Nguyễn Du

Loading...

Việt Nam đề cử 2 hồ sơ vào di sản tư liệu thế giới

Ngày 18-5, tại TP Huế, Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là MOWCAP) phối hợp với UBND tỉnh TT-Huế tổ chức khai mạc Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 của MOWCAP. Hội nghị diễn ra đến ngày 20-5 với sự tham gia của đại diện 16 quốc gia trong khu vực, các địa phương của Việt Nam có di sản tư liệu thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã được công nhận. Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết, hội nghị lần này sẽ xem xét 16 hồ sơ của 10 nước đệ trình đăng ký công nhận là Di sản tư liệu chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để công nhận năm 2016 (trong đó, Hồng Kông và Ma Cao- Trung Quốc có 4 hồ sơ; Hàn Quốc có 2 hồ sơ, Malaysia có 2 hồ sơ; các nước Uzbekistan, Nhật Bản, Singapore, Iran, Myanmar, Mông Cổ, mỗi nước có 1 hồ sơ). Riêng, Việt Nam có 2 hồ sơ đăng ký là hồ sơ "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế" và hồ sơ "Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh)".
 
Nói về hồ sơ "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế", TS Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho rằng: Tồn tại gần 1,5 thế kỷ (1802-1945), triều Nguyễn để lại trên đất Huế một khối lượng di sản kiến trúc cung đình khổng lồ bao gồm: hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc độc đáo cả về giá trị lịch sử lẫn văn hóa. Bên cạnh đó, hệ thống di tích cố đô Huế còn lưu hàng ngàn bài thơ, câu đối được tuyển chọn của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại dưới triều Nguyễn, được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men hay đắp nổi trên các công trình kiến trúc cung đình với nhiều loại hình chất liệu khác nhau như gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ...
 
Hiện, trên kiến trúc cung đình Huế còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Qua đó, chuyển tải những thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc một giai đoạn trong lịch sử cận đại của Việt Nam.
 
Tương tự, "Mộc bản trường học Phúc Giang- Hà Tĩnh" rất có giá trị trên nhiều phương diện. Điểm đặc biệt của di sản này so với các di sản của Việt Nam đã được công nhận là liên quan đến giáo dục ở một làng quê xa kinh thành, do một gia đình (dòng họ) đệ trình, thể hiện đúng với tinh thần của Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
 
 
Theo H.Lan/congandanang.com.vn

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh

Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.