụng.
Câu 1094 thì đến nay chắc ai cũng đã quen đọc là « Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào” nhưng chi có một mình bản Quan văn đường là chép như thể, còn ba bản Trương vĩnh Ký, A-bei đề Mi-sen, Kiều Oánh Mậu, in trước đó lại chép thống nhất là Rẽ song đã thấy Sở Khanh bước vào. Chúng ta chưa dám khẳng định chữ bước là của nguyên tác nhưng rõ ràng là chữ lẻn đã được mọi người thừa nhận và lưu hành rộng rãi, thậm chí đã trở thành nôi tiếng nữa. Chí một chữ lẻn đó đã cực tả được hành tung lén lút, mờ ám của anh chàng thư sinh họ Sở khi hắn bước vào lầu Ngưng bích (mặc dầu hành động đó đã được Tú bà cho phép!)
Những trường hợp tương tự có khá nhiều
Đối với các trường hợp này chúng ta nên giải quyết như thể nào?
Chúng tôi nghĩ rằng: một khi các bản Kiều tương đối cổ đã nhất trí
Với nhau ở một chữ nào đó thì điều đó không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta có thể nghi vấn một cách chính đáng rằng: một phần lởn trong các trường hợp đó cỏ thố là do nguyên tác đả viết như thế, hoặc bản Phường gốc do Phạm quý Thích đã in như thế. Trong sổ trường hợp đó, trường hợp nào đã có tài liệu rõ ràng, và có thể khung định được nguyên tác, thì nên đinh chinh lại, còn trường hợp nào chưa rõ, thì tạm thời cứ như lời văn đã thông dụng. Lý do « thông dụng» sẽ có một giá trị quan trọng, nhưng không thể xem như là bất khả xâm phạm, có trường hợp nhân dân đã quen thuộc mà vẫn cần đính chính lại.
Để làm ví dụ, chúng tôi xin thử một trường hợp cụ thể. Câu thứ 8 trong Truyện Kiều,theo ý chúng tôi nên đính chinh lại là Phong tình có lục còn truyền sử xanh. Lý do đính chính chúng tôi đã có dịp trình bày trên tập san Nghiên cứu văn học sổ tháng 2-1961 (trang 30 — 32), ở đây chỉ bổ sung thêm một vài ý kiến Chúng tôi đã tra cứu chữ này trong chín bản. Nôm khắc sau đây: A- ben đè Mi-sen (1884), Kiều Oánh Mậu (1902), Quan văn đường (bản in 1906 và bản 1923), Liễu văn đường (1914), Phúc văn đường (bản 1918, 1923, 1929 và 1939) thi đều thấy chép thống nhất. Lẩy riêng bản Kiều Oánh Mậu là bản khắc chữ Nôm công phu và có quy cách nhất mà nghiên cửu, thì thấy trong tống số 3.256 câu của bản này cỏ đến tất cả 143 chữ, nằm trong 134 câu khác nhau. Đương nhiên chữ này chỉ có thề phiên âm là cổ, mà không thề nào phiên âm khác đi được. Phiên âm là có ý nghĩa của 134 câu trên vẫn thông suốt.
Chúng tôi chưa thấy một bản khắc nào in là phong tĩnh cổ lạc. Trong một bức thư góp ỷ kiến vồ điểm này, giáo sư Hoàng giật Cầu, một nhà nghiên cứu Trung quốc rất quan tâm đến văn học cố điển nước ta, hiện công tác ở Học viện Sư phạm Quảng châu có gửi cho chúng tôi một tấm ảnh chụp trang đầu bản Kiều Nôm « Kim Vân Kiều truyện, Quý dậu niên (1933) lân san, Hà nội, Phúc an hiệu tàng bản » trong đó có khắc rõ ràng là Phong tình cồ lục. Nbưag chúng tôi nghĩ rằng bản Kiều Nôm của giáo sư Hoàng giật Cầu là một bản mới được in khắc sau này. Rất cố thề là người khắc bản đã chịu ảnh hưởng của các bản quốc ngữ mà sửa lại như thế.
Theo sự tra cửu của chúng tôi thi người đầu tiên phiên âm thành cổ lục là Ét-mông Noỏc-đờ-man-nơ, và sau đỏ, các bản quốc ngữ Nguyễn văn Vĩnh (1912), Bùi Kỷ (1925), Lê văn Hòe (1953)... cũng phiên âm như the, nên hai chữ cò lạc mời được phô biển rộng rãi. Nhưng ở trường hợp nảy chúng tôi đề nghị nên đỉnh chính lại là Phong lình cổ lạc đe giữ lại một lối hành văn rất thông thường trong cổ văn trước đây và đã giữ cho mạch văn kề chuyện trong đoạn này được hoàn toàn nhất tri. Khi đặt vấn đề «thông dụng » thì tất nhiên bên cạnh việc nghiên cứu và đổi chiểu lời văn giữa các bản Kiều tiêu biểu và được phô biến sâu rộng trong nhân dàn, còn cần tham khảo cả lời văn hiện được lưu hành truyền miệng ở các địa phương, đặc biệt là ở địa phương quê hương Nguyễn Du. Tất nhiên là lời văn truyền miệng giữa các địa phương rất khác nhau và việc sưu tầm, thu thập cũng không phải là dễ dàng ở đây cần giải quyết thỏa đáng vấn đề vị tri của thồ âm Nghệ tĩnh ở trong Truyện Kiều. Đây cũng là một điểm cụ thề mà các ý kiến mâu thuẫn nhau khá kịch liệt. Một số đồng chí thường có khuynh hường bảo vệ và tăng thêm số lượng thổ âm trong Truyện Kiều. Hầu như mặc nhiên cho rằng phải có thồ âm Nghệ tĩnh mới đúng là của Nguyễn Du. Trái lại,
Giáo sư Hoàng Giật Cầu đã được trích đăng trên Nghiên cứu văn học số 8 — 1961, trang 40. Còn tấm ảnh trong Kiều nói trên thì cũng ỉà bức ảnh mà giáo sư Hoàng giật Cầu đã in ở đầu bản Kiều dịch ra tiếng Trung quốc của ông (xin xem : Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du trử, Hoàng giật Cầu địch, Ả Phi vần nghệ tùng thư, Bắc kinh, Nhàn dân văn học xuất bản xã, 1959).
Chúng tôi không có cuốn " Noubele hisỉoire de Kim, Vân et Kiều par Edmond Nordemann, Huế, Imp. Alfred Nordemann, 1897.
Ở đây dẫn theo cuốn " Chirestoraatiiie annamite ", Edmond Nordemannt hà nội 1898. Một số đồng chí khác thì phản đối khuynh hướng đó, mà họ gọi là " Nghệ hóa " Truyện Kiều. Viện lẽ rằng : căn cứ vào cuộc đời của Nguyễn Du mà xét, thì Nguyễn Du đã được sinh ra ở đắt Bắc, đi học và lớn lên ở đất Bắc, làm quan ở đất Bắc, mãi đến gần 30 tuổi mới về quê ở ẩn một thời gian ngắn, rồi lại vào Huế làm quan cho đến khi mất. Vì vậy không thể dựa vào thổ âm Nghệ Tĩnh, mà phải dựa vào ngôn ngữ tiêu chuẩn của toàn quốc đã hiệu đính Truyện Kiều. Chúng tôi nghĩ rằng: đúng là thiên tài của Nguyễn Du chủ yếu đã được hình thành ở đất Bắc. Có thề nói : không có đất Bắc hà nghìn năm văn vật thi không có thiên tài Nguyễn Du, nhưng ngược lại nếu như phủ nhận hoàn toàn sự có mặt của thổ âm Nghệ Tĩnh trong Truyện Kiều thì cũng không đúng.
Có trường hợp dị đồng trong Truyện Kiều, nếu không đứng về phương diện thổ âm, thì cũng khó mà giải quyết cho thỏa đáng.
Vi dụ câu 458; Sợ lằn khản quà ra sờm sở chăng, theo ông nghè Nguyễn Mai, cháu Nguyễn Du, thi nguyên tác vốn là Sợ làn khản quả ra thàm thua chăng. Đồng chí Nguyễn Hưu, cản bộ ở Hà tĩnh, cũng cho biết là nhân dân Hà tĩnh vẫn quen đọc là :
Chày sương chưa nện cầu Lam
Sợ lằn khản quả ra thàm thua chăng
Nhưng ở câu này để là sờm sở thi vẫn cỏ nghĩa, và e cỏ phẫn hợp lý hơn chữ thâm thúy, còn hai câu 585-586 sau đây mới thật là nan giải:
Hai câu này :
bản Trương vĩnh Ký chép : Này ai đơn huyễn, trật hàm bỗng nhưng
bản A-ben đề Mi-sen : Này ai đau hoạn, giật qiàm bỗng dưng
bản Kiều oánh Mậu : Này ai đan qiậm, giật giàm bổng dưng
bản Quan văn đường : Này ai đan dập, giật giàm bỗng dưng
bản Liễu văn đường : Kì ai giả họa vu oan rõ ràng
bản Nguyễn văn Vĩnh : Vì ai đan rậm, giật vàm bỗng dưng
bản Bùi Kỷ : Này ai đan dập, giật giàm bỗng dưng
v.v...
Bốn chú thích thì mỗi bản lại chú thích một ý và đều có vẻ gò ép.
Về hai câu này, đồng chí Nguyễn Hưu cho biết: Ở vùng Tiên Điền trước đây người ta vẫn quen đọc là :
Điều dân bay bốc ai làm
Vĩ ai đan lát, dệt thảm bỗng nhưng.
Đọc là " đan láp, dệt thảm" có thể đúng với dạng viết chữ Nôm của bốn chữ đó trong các bản Kiều Nôm. Nói láp, nói thàm : hỏi chuyện bịa đặt, xằng bậy. Đan dệt cũng như thêu dệt.
Phải chăng ở hai câu này chép theo thổ âm Nghệ Tĩnh mới làm cho câu văn có nghĩa lý thông suốt ?
Cuối cùng khi đặt vấn đề cần thận trọng đối với văn bản hiện đã thông dụng chúng ta còn cần đánh giá lại bản Kiều Oánh Mậu. Tại sao vậy? Bản Kiều Oánh Mậu đã sửa chữa lại văn bản Truyện Kiều khá nhiều. Như trong bài lần trước chúng tôi đã có dịp trình bày ; nếu đem bốn bản Kiều Trương vĩnh Ký (1875), A-ben đề Mi-sen (1884), Kiều oánh Mậu (1902), Quan văn đường (1906) ra mà đổi chiếu thì có một số lượng trường hợp khá lớn, ba bản kia nhất trí với nhau, còn bản Kiều Oánh Mậu thi một minh chép khác hẳn. Sơ bộ thống kê trong 1.032 câu Kiều đầu tiên thì đã có đến gần 100 trường hợp như vậy. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là bản Kiều Oánh Mậu đa có ảnh hưởng quan trọng đến bản quốc ngữ Bùi Kỷ—Trần trọng Kim là bản phổ biến nhất ở miền Bắc trong hơn 30 năm trở lại đây. Bản Kiều này in đẹp, số lượng phát hành lớn, đã tái bản đến ngót 10 lần và quan trọng hơn nữa, là bản này được dùng nhiều nhất trong các trường học, và thông qua nhà trường, nó trở thành thông dụng trong xã hội. Chinh vì vậy có rẩt nhiều câu hiện đã quen thuộc với chúng ta là do Kiều Oánh Mậu đã sửa chữa lại. Chữ sỗ sàng đã nhắc đến ở trên là một dẫn chứng. Ngoài ra còn có thể kể nhiều dẫn chứng khác nữa.
Chính vì vậy, nếu đặt vấn đề thận trọng đối với văn bản đã thông dụng thì sẽ có một không ít trường hợp do Kiều Oánh Mậu chữa sẽ được giữ lại. Như vậy có phai vô hình trung chúng ta đã thừa nhận một số sưa chữa của bản Kinh không?
Ở đây cần phải làm sáng tỏ vấn đề : Bản Kiều Oánh Mậu cỏ phải là bản Kinh không ?
Bản này, từ trước đến nay, vẫn bị xem là bản đại đại biểu cho bản Kinh. Chính Kiều Oánh Mậu cũng tư nhận bản Kiều của ông từng câu, từng chữ căn cứ vào bản kinh. Cũng vì cho rằng bản Kiều Oánh Mậu dựa theo bản Kinh, đã xuyên tạc nguyên tác Truyện Kiêu, nên nhóm nho sĩ tham dự cuộc vịnh Kiều năm Ất tị (1905) ở Hưng yên, do tên việt gian, tuần phủ Hưng yên là Lê Hoan tô chức, đã xuất bản cả một bản Kiều mới đề chống lại (tức là bản Kim Vân Kiều tân tập — Thời hiền thi tự, Thành thái, Bỉnh Ngọ (1906), Quan văn dường tàng bản, trước đây tục gọi là bản Kiều Chu mạnh Trinh).
Bản Kiều Oánh Mậu trước đây quả có bị thành kiến khả nhiều. Trong bài viết về vấn đề hiệu đính Truyện Kiều trước đây, chúng tôi đã có dụng ý đánh giá lại bản đó một cách khách quan hơn, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi định kiến chung, khi kết luận «bản Kiều Oánh Mận chủ ỵếu là dựa vào bản Kinh.
Mặc dầu vậy, có đồng chi ở Nhà xuất bản Văn hóa sau khi xem bài đó, đã góp ý kiến là chúng tôi đánh già cao bản Kiều Oánh Mậu và đề nghị nên canh giác hơn đối với bản Kiều Oánh Mậu. Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến đó, và khảo sát lại bản Kiều Oánh Mậu. Chúng tôi không có bản Kinh Tự Đức, nhưng trong các bản Kiều xuất bản trước đây thì bản Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim có ghi chú về bản Kinh khá nhiều (1). Tất cả có 146 câu. Nếu đem 146 câu đó mà đối chiếu với những câu tương ứng trong bản Kiều Oánh Mậu chỉ dựa theo bản kinh có 23 câu (17 câu hoàn toàn giống và 6 câu gần giống.
Để làm sáng tỏ vấn đề hơn, chúng tôi lại đem 146 câu đó của bản Kiều Oánh Mậu để đối chiếu với bản Phương Quan văn đường và đi đến mấy nhận xét sau đây:
Bản Kinh sửa chữa bản Phường nhiều nhất về lời văn. Ngôn ngữ của bản Phường cô đọng, bóng bẩy bao nhiêu thì ngôn ngữ của bản Kinh dài dòng, thô mọc bấy nhiêu.
Bản Kinh có một số chỗ sửa chữa làm tổn thương nghiêm trọng đến tính cách của hai nhân vật chính, mà Nguyễn Du đặc biệt đề cao, là Từ Hải và Thúy Kiều.
Có bốn chỗ, bản Kinh tăng thêm mỗi chỗ hai câu. Đó là:
+Từ câu 531 đến câu 534: bản Phường chỉ có bốn câu; bản Kinh tăng thành sáu câu
+ Từ câu 1819 đến câu 1828 : ban Phường 10 câu ; ban Kinh tăng thành 12 câu.
+ Từ câu 1885 đến câu 1896 ; bản Phường 12 câu ; ban Kinh tăng thành 14 câu.
+ Từ câu 2.047 đến càu 2.052: bản phường sáu câu ; ban Kinh tăng thành tám câu.
Như vậy, bản Kinh tăng thêm tất cả tám câu.
Có hai chỗ, bản Kinh bớt đi mỗi chỗ hai câu :
+ Từ câu 2.125 đến câu 2.128 : bản Phường bốn câu; ban Kinh bớt đi, còn hai câu.
+Bản Kinh bỏ mất hai câu 1.832 và 1.834.
Như vậy, bản Kinh bớt đi tất cả bốn câu.
Trong tất cả sáu chỗ sửa chữa có thêm, bớt một số câu này, ban Kiều Oánh Mậu chỉ theo bản Kinh có một lần. Đó là đoạn lừ câu 531 đến câu 534. Đây cũng là đoạn lời văn hay nhất trong tắt câ 146 củu sửa chữa của bản Kinh :
Mở xem thả bút nghiêm đường
Nhân rằng :
Thúc phụ xa đường mệnh chung
Hãy còn kỷ lảng Liêu đông,
Cổ hương khơi diễn nghìn trùng sơn khê.
Rày đưa linh thẩn về quê
Thề nào con cũng phải về hộ tang
Bản Kiều oánh Mậu đã chép theo sáu câu này (chỉ chữa lại hai chữ linh thẩn thành linh cữu), và do đó đã tăng tổng số câu lên hai câu : Tông số câu bản Phường, 3.254 câu. Tồng số câu bản Kiều oánh Mậu : 3.266 câu
Theo cụ Bùi Kỷ cho biết thì khi hiệu đính bàn Kiều nàyt nhờ eỏ Tràn trọng Kim làm việc ở Quốc sử quán, Huế, nên có tìm được một bản Kinh. Và nếu như những điều ghi chú về bản Kinh của Bùi Kỷ và Trần trọng Kim đã đầy đủ, thì ban Kinh có tất câ 3.258.
Căn cứ vào kết quả khảo sát và thống kê cụ thể ở trên thì không thể xem bản Kiều oánh Mậu chủ yếu là dựa vào bản Kinh, mà chỉ nên kết luận là bản này có chịu ảnh hưởng bản Kinh mà thôi, đề cho chính xác, từ nay chỉ nên gọi bản này là bản Kiều oánh Mậu.
Tuy vậy, việc bản Kiều oánh Mậu lâu nay bị thành kiến thì cũng không phải là oan !Kiều oánh Mậu chi dựa theo bản Kinh một phần rất nhỏ, còn thì dựa theo ý riêng để sửa chữa lại lời vă bản Phường.
Kiều oánh Mậu đã chỉ trích «cái thông bệnh của các nhà làm văn xưa nay » là hay tự tiện sửa chữa văn chương của tiền nhân, nhưng chính ông lại mắc vào « cố tật 1» đó. có chỗ chữa thật thô bạo ! Vi dụ Kiều oánh Mậu đã chữa hai câu :
Kê khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưa thủy, hai rằng hành vân.
thành :
Kê khang này khúc Quảng lăng
Một rằng Hoa nhạc, hai rằng Qui văn.
Và chú rằng: Nguyên văn chép :
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Nhưng theo bài tựa của cố Huống trong Văn uyển anh hoa thì cảc khúc Qui vân, Khoa nhạc... mới là khúc đàn Quang lăng còn sót lại
Nhưng cũng phải nhận thấy rằng : có một số lớn trường hợp do Kiều oánh Mậu sửa chữa lại mà rất hợp lý. Những câu đó trở thành thông dụng và quen thuộc với chúng ta.
Ví dụ, câu 272, bản Kiều oảnh Mậu chép :
" Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu "
Trong lúc các bản khác lại chép:
" Dẫy thềm hoa rụng biết người ở đâu".
Nhân đây, xin cải chính là trong Nghiên cứu văn học số 2-1961 chúng tôi nói bản Nôm A-ben đề Mi-sen cỏ tất cả 3.253 cân là không đúng. Chúng tôi đã không chú ý và dẫn theo sự đảnh số sai của ban đó. Nay nhờ có cảc đồng chỉ Thanh Tuyền, Thạch Giang và một vài đồng chi khảc chỉ cho chỗ sai lầm, chúng tôi xỉn đinh chinh lại là bản Nôm A-ben đề Mi-sen cỏ tất cả 3.252 cằu. sở dĩ chỉ có 3.252 câu là vì : từ câu 1.067 đẽn căa 1.072 các bản Phường khác (ví dụ bản Trương vĩnh Ký bản Quan văn đường...) có sáu câu mà bản A-ben đề Mi-sen chỉ có bốn câu. (Những câu này đã được trích dẫn trên tập san Nghiên cứu văn học số 3- 1961, trang 43).
Trước đây, người ta quen gọi bản này là " bản Đào Nguyên Phổ vĩ" Đào nguyên Phổ đã mang một bản Kinh từ Huế ra Bắc tặng Kiều oánh Mậu.
Nhân đây, xin cải chính là Đào ngugên Phổ được tặng bản Kinh đó vào năm Ất mùi (1895), chứ không phải là năm Đinh mùi (1907) như chúng tối đã lầm trên Nghiên cứu văn học số 2-1961, trang 27, Đào nguyên Phổ đã được tặng bản Kinh đó khi ông còn học trường Giám ở Huế, nghĩa là phải uào trước năm ông đỗ Đình nguyên, Mậu Tuất (Điểm sai lần này do hai đồng chí Thanh Tuyền và Thạch Giang chỉ cho),
Câu 442, Kiều oánh Mậu: Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Các bản khác: Vì hoa cho phải dò đường tìm hoa.
Cảu 448, Kiều oanh Mậu: Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.
Các ban khác: Tóc mày một món, dao vàng một đôi.
Câu 584, Kiều oánh Mậu: Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
Các bản khác: Sạch sành sanh quét cho đầy túi tham.
Câu 602, Kiều oánh Mậu: Bên tình, bên hiểu, bên nào nặng hơn.
Các bản khác: Chữ tình, chữ hiếu, bên nào nặng hơn.
Càu 792, Kiều oảnlỉ Mậu: Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Cảc ban khác: Nhị đào đã bẽ cho người tình chung.
Câu 1.038, Kiều oánh Mậu: Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.
Các bản khác: Nhớ tình, nhớ cảnh như chia tấm lòng v.v..
Những trưòng hợp tương tụ còn có rất nhiều. Trong hoàn chưa khẳng định được nguyên tác, mà lời văn các bản khác không hợp lý, thì thiết tưởng dựa theo sự sửa chữa đã trở thành thông dụng của Kiều oánh Mậu vẫn là một cách giải quyết tương đối thỏa đảng.
Xác định yêu cầu và tiêu chuẩn hiệu đính như trên, chúng ta có thể thấy được rằng : văn bản Truyện Kiều được hiệu đính sẽ không khác nhiều lắm với văn bản hiện đương thông dụng. Trong hàn cảnh chưa tìm được bản thảo của Nguyễn Du, hay một ban Kiều cổ khác nào có giá trị tương đương, chúng tôi nghĩ rằng tạm thời giải quyết như thế là tương đối hợp tình, hợp lý hơn cả.
Rất mong các vị am hiểu vấn đề tiếp tục chỉ giáo cho những chỗ thiếu sót.