nguyendu.com.vn
Loading...

“Chuyện nàng Kiều” và những lát cắt mới về nghệ thuật


Sẽ chính thức ra mắt vào đầu tháng 11 tới đây, “Chuyện nàng Kiều” của Nhà hát Kịch Việt Nam do Đạo diễn, NSND Anh Tú dàn dựng hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả những góc nhìn mới đối với kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
 
 
Nàng Kiều khoác “áo mới”
 
Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới và là một nhà nhân đạo lỗi lạc. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, nổi bật hơn cả đó là kiệt tác “Truyện Kiều”. Từ nguồn cảm hứng đó, nhiều kịch tác gia, đạo diễn đã không ngừng tìm tòi và thể hiện các nhân vật của cụ Nguyễn Tiên Điền trên nhiều loại hình sân khấu khác nhau.
 
Với sự tham gia của dàn nghệ sĩ Xuân Bắc, Diễm Hương, Quỳnh Hoa, Việt Thắng, Tô Dũng... "Chuyện nàng Kiều" được xem là một tác phẩm có nhiều thử nghiệm táo bạo của NSND Anh Tú cũng như Nhà hát Kịch Việt Nam. 
 
“Chuyện nàng Kiều” là bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người, ca ngợi cái đẹp, nhưng cái đẹp lại mong manh, dễ bị hủy diệt, dễ bị tan vỡ. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng… Cùng với đó, “Chuyện nàng Kiều” còn là câu chuyện mang tính dự báo: ở xã hội nào, chế độ nào, cái đẹp cũng bị vùi dập và hủy diệt; vùi dập tình yêu trong sáng, hủy diệt ước mơ và quyền sống của con người.
 
Là diễn viên trẻ được lựa chọn thể hiện vai Thuý Kiều, nghệ sĩ Diễm Hương cho biết, Đạo diễn Anh Tú đã khai thác Kiều theo một hướng khác và đó cũng là một may mắn đối với một diễn viên cá tính như cô.
 
“NSND Anh Tú đã dựng những mảng miếng cho nhân vật Thuý Kiều khác hẳn, thổi cá tính mạnh mẽ của diễn viên vào nhân vật Thuý Kiều vì anh quan niệm Kiều cũng chỉ là một người con gái bình thường, cũng bị mê hoặc trước cái đẹp, cũng có thể bị mờ mắt trước vàng, trước ngọc, cũng có những mảng tối, cũng có lúc muốn vùng lên để thoát khỏi những bất công đè nén của xã hội”, nghệ sĩ Diễm Hương cho biết.
 
Cũng theo nghệ sĩ Diễm Hương, khi xem Kiều khán giả sẽ có thể giật mình vì Kiều có thể khác với những gì đã mặc định trong suy nghĩ của mọi người, sẽ không phải chỉ là một cô gái cam chịu với số phận, không biết đấu tranh mà Kiều cũng có lúc muốn bứt phá, thể hiện sự đau khổ vùng vẫy trong xã hội bất công.
 
Những thử nghiệm mới mẻ
 
Nét mới của vở diễn này là Đạo diễn, NSND Anh Tú không cho sự xuất hiện của bất kỳ bục bệ nào trên sân khấu đồng thời cho các diễn viên hát thật để thể hiện nỗi lòng của nhân vật.
 
Đạo diễn, NSND Anh Tú cho biết, anh muốn thử các diễn viên ngoài khả năng diễn xuất, vũ đạo hình thể thì có hát được không. Tuy nhiên, độ thử vẫn còn khiêm tốn. “Nhưng cũng phải thử nghiệm để tới đây, tôi còn muốn dựng những vở nhạc kịch pop - ballad cho Nhà hát. Cái này thế giới làm quá nhiều rồi, nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn thiếu nhiều điều kiện” - đạo diễn Anh Tú chia sẻ.
 
Và để hiện thực hóa điều này, Đạo diễn, NSND Anh Tú đã mời ca sĩ - nhạc sĩ Giáng Son vừa làm ca khúc, vừa tập cho diễn viên hát. Trong vở diễn “Chuyện nàng Kiều”, nhạc sĩ Giáng Son đã viết gần 20 ca khúc dựa trên cơ sở âm nhạc dân gian Việt Nam.
 
Bày tỏ niềm mê đắm “Truyện Kiều” khiến anh quyết định chọn dựng vở này, Đạo diễn, NSND Anh Tú cũng khẳng định, anh cố gắng giữ nguyên nguyên tác, tức là bài học về hiện thực phê phán, xã hội như thế nào thì con người sẽ như thế. Xã hội phong kiến dưới câu chuyện nàng Kiều của Nguyễn Du rõ ràng đã loạn lắm rồi cho nên mới xảy ra bao nhiêu tang thương đối với thân phận thiếu nữ tài sắc như thế.
 
“Tôi cũng rất thích ở truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là tính dự báo, nằm trong ý khi đồng tiền và quyền lực không chân chính lên ngôi thì nó làm đảo lộn rất nhiều thứ khác, rất nhiều thứ khác chân chính sẽ bị mất ngôi, đi xuống trong đó có những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đây là bài học mang tính thời đại mạnh mẽ!”, Đạo diễn, NSND Anh Tú nhấn mạnh.
 
Đạo diễn, NSND Anh Tú cũng hé lộ, nếu tinh ý, khán giả sẽ nhận ra trong vở diễn của anh không chỉ ca tụng cái đẹp của vạn vật có linh hồn mà ở đây phần thiên lương trong mỗi con người - ngay cả những người ác như Tú Bà, anh cũng cố gắng “moi” những giây phút tưởng như rất thiện lương nhưng rồi không neo được và để rồi trôi theo cái ác.
 
“Ý tưởng của tôi dàn dựng lần này mà tôi nghĩ đấy cũng là một tư tưởng lớn mà Nguyễn Du gửi gắm rất mạnh mẽ trong truyện Kiều. Và đó cũng là thách thức rất lớn đối với tôi khi dựng vở diễn này”, Đạo diễn, NSND Anh Tú cho biết.
 
 
Theo Nguyên Hà/Cinet.vn
 

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.com.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website