Nguyễn Du

Loading...

Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới

Ngày 17/6/2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch (kèm theo Quyết định số 1662/QĐ-BVHTTDL) về tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.
 

Lễ hội Hang Bua  - Quỳ Châu, Nghệ An (ảnh: Internet)

 
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Nghệ An, Lâm Đồng và Bình Phước.
 
Đối với địa phương, phối hợp khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng, phát triển các mô hình phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Triển khai xây dựng mô hình, tổ chức mở lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng nhân rộng các mô hình tốt về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn.
 
1.Tỉnh Lào Cai: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
2.Tỉnh Hà Giang: Xây dựng mô hình nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Đỏ gắn với bảo tồn, phát huy xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
3.Tỉnh Lai Châu: Xây dựng mô hình chế tác và trình diễn đàn tính dân tộc Thái gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
4. Tỉnh Phú Thọ: Xây dựng, phát huy mô hình Câu Lạc bộ Văn hóa dân tộc Mường trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
5. Tỉnh Điện Biên: Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy nghệ thuật “múa xòe, múa sạp” dân tộc Thái trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
6. Tỉnh Nghệ An: Xây dựng và phát huy mô hình Câu Lạc bộ hát dân ca Thái phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
7. Tỉnh Lâm Đồng: Xây dựng mô hình Câu Lạc bộ Cồng chiêng dân tộc K’ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
 
8. Tỉnh Bình Phước: Xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
 
Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. Các mô hình về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, các dân tộc với chương trình xây dựng nông thôn mới
 
Trên cơ sở đó xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc trong xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, các phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng ,tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
 
 
Bách Khoa

 

Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng

Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Xem tiếp
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.